Toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 là kiến thức cơ bản các con sẽ được làm quen, được học. Nhưng để giúp bé chinh phục kiến thức này hiệu quả, bố mẹ cần giúp bé nắm vững những dạng toán liên quan và những bí quyết học mà Wikihoc chia sẻ ngay sau đây.

Những khó khăn khi bé học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

Khi hiểu được toán lớp 2 phép cộng có nhớ là gì? chắc hẳn bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc học phép cộng không nhớ thông thường. Đặc biệt là khi:

Khi thực hiện phép cộng có nhớ nhiều bé vẫn làm sai. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Bé chưa hiểu thế nào là phép cộng có nhớ: Vì khi bé không hiểu được quy tắc “cộng có nhớ” ở phép tính, chỉ cần sai 1 số là sai cả phép toán.

  • Bé chưa nắm rõ các số đếm trong phạm vi 100: Nhiều bé lên lớp 2 vẫn chưa đếm sành sõi các số trong phạm vi 100, nên khi làm bài tập bé cũng dễ dẫn đến việc giải toán sai.

  • Nhiều dạng toán khiến con cảm thấy khó: Với phép toán cộng có nhớ có nhiều dạng bài tập từ tính nhẩm, đặt tính rồi tính, tìm x, so sánh,… nên nhiều bé gặp khó khăn khi giải bài tập.

  • Các số trong phạm vi 100 khá lớn nên dễ tính toán nhầm: Không như các môn học khác, với toán học nếu chỉ nhầm lẫn 1 số cũng khiến phép tính sai kết quả, nên với các số trong phạm vi 100 khá nhiều nên bé khó tránh khỏi việc làm toán sai.

5 dạng toán lớp 2 khi học phép cộng có nhớ phạm vi 100

Với toán phép cộng có nhớ lớp 2 trong phạm vi 100, các em thường sẽ được làm quen với các dạng bài tập sau đây:

Có nhiều dạng toán về phép cộng có nhớ khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Tính nhẩm

Đây được xem là dạng toán cơ bản, khi các em tính toán phép cộng trong phạm vi 100 theo hàng ngang theo thứ tự từ phải sang trái như thông thường.

Tham khảo thêm:   Giúp trẻ dễ dàng học tốt môn toán lớp 1 lên lớp 2 chỉ bằng một số cách dạy cơ bản sau đây

Ví dụ: 58 + 34 = ?

Đầu tiên, ta lấy 8 + 4 = 12, viết 2 nhớ 1.

Tiếp đến, 5 + 3 = 8, nhớ 1 của hàng đơn vị là được 9, viết 9

Kết quả: 58 + 34 = 92.

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

Đây cũng là dạng bài tập toán lớp 2 làm phép tính cộng có nhớ theo hàng dọc, các em cũng sẽ thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái để tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính

45

+

29

—-

Giải:

Ta có 5 + 9 = 14, hạ 4 xuống nhớ 1

Tiếp đến, 4 + 2 = 6 nhớ 1 được 7, viết 7.

Kết quả:

45

+

29

—-

74

Dạng 3: Giải toán có lời giải

Với dạng bài tập này học sinh phải đọc, phân tích kỹ đề bài đã cho những dữ kiện nào, yêu cầu tính gì? Để từ đó đưa ra đáp án chính xác nhất.

Ví dụ: Một trang trại có 28 con dê đen và 14 con dê trắng. Hỏi trang trại đó có tất cả bao nhiêu con dê?

Lời giải:

Trang trại có tổng số dê là:

28 + 14 = 42 (Con)

Đáp số: 42 con.

Dạng 4: So sánh

Ở dạng bài tập so sánh, sẽ cho 2 phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 khác nhau, yêu cầu học sinh tính toán và điền dấu >, <, = sao cho chính xác.

Ví dụ: 34 + 56 … 52 + 19

Giải:

Ta có: 34 + 56 = 80

52 + 19 = 71

Suy ra, 34 + 56 > 52 + 19

Dạng 5: Tìm x toán lớp 2

Đây là dạng bài tập mà học sinh lớp 2 hay các lớp cao hơn sẽ được học, làm quen và giải. Để giải bài tập này, các em cần phải xác định giá trị của x cần tìm là bao nhiêu thông qua việc thực hiện phép tính.

Ví dụ: x – 27 = 45

Suy ra, x = 45 + 27 = 72.

Bí quyết giúp bé học toán lớp 2 phép cộng có nhớ hiệu quả

Để giúp các em học tốt kiến thức phép tính cộng này, dưới đây là một số phương pháp dạy bé học toán mà mọi người có thể tham khảo thêm:

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tính toán

Để giúp bé học toán cộng hiệu quả hơn, bố mẹ có thể sử dụng các đồ dùng học toán hay các đồ vật xung quanh để làm công cụ hỗ trợ cho bé.

Đặc biệt, với phép toán cộng trong phạm vi 100, bố mẹ có thể dùng que tính, bộ dụng cụ học toán lớp 2, hay lấy các ví dụ liên quan tới thực tiễn như đi chợ, tính toán hoa quả,… Khi có công cụ hỗ trợ như vậy sẽ giúp việc học phép tính của bé hiệu quả hơn.

Cùng bé nắm vững các dạng toán cộng có nhớ liên quan

Như đã phân tích trên, với phép toán cộng có nhớ trong phạm vi 100 trên có khoảng 5 dạng bài tập cơ bản. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho bé thử sức và làm quen với những dạng bài tập này, kết hợp cùng việc thực hành thường xuyên để bé hiểu và áp dụng giải một cách tốt nhất.

Tham khảo thêm:   Gợi ý 50+ bài tập toán lớp 1 cộng trừ và bí quyết giúp bé học tốt

Việc nắm vững kiến thức cơ bản toán rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đồng hành cùng bé thực hành thường xuyên

Thay vì chỉ dạy bé học toán cộng trên sách vở, lý thuyết suông thì việc cùng bé thực hành nhiều hơn sẽ gia tăng hiệu quả học tốt hơn.

Việc thực hành ở đây bố mẹ có thể áp dụng nhiều cách như làm bài tập thường xuyên, lấy các ví dụ liên quan tới thực tiễn và yêu cầu bé giải bài tập, thường xuyên đặt câu hỏi phép tính cho bé,…

Học toán phép cộng có nhớ thông qua trò chơi

Đây là một trong những phương pháp dạy bé học toán được nhiều chuyên gia khuyên nhà trường, giáo viên và bố mẹ nên thường xuyên áp dụng. Bởi vì đối với trẻ nhỏ việc học trên sách vở thường xuyên sẽ hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo và sự hứng thú của trẻ.

Chính vì vậy, việc tổ chức các trò chơi toán học như giải câu đố có thưởng, đi chợ, chơi đồ hàng, sử dụng bộ đồ chơi học toán,…sẽ gia tăng sự hứng thú, ghi nhớ và tư duy trong việc học toán của bé tốt hơn.

Học toán cộng thông qua trò chơi hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học các thủ thuật tính nhanh cho trẻ

Để giúp việc học toán cộng có nhớ trong phạm vi 100 hiệu quả hơn, bố mẹ có thể tìm hiểu những thủ thuật tính nhanh để bé áp dụng.

Điển hình như việc biến tất cả các số thành bội số của 10, ví dụ như với phép tính 64 + 28.

Đây là phép cộng có nhớ cơ bản, nhưng nếu các bé làm tròn chúng thì việc tính toán sẽ dễ hơn. Từ đó, ta biến 64 thành 70 và 28 trở thành 30. Lúc này ta lấy 70 + 30 = 100. Để tìm được đáp án ban đầu, ta xác định xem đã thêm bao nhiêu vào số đó để làm tròn chúng và trừ đi.

Cụ thể, 70 – 64 = 6, 30 – 28 = 2. Sau đó ta cộng 6 với 2 được 8. Lúc này ta lấy 100 – 8 = 92. Kết quả cuối cùng của 64 + 28 = 92.

Tuy hơi rườm rà, nhưng nếu vận dụng sự tư duy khi học toán thì đây là cách tính nhẩm khá hiệu quả. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thuật toán tư duy Soroban hoặc Finger Math cũng khá thú vị để giúp bé học toán tốt hơn.

Một số bài tập toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 để bé tự luyện

Dưới đây sẽ là một số bài tập toán lớp 2 phép cộng có nhớ phạm vi 100 để các bé luyện tập tại nhà:

Tham khảo thêm:   Toán lớp 2 phép trừ có nhớ: Khái niệm, các dạng bài tập và bí quyết học hay

Bài 1: Lớp 2A có 34 học sinh, lớp 2B có 29 học sinh. Tính tổng số học sinh của hai lớp 2A và 2B

Bài 2: An có 29 cái kẹo, mẹ cho An 5 cái kẹo. Hỏi lúc này An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Bài 3: Lớp 2A có 19 bạn nam và 18 bạn nữ. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu học sinh.

Bài 4: Khúc gỗ thứ nhất dài 17dm, khúc gỗ thứ hai dài 19dm. Nếu khúc gỗ thứ ba bằng tổng độ dài hai khúc gỗ đầu thì khúc gỗ thứ ba dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Bài 5: Đặt tính rồi tính

a) 26 + 5

b) 34 + 46

c) 15 + 89

d) 19 + 37

e) 58 + 34

f) 9 + 65

g) 87 + 6

Bài 6: Tính nhẩm

a) 26 + 15 = ……..

b) 46 + 47 = ……..

c) 9 + 36 = ……..

d) 86 + 9 = ……..

e) 26 + 54 = ……..

f) 18+ 65 = ……..

g) 29 + 46 = ……..

h) 16 + 24 + 13 = ……..

i) 19 + 13 + 18 = ……..

j) 18 + 42 + 10 = ……..

Bài 7: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 8: Tìm x, biết

a) x + 34 = 54

b) 38 + x = 68

c) 42 + x = 89

d) x + 62 = 96

e) x + 21 = 26 + 15

f) 22 + x = 39 + 36

g) x + 33 = 37 + 38

h) 51+ x = 46 + 35

Bài 9: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 10: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a) 23 + 17 … 32 + 9

b) 54 + 18 … 34 + 36

c) 17 + 37 … 23 + 49

d) 28 + 18 … 19 + 27

e) 27 + 15 … 21 + 18

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán phép cộng có nhớ phạm vi 100

Để nâng cao hiệu quả dạy bé học toán lớp 2 cộng có nhớ trong phạm vi 100, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Việc bố mẹ đồng hành cùng con rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Đồng hành cùng con: Việc này rất quan trọng để giúp bé tự tin hơn trong việc chia sẻ khó khăn khi học toán với bố mẹ, giúp bố mẹ hiểu con cái và đưa ra phương pháp học tập phù hợp.

  • Kiểm tra bài vở trên trường: Qua đó giúp bố mẹ biết được năng lực học của bé đến đâu để đưa ra phương pháp, cách dạy học phù hợp, cũng như củng cố kiến thức bé đang gặp khó khăn kịp thời.

  • Trao đổi với giáo viên: Để bố mẹ hiểu được việc học của con trên trường, cũng với giáo viên đưa ra phương án học tốt cho bé.

  • Không tạo áp lực trong quá trình học cho trẻ: Việc ép bé học nhiều, hay đặt nặng vấn đề điểm số con dễ bị áp lực, càng phản tác dụng trong việc dạy bé học.

  • Phân bổ thời gian học, chơi, ngủ nghỉ hợp lý: Thay vì yêu cầu con học quá nhiều, bố mẹ nên phân chia thời gian học tập, ngủ nghỉ, vui chơi hợp lý để tinh thần bé được thoải mái hơn.

  • Đầu tư các trang thiết bị học tập thông minh cho trẻ: Với xu hướng công nghệ ngày càng hiện đại, nếu chỉ học trên sách vở bé sẽ thua kém bạn bè, cũng như không học hỏi thêm kiến thức mới. Nên bố mẹ cần đầu tư các thiết bị hiện đại hỗ trợ việc học cho bé như máy tính, smartphone hay ứng dụng toán học… rất cần thiết.

Với kiến thức phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 là nền tảng quan trọng để giúp bé tìm hiểu sâu hơn về toán học, cũng như ứng dụng trong đời sống. Nên bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ để giúp việc học tập của bé ngày một tốt hơn.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *