Một trong các phương pháp học đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay đó chính là phương pháp học toán tư duy bằng hình ảnh. Khi áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát triển toàn diện trí não mà không có cảm giác nhàm chán. Để kiểm chứng xem toán tư duy bằng hình ảnh có thực sự “thần thánh” như lời đồn hay không, cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Toán tư duy bằng hình ảnh là gì?

Toán tư duy bằng hình ảnh là một phương pháp học toán thông qua sử dụng các hình ảnh thay thế cho các con số cụ thể. Thông qua những hình ảnh này, học sinh có thể dễ dàng tính toán và đưa ra những con số đáp án chính xác. Việc sử dụng hình ảnh trong quá trình tính toán này sẽ giúp kích thích trẻ học tập được tốt hơn.

Phương pháp học toán tư duy bằng hình ảnh là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các lợi ích khủng từ việc học toán tư duy bằng hình ảnh

Sở dĩ toán tư duy bằng hình ảnh được nhiều phụ huynh sử dụng cho con mình là bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho học tập. Những lợi ích nổi bật phải kể đến như:

  • Giúp trẻ học tập hiệu quả: Với những bạn nhỏ lứa tuổi còn ít thì việc học tập hay cộng trừ là rất khó để trẻ hình dung. Vì thế, việc sử dụng hình ảnh thay cho những phép tính khô khan sẽ là cơ sở trực quan sinh động, giúp trẻ bắt đầu với việc cộng trừ dễ dàng hơn.

  • Giúp tăng khả năng sáng tạo cho trẻ: Việc sử dụng những hình ảnh trực quan sẽ giúp trí tưởng tượng và tư duy của trẻ được cụ thể hóa thông qua những tình huống. Từ việc tư duy sáng tạo ấy, trẻ có thể có được đáp án chính xác nhất.

  • Giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn: Học toán bằng hình ảnh có thể giúp trẻ phát triển cả hai bán cầu não, nhất là khả năng tư duy cho não phải.

  • Giúp nền kiến thức của trẻ được vững vàng hơn: Việc học toán tư duy thông qua những hình ảnh sẽ giúp trẻ hiểu được không chỉ đơn thuần là ở bài toán này mà còn giúp trẻ hiểu một cách sâu xa, thẳng vào cốt lõi của vấn đề. Bên cạnh đó, trẻ cũng được rèn luyện về kỹ năng, về cách tư duy để hiểu bản thân sâu xa hơn.

  • Giúp thỏa mãn trí tò mò của bé: Trong giai đoạn mầm non đến tiểu học là thời điểm trẻ có xu hướng hiếu động, nghịch ngợm và luôn tò mò với những thứ xung quanh. Do đó, toán tư duy bằng hình ảnh không chỉ giúp trẻ học toán mà còn là cơ hội giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới trực quan bên ngoài như là đồ vật, con vật, cây cối,…

Tham khảo thêm:   Top 10+ cách dạy trẻ 3 tuổi học toán hiệu quả mà ba mẹ nào cũng nên biết

Toán tư duy bằng hình ảnh giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, toán tư duy bằng hình ảnh là phương pháp học toán hiện đại, giải quyết được khó khăn về tính “khô khan” của môn toán. Vì thế, nếu bé được theo học theo phương pháp này, ba mẹ không cần phải lo lắng rằng con sẽ khó tiếp thu hay nhanh chán nữa.

Tổng hợp hơn 10 dạng toán tư duy bằng hình ảnh mới nhất 2022

Để giúp ba mẹ có thể hình dung rõ về dạng toán tư duy bằng hình ảnh này, Wikihoc sẽ bật mí cho ba mẹ 10 dạng ngay sau đây:

Dạng 1: Bài tập nhận biết về màu sắc

Để chỉ cho trẻ nhận biết về màu sắc thì hiển nhiên các hình ảnh về màu sắc là công cụ giúp ích trực quan nhất. Đây luôn sẽ là tâm điểm chú ý của trẻ nhỏ bởi hầu hết trẻ em đều yêu thích các hình ảnh về màu sắc. Hình ảnh có thể là những que kem, nhưng đôi vớ hay những quả cầu với màu sắc khác nhau sẽ giúp bé dễ hình dung hơn rất nhiều.

Dạng bài tập về nhận biết màu sắc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 2: Bài tập về nhận biết lớn hơn, bé hơn

Đối với dạng bài tập về nhận biết lớn hơn, bé hơn này sẽ giúp trẻ nhỏ có được những hình ảnh trực quan và lối suy nghĩ tích cực hơn. Thông qua việc học những bài tập này, bé có thể phát huy trí tưởng thưởng bên ngoài thực tế tốt hơn.

Dạng 3: Bài tập về điền số vào chỗ trống

Đây là dạng toán được thiết kế theo dạng hình ảnh khá nhiều. Thông qua việc học những bài toán này, trẻ có thể nắm vững được quy luật về các con số theo cách trực quan và dễ hiểu nhất. 

Dạng 4: Bài tập về khoảng cách

Dạng bài này có thể được thiết kế theo kiểu khoảng cách giữa đồ vật hay con vật với nhau. Cách này sẽ giúp trẻ đo lường và hiểu được bản chất thật sự của khoảng cách là gì. Các thông số, đơn vị về khoảng cách cũng sẽ giúp trẻ tự hình thành được các khái niệm liên quan.

Tham khảo thêm:   Phương pháp học toán A+ có thực sự hiệu quả như nhiều người nghĩ?

Dạng 5: Bài tập về tìm đường trong mê cung

Đây là dạng bài được xem là “hot” nhất trong những dạng toán tư duy bằng hình ảnh. Bởi dạng toán này không chỉ được trẻ nhỏ yêu thích mà đến cả ba mẹ cũng phải “u mê”. Ba mẹ có thể lựa chọn cho con các hình ảnh thú vị như là đường từ nhà đến trường, đi kèm với quá trình di chuyển trong “mê cung” là những tuyến đường khác nhau để trẻ có thể tìm ra con đường đến trường nhanh nhất.

Dạng toán tìm đường trong mê cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 6: Bài tập dạng phép tính

Dạng bài này liên quan đến những phép tính cộng, trừ, nhân chia nhưng sẽ được lồng ghép thông qua hình ảnh của các con vật hay đồ vật để trẻ có thể tư duy dễ dàng hơn. Thay vì việc sử dụng các con số khô khan thì cách làm này sẽ giúp trẻ dễ hình dung và nhận biết kết quả nhanh chóng.

Dạng 7: Bài tập về tìm các quy luật

Bài toán này có thể kết hợp cả hình ảnh và các màu sắc để trẻ dễ dàng tìm ra đáp án hơn. Thông qua việc học hỏi từ các bài toán này, trẻ không chỉ nhận biết được cách tính toán cộng trừ, cách phân biệt màu sắc mà còn gia tăng được khả năng logic, khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của trẻ.

Dạng 8: Bài tập về nối vật có cùng đặc điểm

Dạng bài này khá giống với bài tìm quy luật thế nhưng nó giới hạn tập trung hơn. Có thể nói rằng dạng toán này là cấp độ dễ của tìm quy luật. Trẻ thông qua đó sẽ tìm ra được điểm giống và khác nhau giữa các vật để nối chúng với nhau, tăng khả năng tư duy logic và quan sát tỉ mỉ của trẻ.

Bài toán nối vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 9: Bài toán xếp hình

Để giúp trẻ hoạn thiện khả năng tưởng tượng và tư duy thì bài toán xếp hình là cách được áp dụng hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể thông qua những hình mẫu sẵn có như con vịt, cái thuyền, con dê để tạo ra những mảnh ghép cho trẻ ghép đúng hình những con vật đó.

Dạng 10: Bài toán đếm giờ

Thay vì đưa ra những con số giờ, ký hiệu giờ sáng, giờ tối để con nhận biết về số giờ thì ba mẹ có thể sử dụng hình vẽ đồng hồ kết hợp đáp án dạng nối để con dễ quan sát. Thông qua cách này, trẻ không chỉ nhận biết rõ về số giờ, các đơn vị giờ mà còn có thể xem chính xác thời gian thông qua đồng hồ trong thực tế.

Xem thêm: Có nên cho bé học toán tư duy hay không? Độ tuổi nào là thích hợp để bắt đầu học toán tư duy?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 2 phép trừ có nhớ: Khái niệm, các dạng bài tập và bí quyết học hay

Wikihoc Math – Khởi nguồn tư duy toán học cho trẻ nhỏ

Wikihoc Math là ứng dụng học toán tư duy thông minh dành cho trẻ mầm non và tiểu học uy tín nhất hiện nay. Với Wikihoc Math, bé không chỉ được học toán thông qua các hình ảnh mà mỗi dạng toán là một “khu vườn trò chơi” với phương pháp dạy học tích cực, kích thích tư duy logic và sáng tạo của bé. Bên cạnh đó, bé cũng được học với sách bổ trợ giúp bé rèn luyện và khơi gợi lại trí nhớ.

Với phương pháp dạy học linh hoạt, hiện đại, Wikihoc Math là khởi nguồn giúp trẻ phát triển cả 5 năng lực tư duy và hình thành tư duy logic ngay từ nhỏ. Đây cũng là công cụ giúp bé xây dựng nền tảng kiến thức toán học vững vàng để quá trình học tập trên lớp của bé diễn ra thật hiệu quả.

Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Wikihoc thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.

Ứng dụng học toán Wikihoc Math - người bạn đồng hành số 1 của trẻ. (Ảnh: Wikihoc)

Một số lưu ý cần nhớ khi dạy trẻ học toán tư duy bằng hình ảnh

Ba mẹ đừng quên rằng để con có thể học toán tư duy bằng hình ảnh một cách hiệu quả nhất thì cần phải luôn có sự đồng hành của người lớn để trẻ học được đúng bản chất. Ngoài những dạng toán phía trên, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi dạy trẻ học toán tư duy thông qua hình ảnh sau đây:

  • Hướng dẫn trẻ cách để giải quyết vấn chứ không giải quyết giúp trẻ: Các bé khi mới bắt đầu làm quen với loại phương pháp này ắt hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc. Vì vậy, ba mẹ cần dành nhiều thời gian để đồng hành cùng trẻ, hướng dẫn và kiên nhẫn giúp trẻ tìm cách để giải quyết được vấn đề. Trẻ là người tự giải quyết và có sự đồng hành và hỗ trợ trẻ sẽ giúp trẻ hiểu rõ và nhớ vấn đề được sâu sắc nhất.

  • Khuyến khích trẻ tích cực đặt câu hỏi và phản biện lại: Từ những câu hỏi thẳng vào vấn đề này, ba mẹ sẽ biết con mình đã hiểu rõ được đến đâu, gặp khó khăn ở những điểm nào và giúp trẻ giải quyết được nhanh chóng nhất. Phương pháp học toán tư duy bằng hình ảnh này cũng sẽ giúp trẻ kích thích được tư duy phản biện hiệu quả.

  • Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học: Để việc học toán bằng hình ảnh không trở nên khô khan, ba mẹ có thể lồng ghép vào các trò chơi, các phần thưởng và hình phạt để tạo động lực kích thích trẻ chủ động tiếp thu kiến thức.

  • Không áp đặt vào khuôn khổ: Ba mẹ hãy coi việc học toán của bé là một hình thức vừa học vừa chơi, không nên đặt vào bất kỳ khuôn khổ hay thành tích nào cả. Bởi nếu áp đặt khuôn khổ, bé sẽ hình thành nỗi lo sợ và từ đó kìm hãm tư duy sáng tạo của trẻ.

Lưu ý khi dạy trẻ học toán tư duy bằng hình ảnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin kể trên, chúng ta đã hiểu rõ được về toàn tư duy bằng hình ảnh. Học tập và rèn luyện theo phương pháp học toán này rất nhanh chóng sẽ giúp trẻ mang lại những hiệu quả cao. Nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn trong việc thiết kế các bài toán làm sao để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, hãy tham khảo ngay lộ trình học của Wikihoc Math – ứng dụng học toán số 1 cho bé nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *