Những ưu điểm vượt trội mà trò chơi toán học mang lại cho trẻ
Toán học là một môn giúp cho bé rèn luyện được sự tư duy cho não bộ. Bên cạnh đó, toán học kết hợp với trò chơi sẽ giúp cho bé thích thú học nó mà không cảm thấy nhàm chán hay ép buộc. Ngoài ra, trò chơi toán học còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội khác cho bé, cụ thể như sau.
Giúp trẻ học toán một cách tự nhiên
Theo như nghiên cứu về phát triển não bộ, 5 năm đầu đời chính là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển bộ não của bé. Đây được coi là khoảng thời gian vàng để các bậc phụ huynh cũng như thầy cô chuẩn bị nền tảng cho quá trình tư duy, học tập của bé sau này.
Vì vậy, việc lồng ghép các trò chơi vào những bài toán học sẽ giúp cho bé tiếp thu kiến thức một cách rất tự nhiên và dễ dàng.
Tạo hứng thú học cho trẻ
Toán được xem là một môn học khá khó và rất khô khan. Vì thế, để giúp các bé thích thú ngay từ khi tiếp xúc với bộ môn này. Các bạn nên lồng ghép một số trò chơi vào các bài toán nhằm giúp tăng khả năng tư duy cũng như kích thích sự phấn khởi trong việc học của bé.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ
Trong các trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi sẽ có một số trò chơi yêu cầu bé phải nhìn và ghi nhớ thật nhanh như là lật ảnh và xếp lại hai hình giống nhau…với kỹ năng ghi nhớ này sẽ rất có ích cho việc học của bé sau này.
Top 7 trò chơi và app game học toán hay nhất hiện nay
Những trò chơi toán học sẽ giúp cho các bé rèn luyện khả năng tư duy, nhạy bén và khả năng ghi nhớ một cách tự nhiên. Vậy để giúp các bé có thể vừa học vừa chơi một cách hiệu quả, sau đây là top 7 trò chơi và app game học toán hay nhất mà bạn có thể tham khảo cho bé ở nhà.
Trò chơi năm mười
Đây là một trong những trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi vô cùng hiệu quả. Thông qua trò chơi này sẽ giúp cho bé làm quen với các con số nhanh hơn từ lúc khi còn rất nhỏ.
Cách chơi năm mười khá là đơn giản, số lượng tham gia sẽ từ 3 người trở lên. Lúc này bạn có thể hướng dẫn cho bé cách xác định người đi tìm đầu tiên bằng cách oẳn, tù, tì. Nếu như ai thua thì sẽ phải úp mặt vào bức tường rồi đếm “Năm, mười… cho đến 100”.
Trong khoảng thời gian đếm số này, những người còn lại sẽ đi trốn. Sau khi đếm xong, người bị sẽ đi tìm những người trốn. Nếu như ai bị phát hiện thì sẽ trở thành người đếm, còn những ai trốn mà chạy về được đích thì sẽ thoát.
Trò chơi que tính
Với trò chơi này sẽ giúp cho các bé có thể làm quen với việc đếm số lượng. Các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả bóng nhỏ và 1 bộ 10 que tính là có thể chơi được trò này.
Đầu tiên, bố mẹ hãy oẳn tù tì để xem ai là người chơi đầu tiên (bố mẹ chơi trước để bé có thể biết cách thức chơi). Khi chơi, bố mẹ hãy rải những que tính xuống đất, cùng lúc đó là phải tung quả bóng lên trên không trung. Cứ một lần tung thì một lần nhặt từng que một.
Lượt chơi kết thúc chính là khi que và bóng đều rơi xuống đất. Lúc này bố mẹ hãy đếm số que bắt được rồi sau đó đến lượt bé chơi.
Trò chơi cua cắp
Thông qua trò chơi này, các bé có thể rèn luyện được kỹ năng đếm, phân loại và so sánh số lượng một cách thành thạo.
- Trước tiên, bố mẹ hãy oẳn tù tì với bé để xem ai chính là người được đi trước. Người đi sẽ phải bốc 10 viên sỏi lên sau đó thả xuống đất.
- Tiếp theo, người chơi đan 10 ngón tay vào nhau rồi nắm lại sao cho chỉ để 2 ngón duỗi thẳng ra làm càng cua. Lúc này người chơi hãy lần lượt dùng hai ngón đó để gắp lên từng viên sỏi (lưu ý là không được chạm vào những viên sỏi khác) và gắp đến khi nào hết sỏi thì thắng.
- Khi bé gắp xong hãy yêu cầu bé đếm tổng số viên sỏi mình vừa gắp được. Nếu như khi chơi mà chạm tay vào tay những người còn lại thì sẽ phải nhường lượt cho người đó đi. Ai gắp nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc trong trò chơi này.
Trò chơi Ô ăn quan
Với trò chơi Ô ăn quan này sẽ giúp cho bé biết đếm từ 1-10. Đồng thời, đây vốn là một trò chơi giúp bé rèn luyện tư duy sáng tạo để có thể đưa ra các chiến thuật phù hợp cho riêng mình.
- Đầu tiên, các bạn hãy vẽ một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông nhỏ (mỗi bên 5 ô sao cho đối xứng nhau). Tiếp theo, vẽ thêm 2 hình bán nguyệt có hướng ra ngoài ở 2 cạnh ngắn hơn của hình.
- Với cách vẽ như vậy sẽ dành cho 2 người chơi. Trước tiên bạn hãy hướng dẫn bé đặt 5 quân vào các ô nhỏ và 1 quân vào ô lớn (quân có thể được dùng bằng các viên sỏi). Sau đó bạn tiến hành oẳn tù tì với bé để xem ai là người đi trước.
- Khi chơi, bé sẽ tính toán rồi bốc quân bất kỳ ô nào từ các ô nhỏ của mình để rải vào những ô đi qua. Rải cho tới khi nào gặp ô trống, bé sẽ được ăn quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ chơi như thế cho đến khi nào ăn hết các quân trong ô to thì sẽ kết thúc trò chơi.
Ứng dụng game – Thỏ con học toán
Đây được xem là một trong những game toán học cho trẻ 5-6 tuổi mang lại hiệu quả nhất cho bé hiện nay. Game sẽ được chia thành 3 cấp độ gồm dễ, trung bình và khó. Giúp bé có thể làm quen từ các bài toán từ thấp cho đến cao một cách dễ dàng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, hệ thống ứng dụng còn có thể thống kê điểm số và thời gian của bé trên màn hình, nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có thể theo dõi và đánh giá năng lực học của bé.
App game hay – Finger Math
Finger Math được biết đến bởi sự nâng cấp của cách đếm ngón tay thông thường, chỉ đơn giản với 2 bàn tay là bé có thể đếm dễ dàng từ 1-100. Với phần mềm này sẽ giúp bé cải thiện được khả năng tính toán và đẩy nhanh sự tư duy. Vì thế, Finger Math đang trở thành một ứng dụng học toán mà các bậc huynh luôn tin tưởng và cho bé sử dụng.
Phần mềm trò chơi – MathPlay
Phần mềm trò chơi này đang được nhiều người đánh giá cao nhờ chương trình học rất phong phú và bám sát nội dung trên trường lớp của bé. Cùng với đó là sự kết hợp các bài giảng video với những game thử thách bé theo từng tiến độ trong bài học.
Điều này sẽ vừa giúp cho bé thích thú và kích thích sự quan tâm từ bé, vừa sẽ đảm bảo cho bé củng cố được các kiến thức ở trong chương trình học.
Xem thêm: Tất tần tật về các cách thức dạy toán cho trẻ 5-6 tuổi hiệu quả ngay tại nhà
Một số lưu ý khi dạy trẻ 5-6 tuổi học toán thông qua trò chơi
Việc học toán thông qua trò chơi là một điều tốt, nhưng để bé có thể tiếp thu các kiến thức một cách tốt nhất. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý một số vấn đề sau đây.
-
Các bạn hãy kiên nhẫn khi chơi với con: Bất kỳ phương pháp học nào cũng cần có sự kiên nhẫn của bậc phụ huynh. Vì thế bạn không nên mắng con, quát con khi con chưa kịp hiểu. Bởi vì điều này sẽ gây ra áp lực vô hình cho trẻ, từ đó khiến cho các bé không còn thích thú và có cảm giác chán ghét môn Toán.
-
Ngôn ngữ hướng dẫn dễ hiểu: Khi bố mẹ hướng dẫn cho bé cách chơi những trò chơi, bạn phải hướng dẫn bằng những từ ngữ thật dễ hiểu cho bé. Tốt nhất thì hãy kết hợp cùng hành động mỗi khi giải thích cho bé nhé.
-
Khích lệ con: Để giúp bé có thể thích thú chơi hơn cho những lượt sau, bạn hãy động viên, khích lệ bé mỗi khi bé đạt được thành tích gì đó nhé.
Trên đây là một số trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi mà Wikihoc đã tổng hợp được. Hy vọng với những trò chơi này sẽ giúp cho bố mẹ và bé con có những giây phút cùng vui đùa bên nhau, cũng như mong rằng bé có thể tiếp thu những kiến thức hiệu quả thông qua các trò chơi này.