Dạng bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc là dạng bài tập toán cơ bản mà các bé nên nắm vững từ kiến thức cơ bản. Phụ huynh nên chú tâm cho bé học những kiến thức này để bé có nền tảng căn bản nhất. Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về kiến thức này, hãy cùng Wikihoc khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.

Đường gấp khúc là gì?

Đường gấp khúc được hiểu đơn giản là một đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng. Ngoài ra, dưới đây là một số đặc điểm nói về đường gấp khúc toán lớp 2 để các em hiểu rõ:

  • Một đường gấp khúc thường có thể có hai đoạn thẳng, ba đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng khác nhau.
  • Đường gấp khúc được đọc tên theo thứ tự các điểm kế tiếp nhau.
  • Một đường gấp khúc thường được tạo thành từ nhiều đoạn thẳng khác nhau. Như một đường gấp khúc ABCD sẽ được tạo thành từ ba đoạn thẳng AB, BC, CD.

Lý thuyết về toán lớp 2 đường gấp khúc tuy không quá phức tạp, tuy nhiên bé cần phải nắm vững để hỗ trợ việc học sau này.

Ví dụ về đường gấp khúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tầm quan trọng của kiến thức toán lớp 2 đường gấp khúc

Kiến thức cơ bản là một nền tảng quan trọng và cần phải nắm vững để sau này học cao lên bé sẽ tránh được trường hợp bị “mất gốc”. Chính vì thế, kiến thức về đường gấp khúc có tầm quan trọng rất lớn và bé nên nắm vững ngay từ đầu.

Tham khảo thêm:   Vén màn lời giải có nên cho bé học toán tư duy ở tiểu học?

Học tốt được đường gấp khúc chính là bước đầu cho bé làm quen với nền tảng về toán lớp 2 hình học – một dạng toán khá khó. Ngoài ra, việc học những đường thẳng còn nâng cao khả năng tư duy và phát triển trí não của các bé.

Cách tính độ dài đường gấp khúc toán lớp 2

Công thức tính độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các cạnh của đường thẳng tạo thành đường gấp khúc đó. Điều kiện là độ dài các đoạn thẳng đó cùng đơn vị đo.

Ví dụ 1: Tình độ dài của đường gấp khúc ABCD với các số đo AB = 2cm, BC = 4cm, CD = 5cm.

Hướng dẫn:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là: AB + BC + CD = 2 + 4 + 5 = 11 (cm)

Ví dụ 2: Tính độ dài đường gấp khúc CDBC có độ dài các đoạn thẳng CD = 1dm, DB = 5cm, BC = 9cm.

Hướng dẫn:

Đổi CD = 1dm = 10cm.

Độ dài đường gấp khúc CDBC là: CD + DB + BC = 10 + 5 + 9 = 24 (cm)

Các dạng bài tập toán thường gặp về đường gấp khúc

Đường gấp khúc là một dạng bài toán cơ bản dành cho các bé lớp 2, loại bài tập này giúp bé nâng cao khả năng tư duy về hình học và phát triển trí tuệ tốt hơn. Thông thường, toán lớp 2 đường gấp khúc sẽ có 3 dạng bài tập chủ yếu, cùng Wikihoc tìm hiểu dưới đây nhé!

Dạng 1: Vẽ đường gấp khúc theo yêu cầu

Phương pháp giải: Các bé chỉ cần nối các điểm không thẳng hàng đã được cho trước lại với nhau bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo thành đường gấp khúc hoàn chỉnh.

Dạng bài tập này tuy đơn giản, nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc giúp bé làm quen với đường gấp khúc và nhớ lâu hơn dạng lý thuyết này.

Ví dụ: Nối ba điểm A, B, C được cho trước như hình vẽ dưới đây, các bé sẽ có được đường một đường gấp khúc ABC

Dạng 2: Tính độ dài đường gấp khúc

Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính độ dài đường gấp khúc abcd lớp 2 sẽ được tính bằng tổng độ dài của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó để giải chính xác.

Tham khảo thêm:   Top 7+ ứng dụng học toán trên điện thoại tốt nhất hiện nay

Ví dụ: Cho đường gấp khúc ABC có độ dài các cạnh AB = 5cm, BC = 7cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?

Hướng dẫn: 

Độ dài đường gấp khúc ABC được tính bằng: AB + BC = 5 + 7 = 12 (cm)

Vậy đáp số là: 12cm.

Dạng 3: Đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ

Phương pháp giải: Đọc tên đường gấp khúc bắt đầu từ đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường, tiếp theo là đối chiếu các điểm bắt đầu từ trái sang phải hay từ phải sang trái của đường gấp khúc.

Ví dụ: Đọc tên của đường gấp khúc trong hình vẽ sau:

Dạng bài tập đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn: Tên đường gấp khúc sẽ được đọc là ABC hay CBA.

Bí quyết làm bài tập về đường gấp khúc lớp 2 hiệu quả

Muốn học tốt dạng bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc hiệu quả cho bé, bố mẹ có thể áp dụng ngay một số bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

Xây dựng nền tảng toán học lớp 2 cho bé với Wikihoc Math

Đối với kiến thức toán lớp 2 nói chung, độ dài đường gấp khúc lớp 2 nói riêng đểu là những kiến thức cơ bản mà bé cần phải nắm rõ ngay từ ban đầu để giúp học các dạng toán nâng cao hiệu quả hơn. Chính vì vậy, bố mẹ có thể tạo nền tảng toán học vững chắc cho trẻ thông qua ứng dụng Wikihoc Math.

Đây là một trong những ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh online mà Wikihoc phát triển dành cho đối tượng trẻ em mầm non và tiểu học, nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất. Để qua đó giúp trẻ xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả.

Điểm đặc biệt khi học toán cùng Wikihoc Math chính là học thông qua video, hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ kích thích khả năng tư duy, ghi nhớ và hứng thú hơn cho trẻ. Nội dung được dựa trên hơn 60 chủ đề toán, chia thành 4 cấp độ tương ứng với từng độ tuổi và lớp học khác nhau. Để qua đó giúp bố mẹ dễ dàng lựa chọn được cấp độ phù hợp nhất với năng lực của trẻ.

Tham khảo thêm:   Top 5+ đồ chơi toán học HOT nhất hiện nay, giúp trẻ phát triển trí tuệ vượt trội

Cùng với đó, Wikihoc Math sẽ cung cấp hơn 10.000 hoạt động tương tác như trò chơi, giải đố, đố vui… Điều này góp phần gia tăng sự hứng thú khi trẻ học toán hơn trên sách vở, cũng như phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ.

Hứa hẹn, với mỗi giây phút học toán với Wikihoc Math cùng trẻ sẽ là một niềm vui, để bé có sự hứng thú và đam mê với môn học này ngay từ nhỏ hiệu quả hơn. Bố mẹ có thể tải ứng dụng về để trải nghiệm miễn phí, chi tiết tại:

Phân biệt giữa các loại: đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc

Vấn đề phân biệt giữa 3 loại đường cơ bản rất quan trọng và cần thiết trong quá trình học của trẻ. Những loại đường này cũng có nhiều điểm giống nhau, nên không được dạy kỹ ngay từ đầu thì việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra.

  • Đường thẳng là một đường dài vô hạn, tất cả các điểm đều nằm trên một đường thẳng tuyệt đối.

  • Đường cong tương tự như đường thẳng, nhưng các điểm này trên đường thẳng đó không thẳng hàng với nhau. Có thể nói đường thẳng là một trường hợp đặc biệt của đường cong.

  • Đường gấp khúc là một đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng

Phân biệt giữa 3 loại đường cơ bản rất quan trọng và cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm bài tập độ dài đường gấp khúc nhiều để thành thạo và nắm kĩ cách giải bài

Ngoài việc học lý thuyết thông qua sách vở thì làm bài tập tính độ dài đường gấp khúc là điều vô cùng cần thiết. Vì nó giúp các bé có thể nhớ lâu hơn những kiến thức được dạy và thành thạo được cách giải những dạng bài tập đường gấp khúc. Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng và nên được áp dụng để củng cố kiến thức cho các bé tốt hơn.

Dùng máy tính cầm tay để kiểm tra đáp án

Phụ huynh nên cho bé sử dụng những thiết bị như máy tính cầm tay để kiểm tra đáp án. Đa phần cha mẹ đều rất bận và không thể theo sát để dạy con được. Sử dụng máy tính sẽ giúp bé kiểm tra được bài tập mình làm đã đúng hay chưa và tiết kiệm thời gian của phụ huynh.

Xem thêm: Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 về đoạn thẳng từ cơ bản đến nâng cao

Một số bài tập về đường gấp khúc lớp 2 để bé tự luyện

Một số dạng bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc cơ bản như sau:

(Tổng hợp)

Qua bài viết trên, hy vọng Wikihoc đã cung cấp đến cho các bé kiến thức cơ bản nhất về toán lớp 2 đường gấp khúc. Chúc các bé nắm vững được những kiến thức nền tảng này nhé!

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *