Ngoài những kiến thức toán cơ bản trên sách giáo khoa, bố mẹ nên cho bé tiếp cận và thử sức với toán tiểu học nâng cao để có thể phát triển năng lực toán học của bé tốt hơn.
Để giúp bé học toán tốt hơn, bố mẹ hãy thử áp dụng những phương pháp mà Wikihoc chia sẻ ngay sau đây nhé.
Những khó khăn khi bé bắt đầu học toán tiểu học nâng cao
Toán là một môn học từ trước đến nay chưa bao giờ dễ dàng. Nhất là với các bé tiểu học, độ tuổi còn khá nhỏ nên khi thường cảm thấy khó khăn khi theo học.
Đặc biệt, khi cho bé học và giải toán tiểu học nâng cao sẽ càng khó khăn hơn với giáo viên và cả bố mẹ bởi vì:
- Bé thiếu kiến thức toán cơ bản từ các lớp dưới, cũng như không chú ý kiến thức khi học trên lớp nên việc chuyển sang chủ đề toán nâng cao quả là một thách thức lớn.
- Bé cảm thấy lo lắng khi học toán nâng cao vì sợ những bài tập khó, không thể giải được, áp lực về điểm số….
- Nhiều bé không có hứng thú với môn toán, nên khi chuyển sang học toán nâng cao bé sẽ không tiếp thu được kiến thức.
- Quá bài bài tập toán về nhà, từ bài tập trên lớp đến bài tập toán nâng cao về nhà con không hiểu, không kịp hoàn thành dẫn đến sự sợ hãi, lo lắng.
- Con thiếu động lực học, chưa nhận định được tầm quan trọng của việc học nên còn ham chơi.
- Bé bị mất gốc hoàn toàn, không có người chỉ dẫn kèm cặp, chủ yếu học trên sách vở nên khi giải toán tiểu học nâng cao thường gặp nhiều khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia toán học nhận định, việc cho bé tiểu học học toán nâng cao giống như con dao hai lưỡi. Nếu dạy không đúng cách hay áp dụng sai đối tượng sẽ phản tác dụng.
Bởi vì trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bố mẹ cho bé học toán nâng cao với lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều khiến bé cảm thấy sợ môn toán, áp lực trong học tập, lâu dần bé dễ bị tự kỷ, mất khả năng linh hoạt trong cuộc sống.
Việc bắt ép bé học quá sức hay vượt quá khả năng, trình độ của con cũng sẽ như việc bắt chúng làm việc quá sức, bé sẽ dễ bị suy kiệt sức khỏe, còi cọc và hạn chế trong sự phát triển của con sau này từ thể chất đến não bộ.
Chính vì vậy, bố mẹ nên nắm được thời điểm thích hợp để cho con học toán nâng cao, cũng như có được phương pháp dạy bé phù hợp nhất để con phát triển năng lực của mình tốt nhất.
Khi nào nên cho bé học toán tiểu học nâng cao?
Theo các chuyên gia tâm lý khẳng định, với các bé từ 3 – 11 tuổi là thời gian bé phát triển vượt trội nhất.
Trong đó, toán học là bộ môn có vai trò lớn trong việc hỗ trợ bé phát triển tư duy não bộ rất tốt. Khi bé 3 tuổi, việc cho con tiếp xúc với toán học là hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, khi dạy con học toán ở độ tuổi mầm non không chỉ đơn thuần là dạy con số, phép toán mà còn có thể nâng cao hơn với những bài toán thiên về hướng trực quan nhiều hơn.
Còn đối với trẻ độ tuổi tiểu học việc hoàn thành kiến thức cơ bản trên lớp là một điều khá vất vả với chúng.
Vậy nên, bố mẹ không nên quá bắt ép con đi học thêm, học toán tiểu học nâng cao khi bé chưa thực sự sẵn sàng. Như vậy sẽ khiến bé dần mất đi hứng thú khi học toán, dù học cũng không hiệu quả.
Theo lời khuyên của các chuyên gia giáo dục, bố mẹ chỉ nên cho con học toán nâng cao khi bé thực sự sẵn sàng, có niềm yêu thích với toán học, khả năng tư duy tốt, đã nắm vững kiến thức toán cơ bản và học toán phù hợp với khả năng của mình để tránh những hệ lụy trên xảy ra.
Dạy toán tiểu học nâng cao cho bé đúng cách, bé sẽ hết sợ toán
Một khi bé đã sẵn sàng và hứng thú trong việc học toán nâng cao, bố mẹ cũng cần có phương pháp dạy thích hợp để giúp bé tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Vậy nên, dưới đây là một số kinh nghiệm dạy bé học toán nâng cao hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng:
Đảm bảo bé nắm vững được kiến thức toán tiểu học cơ bản
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo bé có thể học được toán nâng cao. Bởi vì nếu không nắm được kiến thức toán cơ bản mà nhảy vọt lên kiến thức nâng cao thì bé sẽ không theo kịp được chương trình học.
Vậy nên, ban đầu bố mẹ hãy giúp bé nắm được những kiến thức toán học cơ bản trên sách giáo khoa.
Cũng như có thể kiểm tra xem mức độ năng lực học toán của con đang đến đâu, để từ đó mới đưa ra những bài toán nâng cao phù hợp với trình độ của chúng mới có thể giải quyết được.
Áp dụng kiến thức toán nâng cao kết hợp tư duy vào cuộc sống hằng ngày
Toán học không chỉ đơn thuần là những bài toán khô khan, mà chúng còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày rất nhiều.
Vậy nên, để giúp bé học toán nâng cao cảm thấy hứng thú hơn, hãy hướng dẫn bé áp dụng toán như một thói quen hàng ngày, ứng dụng chúng vào thực tiễn để giúp bé hiểu sâu hơn.
Cụ thể, bố mẹ có thể cho con tham gia vào các hoạt động làm vườn, nấu ăn, đi chợ, mua sắm….
Mỗi hoạt động trong thực tiễn đều liên quan tới những con số, phép tính, dữ kiện,.. tất cả chúng sẽ giúp củng cố lại kiến thức và giúp con dễ dàng ghi nhớ, áp dụng và có niềm vui với toán học hơn.
Cùng con học toán tiểu học nâng cao: Luyện tập mỗi tối
Việc học toán cùng con mỗi tối, đảm bảo con hoàn thành bài tập được giao chắc hẳn là phương pháp mà nhiều phụ huynh hiện nay áp dụng.
Nhưng đây chỉ là cách học truyền thống, thụ động khiến bé chỉ dừng lại ở mức kiến thức cơ bản đó và không thể nâng cao.
Vậy nên, để việc học của con tích cực và mang nhiều lợi ích hơn thì bố mẹ nên tương tác, giao tiếp kết hợp với việc cùng con hỏi đáp, phản biện, tranh luận về một chủ đề toán học nào đó.
Chính những điều này sẽ giúp phát triển thêm nhiều kỹ năng hơn khi bé học toán như khả năng phân tích, tư duy, giao tiếp để giải quyết một vấn đề.
Với sự tham gia này của bố mẹ sẽ giúp bé củng cổ kiến thực học trên lớp, tạo nền tảng học toán nâng cao tốt hơn và hỗ trợ cải thiện kỹ năng xã hội và thúc đẩy thành tích học tập của con tốt hơn.
Xác định các khó khăn của trẻ khi học toán tiểu học nâng cao
Nếu không biết được trẻ gặp khó khăn khi học toán nâng cao ở đâu, bố mẹ có thể liên hệ với giáo viên để tìm ra điểm yếu của con, tìm được phương pháp dạy phù hợp nhất với bé.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ với bé để biết được con cảm thấy như thế nào khi học toán nâng cao? Có gặp khó khăn gì không? Có cần bố mẹ hỗ trợ gì không?…
Việc nắm được những khó khăn mà bé đang gặp phải khi học toán kịp thời sẽ giúp bố mẹ hiểu được con mình hơn, từ đó chia sẻ và đưa ra phương pháp học toán nâng cao phù hợp nhất với trình đố của con.
Ngay cả bố mẹ cũng cần có thái độ dạy toán tích cực
Đối với trẻ tiểu học thường có thái độ học tiêu cực với môn toán, nhưng thái độ của bạn nên phải thay đổi trước.
Theo một nghiên cứu cho thấy, thái độ của phụ huynh đối với toán học cũng có thể dự đoán được thái độ của các con với bộ môn này.
Ngay cả khi bố mẹ không yêu thích môn toán, không có kiến thức để dạy con thì hãy cố gắng duy trì một suy nghĩ tích cực khi dạy bé.
Đừng nói với trẻ bạn không giỏi toán hay phớt lờ những bài tập mà trẻ nhờ bạn trợ giúp rồi bảo bé hãy tự hỏi thầy cô giáo.
Thay vào đó, hãy khuyến khích con gặp khó khăn khi giải toán nâng cao, hãy cùng con tìm hiểu vấn đề và giải quyết chúng cho đến khi tìm được đáp án.
Bằng cách thực hiện điều này, bố mẹ cũng sẽ giúp bé có được thái độ tích cực hơn khi học toán nâng cao. Từ đó có thể giúp con đạt được thành tích tốt hơn và bé sẽ cảm thấy yêu thích môn toán hơn khi có bố mẹ cùng đồng hành.
Học toán với nhiều hoạt động, trải nghiệm cùng Wikihoc Math
Trong trường hợp bố mẹ không có nhiều thời gian để đồng hành học toán nâng cao cùng bé thường xuyên, vậy thì hãy để Wikihoc Math hỗ trợ bạn.
Wikihoc Math được biết đến là một ứng dụng toán tiếng Anh với nội dung biên soạn bám sát chương trình GDPT mới dành cho bậc mầm non đến tiểu học.
Nội dung mà Wikihoc Math cung cấp với hơn 400 bài học, được thiết kế với hơn 10.000 hoạt động tương tác thú vị dựa trên hơn 60 chủ đề toán học khác nhau cho các bé được phân bổ theo nhiều cấp độ, để phù hợp với năng lực học của mỗi bé đi từ cơ bản đến nâng cao.
Với Wikihoc Math không chỉ đơn thuần là học toán, mà bé còn được tham gia nhiều hoạt động trò chơi toán học thú vị để giúp con không cảm thấy nhàm chán mà còn dễ dàng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Ngoài ra, nội dung tại Wikihoc Math 100% bằng tiếng Anh nên không chỉ giúp con học giỏi toán mà nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ tuyệt vời.
Đặc biệt với những bé chưa biết hoặc chưa giỏi tiếng Anh hoàn toàn cũng học được với Wikihoc Math. Bởi nội dung được thiết kế với hình ảnh hoạt họa minh họa dễ hiểu nên bé hoàn toàn có thể học được toán, thậm chí còn hỗ trợ giúp con nâng cao khả năng học tiếng Anh tốt hơn.
Wikihoc Math thực sự là ứng dụng học toán tiếng Anh vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ bé học toán tốt hơn, nắm được kiến thức nền tảng từ cơ bản đến nâng cao để ứng dụng vào thực tiễn dễ dàng.
Để tải Wikihoc Math các phụ huynh có thể truy cập:
- Tải Wikihoc Math cho điện thoại Android
- Tải Wikihoc Math cho điện thoại iOS
Một số dạng toán tiểu học nâng cao để bé có thể thử sức
Dưới đây là một số bài toán nâng cao bậc tiểu học mà Wikihoc tổng hợp lại bố mẹ có thể cho bé thử sức và luyện tập nhé.
Bài tập 1
Ngày 8 tháng 3 năm 2004 là thứ ba. Hỏi trong vòng 60 năm nữa đến ngày 8 tháng 3 sẽ thuộc thứ mấy?
Bài giải:
Một năm sẽ có 365 ngày (Trừ tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận sẽ có 366 ngày (riêng tháng 2 có 29 ngày). Tại thời điểm ngày 8 tháng 3 năm 2004, tính đến 60 năm nữa sẽ là ngày 8 tháng 3 năm 2064.
Trung bình cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Nếu tính năm 2004 là năm nhuận thì năm 2064 cũng sẽ là năm nhuận.
Lúc này, trong 60 năm sẽ có tổng cộng: 60 : 4 + 1 = 16 (năm)
Nhưng vì đã qua tháng 2 của năm 2004 nên từ 8 tháng 3 năm 2004 đến 8 tháng 3 năm 2064 sẽ có 15 năm có 366 ngày và 45 năm có 365 ngày.
Suy ra, 60 năm sẽ có tổng cộng: 366 x 15 + 365 x 45 = 21915 (ngày).
Mỗi tuần có 7 ngày nên ta có 21915 : 7 = 3130 (tuần) sẽ dư 5 ngày.
Vì 8 tháng 3 năm 2004 là thứ ba nên 8 tháng 3 năm 2064 là chủ nhật.
Bài tập 2
Cho tổng: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + … + 49 + 50.
Liệu có thể liên tục thay hai số bất kì bằng hiệu của chúng cho tới khi được kết quả là 0 hay không?
Bài giải:
Ta đặt A = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + … + 49 + 50.
Lúc này dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 – 50 sẽ tương ứng với 50 số. Trong đó các số lẽ sẽ bằng số chẵn là 25 số. Vậy A là một số lẻ.
Mọi người gọi a và b là 2 số bất kỳ của A, lúc này khi thay tổng a + b bằng hiệu a – b thì ta có A giảm đi (a + b) – (a – b) = 2 x b, tương ứng với giảm đi một số chẵn.
Hiệu của một số chẵn và một số lẻ luôn là một số lẻ nên sau mỗi lần thay thì tổng mới chắc chắn vẫn là số lẻ, nên sẽ không có kết quả bằng 0 xảy ra.
Bài tập 3
Viết liên tiếp các số từ trái sang phải dựa vào công thức sau: Số đầu tiên là 1, số thứ hai là 2, số thứ ba là tổng chữ số cuối cùng của số đầu tiên và số thứ 2, số thứ tư là chữ số cuối của tổng số thứ 2 và số thứ 3. Cứ tiếp tục như thế ta được dãy các số như sau: 1235831459437……
Trong dãy trên có xuất hiện số 2005 hay không?
Bài giải:
Nếu áp dụng công thức trên, nghĩa là số tiếp theo sẽ là kết quả của 2 số trước nó cộng lại và lấy chữ số cuối cùng.
Lúc này giả sử có nhóm xuất hiện chữ số 2005 thì ta có: 2 + 0 thì lấy số cuối cùng là 0 sẽ là vô lý. Nên trong dãy trên sẽ không có sự xuất hiện của số 2005.
Bài tập 4
Trong một cuộc thi toán có 5 đội tham gia. Cả 5 đội có tổng điểm là 144 và cả 5 đội đều đạt một trong 3 giải: nhất (30 điểm); nhì (29 điểm); ba (28 điểm).
Hãy chứng minh số đội đạt giải ba hơn số đội đạt giải nhất đúng một đội.
Bài giải:
Mọi người thấy trung bình cộng điểm của đội giải nhất và đội giải 3 sẽ là điểm số của đội giải nhì.
Trường hợp số đội đạt giải nhất bằng điểm số đội đạt giải 3 thì lúc này điểm số của cả 5 đội sẽ là 29 x 5 = 145 (điểm) > 144 điểm, vô lý.
Trường hợp, nếu số đội giải nhất nhiều hơn đội giải 3, lúc này 5 đội sẽ có tổng điểm lớn hơn 145 nên cũng không phù hợp.
Vậy nên, đội giải nhất phải ít hơn số đội giải ba. Lúc này ta mới xếp một đội giải nhất và một đội giải 3 thành một cặp, cặp này sẽ có tổng điểm bằng 2 đội giải nhì.
Số đội giải 3 sẽ thừa ra (không được xếp cặp với đội giải nhất) chính là điểm số mà tổng điểm 5 đội nhỏ hơn 145. Vậy nên, số đội giải 3 sẽ nhiều hơn số đội giải nhất bao nhiêu thì điểm số của cả 5 đội cũng sẽ nhỏ hơn 145 bấy nhiêu.
Vì cả 5 đội đều có tổng điểm là 144 nên khi đội giải ba nhiều hơn số đội giải nhất tương ứng là 145 – 144 = 1.
Bài tập 5
Bạn Minh mang cam đi đổi lấy lê và táo mang về. Cửa hàng cho phép bạn Minh đổi 9 quả cam sẽ đổi được 2 quả táo và 1 quả lê, 5 quả táo sẽ chỉ đổi được 2 quả lê.
Nếu bạn Minh đổi hết số cam mang đi được 17 quả táo và 13 quả lê. Vậy hỏi bạn Minh cầm đi đổi bao nhiêu quả cảm?
Bài giải:
Theo công thức thì 9 quả cam sẽ đổi lại được 2 táo và 1 lê. Nên tính ra 18 quả cam sẽ đổi được 4 táo và 2 lê. Vì 5 quả táo cũng đổi lại được 2 quả lên nên tính ra 18 quả cam sẽ đổi được 4 + 5 = 9 (quả táo)
Vậy nên, 2 quả cam sẽ đổi được 1 quả táo. Cứ tính 5 táo đổi được 2 lê nên 10 quả cam sẽ đổi thành 2 quả lê.
Tính ra, 5 quả cam đổi được 1 quả lê. Số cam mà bạn Minh mang đi đổi được 17 quả táo và 13 quả lê tương ứng là (2 x 17) + (5 x 13) = 99 (quả).
Nhận xét: Ở dạng toán tiểu học nâng cao này sẽ có nhiều cách giải. Ví tụ xem 1 quả lê đổi được bao nhiêu táo, rồi từ táo đổi được bao nhiêu quả cam bạn Minh mang đi. Từ số táo đã biết sẽ suy ra được số cam cần tính.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp giúp bé học toán theo chương trình mới hiệu quả
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin về chủ đề toán tiểu học nâng cao. Qua đó có thể thấy được việc cho bé học toán nâng cao rất tốt, nhưng cũng cần phù hợp với độ tuổi của bé, năng lực học và quan trọng nhất là đưa ra phương pháp học phù hợp nhất bố mẹ nhé.