Toán lớp 2 dm là kiến thức đơn vị đo độ dài mà các bé sẽ được học, cũng như hiểu để giải bài tập và ứng dụng trong đời sống chính xác. Nếu như bé đang gặp khó khăn, cũng như đang tìm hiểu rõ hơn về kiến thức toán lớp 2 deximet thì đừng bỏ qua những chia sẻ mà Wikihoc phân tích sau đây.

Mục Lục Bài Viết

Deximet là gì?

Deximet là một trong bảy đơn vị đo độ dài trong hệ mét, hiện nay được viết tắt là dm. 1 dm = 0.1 m = 10 cm.

Tìm hiểu về đơn vị đo độ dài dm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Trong một số trường hợp, người ta không sử dụng đơn vị mét để đo độ dài nhưng cũng không muốn sử dụng xăng ti mét thì đơn vị dm sẽ được ưu tiên sử dụng.

Trên một số thước kẻ hiện nay, đơn vị dm cũng được ghi để các bạn học sinh có thể làm quen và đo chiều dài.

Bảng tra cứu chuyển đổi từ dm sang một số đơn vị khác trong toán lớp 2

Để giúp cho mọi người hình dung rõ hơn về đơn vị đo độ dài dm, sau đây sẽ là bảng tra cứu chuyển đổi từ dm sang những đơn vị khác:

 

Khó khăn khi bé học toán lớp 2 dm

Thi học chương trình kiến thức Toán lớp 2 dm, đã có không ít các bạn nhỏ hiện nay vướng mắc một số khó khăn. Những khó khăn này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn, lo lắng sợ rằng các bé sẽ không thể học và hiểu được với đơn vị đo độ dài deximet. Những khó khăn này là:

Các con nhầm đơn vị dm với những đơn vị đo độ dài khác

Trong bảng đơn vị đo độ dài hiện nay có tất cả 7 đơn vị đo độ dài khác nhau. Vì thế mà đã có không ít những bạn nhỏ nhầm lẫn giữa các đơn vị đo độ dài khác nhau.

Bé bị nhầm lẫn giữa các đơn vị đo độ dài với nhau (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Và đơn vị deximet thường bị các con nhầm với đơn vị đo độ dài decamet. Lý do là bởi hai đơn vị đo độ dài này có cách viết tắt gần giống nhau, đó là dm và dam.

Để giúp cho các con không bị nhầm lẫn giữa hai đơn vị đo độ dài này thì bố mẹ cần phải lưu ý cho các bé ghi nhớ chữ a trong viết tắt của đơn vị đo độ dài đề-ca-mét.

Các con không quy đổi được đơn vị đo độ dài dm sang những đơn vị đo độ dài khác

Khó khăn thứ hai mà các bạn nhỏ hiện nay gặp phải khi làm các bài tập về Toán lớp 2 dm đó chính là các con không quy đổi được đơn vị đo độ dài dm sang những đơn vị đo độ dài khác cũng như quy đổi những đơn vị đo độ dài khác sang đơn vị đo độ dài dm.

Sở dĩ các bạn nhỏ không thực hiện được việc quy đổi đơn vị đo độ dài là do các con chưa nắm được vị trí của các đơn vị đo độ dài trong bảng quy đổi.

Đồng thời các con cũng có thể mắc sai lầm do không ghi nhớ được cách viết tắt của những đơn vị đo độ dài này. Vì thế mà khi làm bài tập các bạn nhỏ có thể điền sai.

Con không chú ý đến đơn vị đo khi làm bài tập

Đối với một số bài tập nâng cao hiện nay, mày có thể đưa ra hai đơn vị đo độ dài khác nhau và yêu cầu các bé thực hiện phép tính. Nhưng sai lầm của các bạn nhỏ đó chính là không chịu đọc kỹ đề bài nên thường bỏ qua đơn vị đo độ dài.

Tham khảo thêm:   Mách ba mẹ các cách dạy trẻ 2 tuổi học toán giúp phát triển trí tuệ vượt trội trong giai đoạn VÀNG của não bộ

Các con không chú ý đến đơn vị đo độ dài khi làm bài tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Chính vì thế mà các bé sẽ viết sai kết quả. Sắp ở phụ huynh cần phải nhắc nhở các con lưu ý về vấn đề này để tránh mất điểm trong những bài tập dễ ghi điểm nhất.

Bí quyết ôn thi toán lớp 2 deximet hiệu quả

Muốn giúp cho các bạn nhỏ có thể học tốt chương trình Toán lớp 2 dm cũng như hiểu rõ bản chất về đơn vị đo độ dài này thì bố mẹ cần chia sẻ cho con những bí quyết học tốt. Những bí quyết này là:

Cho bé học toán với Wikihoc Math

Để cho các con có thể học tốt chương trình Toán lớp 2 thì chắc chắn các bậc phụ huynh không thể bỏ qua việc để Wikihoc Math cùng đồng hành với con trên con đường học tập.

Wikihoc Math là ứng dụng học toán hiện đại, thiết kế các bài giảng theo chương trình học đặc biệt dựa trên nền kiến thức giáo dục phổ thông cơ bản.

Để Wikihoc Math học tập cùng với các bạn nhỏ (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Với lối giảng dạy hấp dẫn, cách học độc đáo, gây áp lực cho học sinh, Wikihoc Math giúp cho các bạn nhỏ dễ dàng hiểu được đơn vị đo độ dài dm và làm được các bài tập một cách thành thạo nhất. Đến với Wikihoc Math, các con không chỉ được học mà còn được chơi ngay trong chính môi trường học tập của mình.

Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm vì dù bé ở trình độ nào đi chăng nữa thì Wikihoc Math cũng thiết kế các bài học phù hợp với các con.

Ngoài ra để giúp cho phụ huynh có thể nắm được lực học của các bé, Wikihoc Math còn luôn có những bài tập bổ trợ để mẹ và bé cùng thực hành sau mỗi bài học. Những bài tập này có độ khó nâng dần giúp các con phát triển tư duy rất hiệu quả.

Bố mẹ trang bị cho con kiến thức cơ bản về dm 

Muốn cho các con học tốt về để Toán lớp 2 dm, chắc chắn các bậc phụ huynh không thể bỏ qua việc trang bị cho con những kiến thức cơ bản về deximet. Bố mẹ phải chỉ cho con hiểu rõ được thế nào là deximét, 1 dm bằng bao nhiêu những đơn vị đo độ dài khác.

Khi các con đã nắm được những thông tin cơ bản về khái niệm và đặc điểm của dm thì các bé có thể dễ dàng và tự tin hơn trong việc làm các bài tập.

Các bậc phụ huynh đặc biệt đừng bao giờ coi nhé những kiến thức cơ bản bởi đây chính là nền tảng để giúp cho các con nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình.

Cho các con thực hành đổi đơn vị đo độ dài dm sang những đơn vị đo độ dài khác

Dạng toán đổi đơn vị đo độ dài là một trong những dạng toán rất phổ biến mà các bé thường gặp trong các bài kiểm tra. Vì thế mà các bậc phụ huynh cần phải cho con thực hành quy đổi dm sang những đơn vị đo độ dài khác.

Bố mẹ nên cho con làm những bài tập đổi đơn vị đo độ dài mỗi ngày (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi các con đã thành thạo việc quy đổi đơn vị đo độ dài dm thì dù các bé gặp bất cứ bài tập nào liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài các con cũng đều có thể tự tin để làm tốt.

Ban đầu bố mẹ nên đưa ra những bài tập đơn giản và dễ để giúp các bé làm quen với việc đổi đơn vị rồi nâng dần độ khó lên để các con phát triển tư duy tốt hơn.

Các bậc phụ huynh và con cùng thực hành bài tập

Khi các bạn nhỏ học Toán lớp 2 dm, các bậc phụ huynh cũng nên đồng hành cùng với con trong mỗi buổi học ở nhà. Điều này thực sự cần thiết vì các bạn nhỏ chưa thể phát triển toàn diện tư duy nên các bé vẫn rất cần sự dìu dắt và hướng dẫn của bố mẹ.

Đồng thời bố mẹ học cùng với bé cũng sẽ hiểu được những khó khăn mà các con thường gặp phải trong quá trình học là gì. Khi hiểu rõ được những khó khăn này thì các bậc phụ huynh mới có thể tìm ra được những giải pháp phù hợp để giúp cho con học toán tốt hơn.

Cho con học toán lớp 2 dm qua trò chơi

Một bí quyết nữa rất hiệu quả trong việc giúp các bạn nhỏ học tốt Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài đó chính là các bậc phụ huynh cho bé tham gia vào những trò chơi có liên quan đến đơn vị đo độ dài.

Những trò chơi này không chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần mà còn mang đến nhiều kiến thức hữu ích để giúp cho các bé hiểu rõ hơn về đơn vị đo độ dài dm.

Cho bé tham gia vào các trò chơi để hiểu hơn về đơn vị đo độ dài dm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi các bạn nhỏ vừa được vui chơi mà vẫn có thể tiếp thu được kiến thức thì các bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi tâm lý của trẻ nhỏ bao giờ cũng là yêu thích những hoạt động vui chơi giải trí thay vì việc phải ngồi vào bàn học để tiếp thu kiến thức.

Cho các bé làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao

Rất nhiều các bậc phụ huynh hiện nay kỳ vọng quá nhiều vào trẻ nên thường cho các con làm những bài tập nâng cao để thử sức mình và mong muốn con phát triển tư duy tốt hơn. Thế nhưng điều này không thực sự phù hợp với tất cả các bạn nhỏ.

Lý do là bởi các con có tư duy còn chưa thực sự hoàn thiện nên nếu cho bé làm bài tập nâng cao ngay khi con chưa hiểu được những kiến thức cơ bản thì bé sẽ không thể làm nổi bài tập. Thậm chí khi gặp phải những bài toán khó mà các con không hiểu sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ. 

Tham khảo thêm:   Bảng toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách học hiệu quả

Bé sẽ cảm thấy chán nản và thậm chí là cảm thấy rất sợ học toán. Điều này nếu xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc các con tiếp thu kiến thức ở những lớp lớn hơn.

Do đó các bậc phụ huynh không nên có tư tưởng nhồi nhét cho các con học quá nhiều. Bố mẹ nên đưa ra những giải pháp để các bạn nhỏ từng bước chinh phục kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao.

Các dạng bài tập toán đơn vị đo độ dài lớp 2 thường gặp

Đối với chương trình Toán lớp 2 deximet, các bạn nhỏ hiện nay sẽ gặp phải một số dạng bài tập trong những bài kiểm tra như:

Đổi đơn vị đo độ dài từ dm

Dạng toán đầu tiên và cũng là dạng toán cơ bản nhất, phổ biến nhất cho các bài kiểm tra hiện nay mà bé sẽ gặp phải đó chính là đổi đơn vị đo độ dài từ dm. Đề bài sẽ yêu cầu các con quy đổi đơn vị đo độ dài này sang những đơn vị đo độ dài khác.

Dạng bài tập đổi đơn vị đo độ dài dm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Để làm được dạng bài tập này thì các con cần phải học thuộc được bảng quy đổi đơn vị đo độ dài. Và nếu như còn lúng túng trong quá trình làm bài tập thì các con có thể kẻ bảng đơn vị đo độ dài ra nhá rồi thực hiện việc quy đổi trên nháp trước khi ghi vào bài thi.

Ví dụ: 5 dm = ? m

Thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài

Dạng toán thứ hai cũng là một trong những dạng toán rất phổ biến mà các con có thể gặp phải trong các bài kiểm tra chính là thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài. Dạng toán này sẽ có hai kiểu bài tập mà các con có thể gặp phải là:

  • Kiểu bài tập thực hiện phép tính với cùng đơn vị đo dm: với dạng bài tập này thì các con chỉ cần thực hiện phép tính đơn giản giống như khi các con thực hiện phép tính cộng và trừ với những số thông thường.

  • Kiểu bài tập thực hiện phép tính với đơn vị đo khác nhau: này các con sẽ quy đổi đơn vị đo khác dm về dm rồi tiến hành thực hiện việc cộng trừ giống như khi cộng trừ các số thông thường.

Ví dụ: 5 dm + 10 cm, 4 km + 6 dm,…

Toán đố

Với kiến thức toán đố, đề bài cũng có thể lồng ghép đơn vị đo độ dài dm vào trong bài. Nhiệm vụ của các con vẫn là thực hiện các bước tương tự như khí các con làm toán đố.

Duy nhất mà các bạn nhỏ cần phải lưu ý đối với dạng bài tập Toán lớp 2 dm này đó chính là các con cần phải ghi đơn vị là dm chứ không phải là những đơn vị khác.

Toán đố là dạng toán như thế nào? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

So sánh độ dài

Đây cũng là dạng toán rất thú vị và cũng thường xuyên xuất hiện ở các bài kiểm tra. Đề bài có thể đưa ra hai đơn vị đo độ dài khác nhau và yêu cầu các con phải điền dấu >, < hoặc = sao cho phù hợp nhất.

Thông thường đề bài sẽ đưa ra các đơn vị đo độ dài khác nhau nên các con cần phải quy đổi chúng về cùng một đơn vị đo độ dài là dm. Sau khi đã có các vế cùng đơn vị đo độ dài dm rồi thì lúc này các bé sẽ tiến hành so sánh các số giống như khi so sánh thông thường và điền dấu.

Bài tập toán lớp 2 dm để bé tự luyện

Wikihoc Math đã tổng hợp một số dạng bài tập liên quan đến kiến thức về dm cho các bậc phụ huynh tham khảo để hướng dẫn cho bé. Sau đây sẽ là một số bài tập phổ biến nhất các con thường gặp trong các bài kiểm tra:

Những bài tập mà bé sẽ học về đơn vị đo độ dài dm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 8 km

  2. 72 hm

  3. 107 đảm

  4. 6 m

Bài tập 2

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 6 km + 5 dm

  2. 4 m + 12 dm

  3. 5 dm + 12 cm

  4. 50 mm + 1 dm

Bài tập 3

Một đoạn dây dài 40 dm. Người ta đã dùng kéo cắt đi 28 dm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu dm?

Bài tập 4

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 7 dm … 70 cm

  2. 5m … 500 dm

  3. 54 dm … 5400 cm

  4. 1km … 1000 dm

Bài tập 5

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 12 cm

  2. 300 mm

  3. 148 cm

  4. 340 mm

Bài tập 6

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 45 dm + 78 dm

  2. 67 dm – 23 dm

  3. 60 dm – 13 dm

  4. 123 dm – 18 dm

Bài tập 7

Đoạn đường từ A đến B dài 120 dm. Bạn An đã đi được 85 dm. Hỏi bạn An cần phải đi thêm bao nhiêu dm nữa thì mới đến được điểm còn lại của đoạn đường?

Bài tập 8

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 5m 5 dm … 55 dm

  2. 100 cm … 1 dm

  3. 87 dm … 540 cm

  4. 59 dm … 5,9 m

Bài tập 9

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 400 cm

  2. 23 dam

  3. 89 hm

  4. 9 km

Bài tập 10

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 4 km + 5000 dm

  2. 34 m + 12 dm

  3. 78 cm + 7 dm

  4. 980 mm + 8 dm

Bài tập 11

Đoạn dây thứ nhất dài 29 dm. Đoạn dây thứ hai dài 38 cm. Hỏi cả hai đoạn dây dài bao nhiêu dm?

Bài tập 12

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 4 hm … 400 dm

  2. 5 km … 5000 dm

  3. 34 cm … 3 dm

  4. 500 dm … 500 mm

Tham khảo thêm:   Giúp trẻ dễ dàng học tốt môn toán lớp 1 lên lớp 2 chỉ bằng một số cách dạy cơ bản sau đây

Bài tập 13

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 67 cm

  2. 9830 mm

  3. 45 dam

  4. 23 m

Bài tập 14

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 34 dm + 8 m

  2. 65 m + 123 dm

  3. 98 dam – 34 dm

  4. 110 hm – 380 dm

Bài tập 15 

Một chiếc thước kẻ dài 50 dm. Chiếc thước kẻ này đã bị gãy 22 dm. Hỏi chiếc thước kẻ còn lại bao nhiêu dm?

Bài tập 16

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 45 m … 560 dm

  2. 40 dm … 100 cm

  3. 6 m … 67 dm

  4. 89 hm … 450 dm

Bài tập 17

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 100 cm

  2. 6000 mm

  3. 60 m

  4. 780 dam

Bài tập 18

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 45 km + 4 dm

  2. 34 dm – 27 dm

  3. 89 hm – 12 dm

  4. 89 dam – 78 dm

Bài tập 19 

Đoạn dây có độ dài 82 dm không may đoạn dây này đã bị đứt mất 34 dm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu dm?

Bài tập 20 

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 67 km … 6700 dm

  2. 780 mm … 45 dm

  3. 7 m… 70 dm

  4. 87 dam … 8700 dm

Bài tập 21

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 90 m

  2. 700 cm

  3. 3000 mm

  4. 2 km

Bài tập 22

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 34 km – 2390 dm

  2. 67 m – 67 dm

  3. 459 m + 11 dm

  4. 78 cm + 22 dm

Bài tập 23

Đoạn đường từ A đến B dài 46 dm. Đoạn đường từ B đến C dài 52 dm. Hỏi cả hai đoạn đường dài bao nhiêu dm?

Bài tập 24

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 56 km … 5600 dm

  2. 45 m … 78 dm

  3. 2340 cm … 45 m

  4. 89 dam … 8000 dm

Bài tập 25

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 340 m

  2. 6780 cm

  3. 6700 mm

  4. 3 km

Bài tập 26

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 890 dm – 34 dm

  2. 670 dm – 44 dm

  3. 23 dm – 51 cm

  4. 78 dm – 4 dm

Bài tập 27

Bạn Hoa có loại dây dài 39 dm. Bạn Nam có đoạn dây dài hơn đoạn dây của bạn Hoa 16 dm. Hỏi đoạn dây của bạn Nam dài bao nhiêu dm?

Bài tập 28

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau đây:

  1. 56 m … 89 dm

  2. 670 mm … 8 dm

  3. 653 cm … 6,5 dm

  4. 45 m … 460 dm

Bài tập 29

Đổi những đơn vị đo độ dài sau sang đề xi mét:

  1. 490 cm

  2. 78 m

  3. 7800 mm

  4. 3,4 km

Bài tập 30

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 34 km – 3400 dm

  2. 78 m – 780 dm

  3. 67 m – 56 dm

  4. 90 dm – 890 cm

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán lớp 2 deximet

Khi các bậc phụ huynh dạy bé học toán lớp 2 dm, để việc dạy học không quá vất vả và các con có thể tiếp thu được kiến thức hiệu quả hơn thì bố mẹ nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:

Những vấn đề các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi dạy con học toán lớp 2 dm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Hãy luôn đồng hành cùng con

Vấn đề đầu tiên mà bố mẹ cần phải lưu ý khi dạy bé học đó chính là hãy luôn đồng hành cùng với các con trong quá trình bé học tập. Nhiều bậc phụ huynh hiện nay có suy nghĩ rằng nên để bé tự học giúp con phát triển khả năng tự rèn luyện của mình.

Điều này không hề sai nhưng thực sự chưa thể phù hợp với các bạn nhỏ học lớp 2. Bởi ở độ tuổi này các con vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với sách vở nên rất cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.

Bác và phụ huynh đồng hành với con trong quá trình học không phải là giảng dạy hết cho con hoặc làm hộ bài tập cho bé mà là chỉ cho con những vấn đề cần học. Hướng cho con phương pháp học phù hợp và đúng đắn. Khi có bố mẹ đồng hành chắc chắn hiệu quả học tập của các bé sẽ tốt hơn hẳn.

Thường xuyên kiểm tra bài vở của con ở lớp 

Lưu ý thứ hai mà bố mẹ cần phải lưu ý trong quá trình dạy các con học đó chính là thường xuyên kiểm tra vở bài tập của bé ở trên lớp. Khi bố mẹ kiểm tra bài tập của con thường xuyên thì sẽ biết được ở trên lớp các bạn nhỏ học những gì và các con có tiếp thu kiến thức hiệu quả hay không.

Bố mẹ cần kiểm tra sách vở của con ở trên lớp mỗi ngày (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Thông qua đó bố mẹ có thể nắm được lực học của con và tìm ra được phương pháp học tập phù hợp của bé. Chính vì vậy đều đặn mỗi tuần các bậc phụ huynh nên kiểm tra bài tập của con từ 4 đến 5 lần.

Bố mẹ nên trao đổi với giáo viên để nắm bắt được lực học và cách học của con 

Một việc làm rất cần thiết nữa mà bố mẹ cần phải lưu ý trong quá trình dạy bé học đó chính là hãy trao đổi với các thầy cô giáo đứng lớp của bé. Bởi giáo viên là người giảng dạy trực tiếp cho con nên sẽ nắm được lực học cũng gây sự tiếp thu của các bé đến đâu.

Khi bố mẹ và giáo viên bàn bạc với nhau thì có thể dễ dàng tìm ra được một giải pháp học tập phù hợp với các con. Điều này sẽ đảm bảo được sự thống nhất cách tiếp cận với kiến thức nên sẽ giúp bé dễ ghi nhớ kiến thức hơn.

Phụ huynh không tạo cho con áp lực trong quá trình học tập

Không bao giờ tà áp lực cho con trong quá trình bé học tập cũng là một lưu ý mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Bởi trên thực tế hiện nay có khá nhiều bậc phụ huynh không thể kiềm chế được khi dạy các con học.

Phụ huynh không nên tạo áp lực cho con trong quá trình học tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Chính vì thế mà bố mẹ thường tỏ ra giận dữ, khó chịu hoặc quát mắng bé. Điều này khiến cho các con cảm thấy rất sợ học toán và đôi khi có những vấn đề không hiểu các con cũng không dám hỏi.

Bố mẹ cần phân bổ quỹ thời gian học tập và nghỉ ngơi cho con một cách phù hợp

Để giúp các con có thể học tốt chương trình toán cũng như các kiến thức văn hóa khác ở trên lớp mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi thoải mái thì bố mẹ cần phải phân bổ quỹ thời gian một cách hợp lý. Các bậc phụ huynh không nên ép con học quá nhiều dễ khiến cho bé bị ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý và thần kinh.

Ngoài giờ học ở trên lớp thì bố mẹ chỉ nên cho con học thêm từ 1 đến 1,5 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thiết kế cho con một lịch sinh hoạt khoa học kết hợp giữa nghỉ ngơi và thư giãn.

Bố mẹ nên đầu tư cho con những thiết bị hiện đại để hỗ trợ học tập

Việc trang bị cho các bạn nhỏ những thiết bị hiện đại để hỗ trợ học tập là điều rất cần thiết. Bởi những thiết bị này có thể hỗ trợ cho các con học toán nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đầu tư cho bé những thiết bị học tập hiện đại để giúp các con làm bài tập tốt hơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các bạn nhỏ có thể sử dụng những thiết bị hỗ trợ này để làm bài tập, tìm tài liệu hoặc tham gia vào các khóa học online dễ dàng. Tuy nhiên khi trang bị cho con những thiết bị học tập này thì các bậc phụ huynh cần phải kiểm soát cơn chặt chẽ hơn vì mạng xã hội rất phức tạp.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chia sẻ chi tiết cho các bậc phụ huynh về Toán lớp 2 dm. Hi vọng từ những thông tin chia sẻ kiến thức mà Wikihoc thế này thì các bạn nhỏ có thể học tốt chương trình Toán lớp 2 hơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *