Dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học không chỉ áp dụng trên trường học, mà ngay tại mỗi gia đình bố mẹ cũng có thể áp dụng để giúp con mình học tốt hơn.

Để làm được điều này, bạn nên áp dụng những phương pháp mà Wikihoc chia sẻ trong nội dùng bài viết sau đây nhé.

Toán tiểu học phát triển năng lực là gì?

Dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học là một phương pháp hướng đến việc giúp bé vận dụng các kỹ năng, năng lực của mình để có thể ứng dụng trong cuộc sống không chỉ đơn thuần là giải toán.

Học toán năng lực sẽ không chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức. (Ảnh: Wellcare)

Đặc biệt, theo chương trình GDPT mới được Bộ GDĐT ban hành theo thông tư 32/2018/TT – BGDĐT đưa ra vào năm 2018 cũng nêu rõ:

Nội dung chương trình GDPT mới hiện nay sẽ không còn đặt nặng vấn đề học thuộc và kiến thức toán học ở học sinh tiểu học. Thay vào đó, giáo dục Toán học sẽ hướng đến sự hình thành và phát triển về năng lực và phẩm chất toán học của các học sinh với các thành tố cốt lõi là:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học
  • Năng lực mô hình học toán học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học
  • Năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán
  • Phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm
  • Áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn
  • Giáo dục toán học có sự gắn kết giữa toán học với các môn học khác, giữa các ý tưởng toán học với nhau và giữa toán học và thực tiễn.”.
Tham khảo thêm:   Cùng bé học toán lớp 2 mét đơn giản nhờ 5+ kinh nghiệm này!

Qua đó có thể thấy được, với chương trình GDPT mới với môn toán nói riêng và các môn học bậc tiểu học nói chung sẽ giúp bé rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn.

Từ đó sẽ giúp các con có thể được thực hành nhiều hơn, hình thành được khả năng tự giải quyết vấn đề của mình trong đời sống hiệu quả.

Vậy nên, bố mẹ cần phải nắm rõ xu hướng phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học mới này, để từ đó có thể dạy bé học tại nhà kết hợp với trên trường để con được rèn luyện nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa phương pháp học toán tiểu học truyền thống và phát triển năng lực

Lợi ích khi dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học tại nhà cho bé

Sau khi so sánh được phương pháp phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học có nhiều điểm nổi bật hơn. Ngoài ra dưới đây còn có một số lợi ích khác mà khi dạy học toán cho bé theo xu hướng mới này mang lại như:

Giúp bé phát triển nhiều năng kỹ năng hơn trong quá trình học tập. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

  • Giúp bé cảm thấy hứng thú khi học toán hơn vì được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn thay vì chỉ học trên sách vở.
  • Giúp bé phát triển được nhiều kỹ năng, năng lực trong học tập để ứng dụng vào thực tiễn, cuộc sống hiệu quả hơn.
  • Bé có tính chủ động, tự lập hơn trong việc học toán để từ đó áp dụng vào việc tự giải quyết vấn đề của mình trong cuộc sống.
  • Dạy học phát triển năng lực tính toán cho học sinh giúp tạo ra những giờ học sôi động, thú vị và cuốn hút các con vào những hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức hiệu quả.

Phương pháp giúp bố mẹ dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học cho bé hiệu quả

Ngoài việc chương trình GDPT dạy học theo hướng phát triển năng lực, nhưng bố mẹ khi hướng dẫn bé học cũng nên hướng đến cách dạy này đảm bảo sự đồng nhất.

Dưới đây là một số phương pháp mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp bé học toán tích cực hiệu quả:

Dạy học toán tiểu học gắn với thực tiễn

Mục tiêu chính của dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học chính là giúp bé ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chính vì vậy, việc đưa bài học vào cuộc sống là yếu tố cần thiết để giúp các con phát triển năng lực tốt hơn. Ở đây, ngoài việc bắt bé làm bài tập trên SGK, bố mẹ nên đưa ra các bài toán liên quan tới thực tiễn để bé tự phân tích, tính toán và giải quyết.

Tham khảo thêm:   Toán tư duy Superbrain là gì? Đâu là lợi ích mà trẻ sẽ được nhận khi bắt đầu học?

Giúp bé học toán và ứng dụng nhiều vào thực tiễn hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: Với các bé còn nhỏ từ mầm non đến lớp 2 có thể hướng dẫn bé đếm số lượng đồ dùng trong nhà, hay tính toán cần bao nhiêu đồ vật để đạt được số lượng mà bố mẹ yêu cầu….

Còn với các bé từ lớp 3 – 5 thì bố mẹ có thể để bé tính toán thời gian qua việc xem đồng hồ, hay để bé tính tiền đi chợ,…

Dựa vào những ứng dụng toán học trong thực tế như vậy sẽ giúp con ghi nhớ lâu hơn và hứng thú hơn khi học toán.

Dạy học stem môn toán tiểu học

STEM được biết đến là chương trình dạy học dựa trên ý tưởng trang bị cho các bé những kiến thức, kỹ năng liên quan đến toán học dựa trên cách tiếp cận liên môn và ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Học toán theo phương pháp STEM bằng việc kết hợp liên môn. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Có nghĩa ở đây thay vì để bé học tách biệt các môn thì với phương pháp STEM này sẽ kết hợp chúng lại thành mô hình học tập liên hệ ứng dụng thực tế.

Ở đây bố mẹ ngoài việc cho bé học toán có thể kết hợp liên môn như cho bé học toán online trên máy tính để phát triển thêm môn tin học, hay học toán bằng âm nhạc, kết hợp giữa toán và tiếng Việt, tiếng Anh….

Dạy học kiến tạo môn toán tiểu học thông qua hoạt động

Để nâng cao tính ứng dụng thực tế khi học toán theo hướng phát triển năng lực, bố mẹ nên cho các con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như đi chơi công viên, đi siêu thị, khu vui chơi, sở thú, vui chơi cùng bạn bè,….

Cách dạy này sẽ tạo môi trường học tập trở nên sôi động, vui vẻ và tạo được sự hào hứng cho các con hơn.

Tổ chức nhiều hoạt động để bé tham gia học tập, vui chơi. (Ảnh: Học Tốt)

Ví dụ cho bé đi siêu thị hãy để bé xem giá trên mỗi sản phẩm và bảo bé tính xem những đồ vật này có tổng giá bao nhiêu….

Hướng dẫn bé học toán thiên về tính tự học nhiều hơn

Tự học chính là con đường phát triển năng lực bản thân và nội sinh tốt nhất. Với phương pháp dạy học toán theo hướng mới này sẽ đòi hỏi bé có tính chủ động cao hơn.

Tham khảo thêm:   Dạy toán lớp 1 tiếng Anh hiệu quả cho bé chỉ với 5 chiêu thức này!

Đề cao tính tự học, chủ động của bé khi học toán. (Ảnh: VLOS)

Chính vì vậy, trong quá trình dạy học cho bé, bố mẹ cần hướng dẫn con tự học, tự khám phá, phân tích và tính toán để giải quyết một bài toán hay vấn đề nào đó.

Để làm được điều này, bố mẹ cần phải định hướng nội dung, giao nhiệm vụ cụ thể, đặt ra câu hỏi để các bé sẽ phải tự mình suy nghĩ, khám phá, tư duy để đạt được mục tiêu đề ra.

Chính điều này sẽ tránh được việc bé tiếp thu kiến thức theo dạng học thuộc lòng, học vẹt rất nhanh quên. Việc tự khám phá, tự học sẽ giúp con nắm vững được kiến thức mà mình học được hơn.

Dạy học đi cùng với đánh giá để điều chỉnh việc học của bé tốt hơn

Trong quá trình hướng dẫn bé học toán tại nhà, bố mẹ cũng nên thường xuyên đánh giá năng lực học của con để có thể biết được bé nắm kiến thức như thế nào?

Cần có sự đánh giá và khen thưởng công bằng khi bé học tốt. (Ảnh: Học Tốt)

Để từ đó có thể điều chỉnh được phương pháp dạy học giúp con phát triển tốt hơn. Khi đánh giá, bố mẹ nên thực hiện một cách công tâm và chính xác thông qua việc đặt một số câu hỏi, tình huống, câu đố,… để bé giải quyết.

Nếu bé giải đúng và đạt được mục tiêu bài toán bố mẹ đưa ra thì đừng quên dành lời khen, khen thưởng hay động viên con để con có động lực cố gắng hơn nhé.

Dạy bé học toán phát triển năng lực thông qua tương tác và hợp tác

Không giống như phương pháp học toán truyền thống, các con sẽ học một cách thụ động và học 1 chiều, nên khiến bé không có hứng thú khi học tập.

Đề cao tinh thần hợp tác, tương tác trong học tập. (Ảnh: VTC NEWS)

Vậy nên, ở phương pháp mới này sẽ đòi hỏi tính hợp tác và tương tác nhiều chiều hơn. Thay vì để bé học toán một mình bố mẹ có thể đồng hành cùng bé.

Để đảm bảo tính chất tự học của con, việc bố mẹ đồng hành ở đây không phải là giúp bé giải toán mà đặt ra những vấn đề, hỏi đáp, tranh luận, phản biện về một vấn đề hay một bài toán nào đó.

Điều này sẽ giúp con cảm thấy mạnh dạn hơn, tự tin hơn và biết được bé đang suy nghĩ như thế nào, mở rộng kỹ năng giao tiếp và chính kiến của mình từ nhỏ tốt hơn.

Để việc tương tác đạt được hiệu quả, bố mẹ cần phải nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của con để đưa ra chủ đề tranh luận phù hợp. Tránh trường hợp đưa ra chủ đề quá cứng nhắc sẽ dễ khiến cuộc tranh luận thành cuộc cãi vã giữa bố mẹ và con cái.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về xu hướng dạy học phát triển năng lực môn toán ở tiểu học. Qua đó có thể thấy được đây là phương pháp giúp ích rất nhiều trong việc phát triển toàn diện, không chỉ môn toán ở độ tuổi của trẻ. Vậy nên, bố mẹ nên tìm hiểu để có thể đưa ra những phương pháp dạy học cho con của mình đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *