Thế nào là phép chia lớp 4?
Trong toán học, đặc biệt là đại số phép chia được biết đến là một phép toán số học, được ký hiệu là : hay ÷.
Cụ thể, nếu b nhân c bằng a sẽ viết là b x c = a. Trong đó, b không phải là 0 thì a chia b sẽ bằng c, viết là a : b = c.
Ví dụ: 6 : 3 = 2 bởi vì 3 x 2 = 6.
Trong biểu thức trên, a sẽ được gọi là số bị chia, b là số chia và c gọi là thương.
Ngoài ra, khái niệm về phép chia sẽ có liên quan đến khái niệm phân số. Không giống như phép cộng, trừ và nhân, tập hợp số nguyên sẽ không đóng trên phép chia.
Đồng thời, kết quả của phép chia 2 số nguyên có thể trả về phần dư. Để có được kết quả chính xác, ta tiếp tục thực hiện phép chia cho phần dư với hệ thông số cần được mở rộng thêm số hữu tỉ hoặc phân số.
Các dạng toán chia lớp 4 thường gặp nhất
Đối với phép chia khi lên lớp 3 các bé đã được học. Nhưng khi học toán chia lớp 4 sẽ nâng cao hơn với nhiều dạng hơn như:
Dạng học toán lớp 4 chia cho số có hai chữ số
Phép chia cho số có 2 chữ số là dạng toán thường gặp với số bị chia nhiều hơn 2 chữ số và số chia sẽ có 2 chữ số.
Ngoài ra, ở phép chia này sẽ có 2 loại là phép chia không có số dư và phép chia có số dư, nên khi thực hiện tính toán cần chia cột ra để đảm bảo kết quả chính xác hơn.
Ví dụ minh họa:
Toán lớp 4 phép chia không có số dư
Ta thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải, áp dụng 3 phép tính chia, nhân và trừ. Cụ thể:
- 20 chia 14 được 1, viết 1
1 nhân 14 được 14, 20 trừ 14 được 6, viết 6
- Hạ 1 được 61, 61 chia 14 được 4, viết 4
4 nhân 14 được 56, 61 trừ 56 bằng 5, viết 5
- Hạ 6 được 56, 56 chia 14 bằng 4, viết 4
4 nhân 14 bằng 56, 56 trừ 56 bằng 0
Vậy 2016 : 14 = 144, phép chia này là phép chia hết không dư.
Phép chia có số dư
Ta thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải, áp dụng 3 phép tính chia, nhân và trừ như trên. Ta được:
- 51 chia 19 được 2, viết 2
2 nhân 19 được 38, 51 trừ 38 bằng 13
- Hạ 0 xuống được 130 chia 19 được 6, viết 6
6 nhân 19 được 114, 130 trừ 114 được 16
- Hạ 1 được 161 chia 19 được 8, viết 8
8 nhân 19 được 152, 161 trừ 152 được 9
– Hạ 9 được 99 chia 19 bằng 5, viết 5
5 nhân 19 được 95, 99 trừ 95 bằng 4
Vậy 51019 : 19 = 2685 dư 4
Phép chia toán lớp 4 chia số có 1 chữ số
Cũng tương tự như phép chia số có 2 chữ số. Nhưng ở đây số chia chỉ có 1 chữ số tự nhiên duy nhất nên thường số thương sẽ lớn hơn số chia và bị chia.
Ví dụ minh họa:
Ta thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải, áp dụng 3 phép tính chia, nhân và trừ. Cụ thể:
- 2 chia 2 bằng 1, viết 1
1 nhân 2 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0
- Hạ 1, 1 không chia được cho 2, viết 0
0 nhân 2 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1
- Hạ 0 được 10, 10 chia 2 được 5, viết 5
5 nhân 2 bằng 10, 10 trừ 10 bằng 0
- Hạ 2, 2 chia 2 được 1, viết 1
1 nhân 2 được 2, 2 trừ 2 bằng 0
- Hạ 4, 4 chia 2 được 2, viết 2
2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0
Vậy 21024 : 2 = 10512
Phép chia toán lớp 4 chia số có 3 chữ số
Cũng tương tự như phép chia toán lớp 4 chia số với số có 1 và 2 chữ số, ở đây số chia sẽ có 3 số nên thường kết quả số thương sẽ thấp.
Ví dụ minh họa:
Phép chia không dư
Ta thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải, áp dụng 3 phép tính chia, nhân và trừ. Cụ thể:
- 357 chia được hết 210 được 1, hạ 1
1 nhân 0 bằng 0, 7 trừ 0 bằng 7, hạ 7
1 nhân 1 bằng 1, 5 trừ 1 bằng 4, hạ 4
1 nhân 2 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1
- Tiếp tục hạ 0 có 1470 cũng chia được hết cho 210 được 7, hạ 7 xuống
7 nhân 0 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0
7 nhân 1 bằng 7, 7 trừ 7 được 0
7 nhân 2 được 14, 14 trừ 14 được 0
Vậy 3570: 210 = 17 là phép chia hết, không dư
Phép chia số với số có ba chữ số có dư
Ta thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải, áp dụng 3 phép tính chia, nhân và trừ. Cụ thể:
- 676 chia 316 được 2, hạ 2
2 nhân 6 được 12, 16 trừ 12 được 4, nhớ 1
2 nhân 1 được 2 nhớ 1 được 3, 7 trừ 3 được 4, hạ 4
2 nhân 3 được 6, 6 trừ 6 được 0
- Hạ 2 được 442, 442 chia 316 được 1, hạ 1
1 nhân 6 bằng 6, 12 trừ 6 được 6, viết 6 nhớ 1
1 nhân 1 bằng 1 nhớ 1 được 2, 4 trừ 2 được 2 viết 2
1 nhân 3 được 3, 4 trừ 3 bằng 1 viết 1
- Hạ 9 được 1269, 1269 chia 316 được 4, hạ 4
4 nhân 6 được 24, 9 trừ 4 được 5, viết 5 nhớ 2
4 nhân 1 được 4 thêm 2 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0
4 nhân 3 được 12, 12 trừ 12 được 0
Kết quả: 67629 chia 316 bằng 214 dư 5, đây là phép chia có dư.
Xác định số bị chia, số chia và thương trong phép tính chia lớp 4
Mọi người sẽ phải ghi nhớ vị trí của các thành phần của một phép tính chia như sau: Số bị chia : Số chia = Thương
Ví dụ: 14:2=714:2=7
Số bị chia là 1414
Số chia là 22
Thương là 7
Viết phép chia khi biết giá trị của số bị chia, số chia rồi tìm giá trị của phép chia đó
Các bé sẽ dùng các số đã cho để tạo nên một phép tính chia chính xác theo đúng thứ tự tương ứng là: Số bị chia : Số chia = Thương
Ví dụ: Tìm kết quả của phép chia khi biết số bị chia là 1010, số chia là 22
Giải:
Ta có phép chia: 10:2=510:2=5
Kết quả của phép chia cần tìm là 55.
Gợi ý các mẹo giúp bé học phép tính chia nhanh hơn
Để giúp bé học phép chia toán lớp 4 dễ dàng hơn, tính toán nhanh hơn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
Thực hiện phép chia ngắn
Với những bài toán phép chia ngắn như chia số có 2 đến 3 chữ số cho số có 1 chữ số, có thể áp dụng thực hiện tính nhanh theo các bước sau:
Bước 1: Viết phép tính
Để viết phép tính đúng cách, bé sẽ đặt ước – số được dùng để chia ngoài dấu chia. Sau đó đặt số bị chia bên trong dấu chia. Thương sẽ là kết quả của phép tính đặt trên dấu chia.
Lưu ý: Để thực hiện phép chia ngắn này, ước của số dùng để chia phải nhỏ hơn 10.
Ví dụ: Với phép chia 847/5, số 5 là số chia, nên sẽ đặt nó bên ngoài dấu chia. Số 847 là số bị chia, nên được đặt bên trong dấu chia. Còn thương vẫn bỏ trống vì bạn chưa thực hiện phép chia
Việc viết phép tính đúng sẽ đảm bảo tính toán đúng từng con số hơn.
Bước 2: Chia số đầu tiên của số bị chia cho ước
Khi thực hiện phép chia, mọi người cần phải xác định rõ số lần một một số có thể chia cho một số. Ví dụ 6 : 2 = 3 lần (2 + 2 + 2 = 6).
Sau đó khi áp dụng vào với ví dụ trên ta được 8 chia 5 được 1 lần nhưng vẫn chưa chia hết, còn dư 3. Hạ 1 là số đầu tiên của thương, số còn lại chính là số dư.
Nếu thực hiện một phép chia với số bị chia trên 2 chữ số như ví dụ, cần hướng dẫn bé viết 8 trừ 5 được 3, hạ số 4 trong số bị chia xuống. Còn khi thực hiện phép chia ngắn thì sẽ là rút gọn hơn phần viết phép tính này.
Khi chia, bạn cần xác định số lần mà một số có thể chia cho số khác. Ví dụ, số 6 chia 2 bằng 3 lần (2 + 2 + 2 = 6).
Tiếp tục với ví dụ trên thì 8 chia 5 bằng 1, nhưng vẫn chưa chia hết, và còn dư 3. Viết số 1, số đầu tiên của thương, ở trên dấu chia. Số còn lại là số dư.
Bước 3: Viết số dư bên cạnh số đầu tiên của số bị chia
Ở bước này, đầu tiên sẽ viết số 3 nhỏ ở góc phải số 8. Thao tác này sẽ giúp bé hiểu được rằng chia 8 cho 5 vẫn còn dư 3. Số bị chia tiếp theo sẽ là sự phối hợp của số dư và số thứ 2 của số bị chia.
Theo ví dụ trên, ta được số bị chia tương ứng tiếp theo là 34.
Bước 4: Chia số được tạo bởi số dư đầu tiên và số thứ hai trong số bị chia cho ước
Số dư lúc này là 3, cùng với số thứ 2 của số bị chia là 4 ta được 34. Tiếp đến, ta lấy 34 chia cho 5 khoảng 6 lần (6 x 5 = 30), hạ 6 xuống kết quả của thương ngay bên số 1 và dư 4.
Bước 5: Viết số dư thứ hai ở phía trên số thứ hai của số bị chia và tiếp tục thực hiện phép chia
Tiếp tục thực hiện phép tính nhẩm tương tự như làm trong các bước 1, 2, 3 và 4. Chỉ cần viết số 4 nhỏ ở phía góc trên để nhớ đang nhớ 4. Lúc này số bị chia tiếp theo ta được là 47.
Lúc này ta tiếp tục lấy 47 chia 5 được (5 x 9 = 45) vẫn tiếp tục dư 2. Hạ 9 xuống kết quả thương bên cạnh số 6.
Viết số dư cuối cùng trên dấu chia. Viết “dư 2” bên phải thương số trên dấu chia. Đáp án cuối cùng của phép tính 847:5 là 169 dư 2 hoặc 169,4.
Thực hiện phép chia trong các trường hợp đặc biệt
Trong một số trường hợp đặc biệt, số đầu tiên của số bị chia không phải lúc nào cũng chia được cho số chia. Nhiều lúc số bị chia nhỏ hơn số đầu tiên của số chia nên không thể thực hiện được phép chia.
Lúc này, bạn cần hướng dẫn bé thực hiện phép chia với 2 số đầu tiên của số bị chia.
Ví dụ 257 : 7, trường hợp này 5 không chia được 7 nên sẽ lấy liên tiếp 2 số đầu tiên của số bị chia là 56 để chia 7 được 8.
Khi thực hiện phép tính, bé sẽ viết số đầu tiên của thương tương ứng trên số 6 thay vì số 5, sau đó tiếp tục thực hiện phép tính chia. Kết quả cuối cùng nhận được sẽ bằng 81.
Hoặc trường hợp, bé có thêm thêm số 0 vào thương nếu số bị chia không thể chia được cho số chia. Cũng tương tự như trường hợp trên, nhưng lần này bé có thể thêm một số 0 vào thương.
Nếu gặp bài toán này, hãy hướng dẫn bé viết một số 0 vào thương, rồi thử chia với 2 số tiếp theo của số bị chia đến khi không thể tiếp tục chia, kết quả phép tính này sẽ là có dư.
Ví dụ: 3208 : 8. Trong đó 32 chia 8 bằng 4, nhưng số 0 không thể chia cho 8. Lúc này, bé có thể sẽ thêm một số 0 vào thương và thực hiện phép chia với số bị chia tiếp theo. Vì 8 chia 8 bằng 1, nên kết quả cuối cùng là 401.
Một số dạng bài tập về phép chia lớp 4
Dựa vào cách giải các dạng bài tập, cùng mẹo tính phép chia toán lớp 4 đã gợi ý, dưới đây là một số bài tập liên quan để bé có thể luyện tập tại nhà:
Bài 1
Đề bài: 361 : 19
Bài giải:
- 36 chia 19 được 1, viết 1
1 nhân 19 được 19, 36 trừ 19 được 17
- Hạ 1 được 171, 171 chia 19 bằng 9, viết 9
9 nhân 19 được 171, 171 trừ 171 bằng 0
Vậy 361 : 19 = 19
Bài 2
Đề bài: 5304 : 24
Bài giải:
- 53 chia 24 bằng 2, viết 2
2 nhân 24 được 48, 53 trừ 48 bằng 5
- Hạ 0 được 50, 50 chia 24 bằng 2, viết 2
2 nhân 24 được 48, 50 trừ 48 bằng 2
- Hạ 4 được 24, 24 chia 24 bằng 1
1 nhân 24 được 24, 24 trừ 24 bằng 0
Vậy 3304 : 24 = 221 là phép chia hết
Bài 3
Đề bài: 20520 : 72
Lời giải:
- 205 chia 72 được 2, viết 2
2 nhân 72 bằng 144, 205 trừ 144 bằng 61
- Hạ 2 được 612 chia 72 được 8, viết 8
8 nhân 72 bằng 576, 612 trừ 576 được 36
- Hạ 0 được 360 chia 72 bằng 5, viết 5
5 nhân 72 bằng 360, 360 trừ 360 bằng 0
Vậy 20320 : 72 = 285 là phép chia hết
Bài 4
Đề bài: 168840 : 56
Lời giải:
- 168 chia 56 bằng 3, viết 3
3 nhân 56 bằng 168, 168 trừ 168 bằng 0
- 0 chia 56 bằng 0, viết 0
- Hạ 84 chia 56 bằng 1, viết 1
1 nhân 56 bằng 56, 84 trừ 56 bằng 28
- Hạ 0 được 280 chia 56 bằng 5, viết 5
5 nhân 56 bằng 280, 280 trừ 280 bằng 0
Vậy 168840 : 56 = 3015 là phép chia hết.
Bài 5
Đề bài: 569 : 35
Lời giải:
- 56 chia 35 bằng 1, viết 1
1 nhân 35 được 35, 56 trừ 35 bằng 21
- Hạ 9 được 219 chia 35 bằng 6, viết 6
6 nhân 35 bằng 210, 219 trừ 210 bằng 9
Vậy 569 : 35 = 16 dư 9 là phép chia có số dư
Bài 6
Đề bài: 2052 : 45
Lời giải:
- 205 chia 45 bằng 4, viết 4
4 nhân 45 bằng 180, 205 trừ 180 bằng 25
- Hạ 2 được 252 chia 45 bằng 5, viết 5
5 nhân 45 bằng 225, 252 trừ 225 bằng 27
Vậy 2052 : 45 = 45 dư 27 là phép chia có số dư
Bài 7
Đề bài: 22885 : 46
Lời giải:
- 228 chia 46 bằng 4, viết 4
4 nhân 46 bằng 184, 228 trừ 184 bằng 44
- Hạ 8 được 448 chia 46 bằng 9, viết 9
9 nhân 46 bằng 414, 448 trừ 414 bằng 34
– Hạ 5 được 345 chia 46 bằng 7, viết 7
7 nhân 46 bằng 322, 345 trừ 322 bằng 23
Vậy 22885 : 46 = 497 dư 23 là phép chia có số dư
Bài 8
Đề bài: Tìm x biết:
13345 : x = 85
x = 13345 : 85
x = 157
Bài 9
Đề bài: Một trang trại vịt mỗi ngày chúng đẻ được 3000 trứng chia thành các tá trứng, mỗi tá 12 quả. Hỏi có bao nhiêu tá trứng?
Mỗi ngày trang trại đóng được số tá trứng là:
3000 : 12 = 250 (tá trứng)
Vậy mỗi ngày gà đẻ được 250 tá trứng
Trên đây là tổng hợp những thông tin về phép chia lớp 4. Đây là một kiến thức quan trọng nên các bé phải nắm rõ để có thể thực hiện các bài toán một cách chính xác nhất.