Học toán lớp 4 giây thế kỉ là một trong những phần kiến thức cơ bản, không chỉ ứng dụng trong toán học mà còn liên quan đến yếu tố thời gian trong thực tế. Vậy nên, để giúp các bé học tốt về kiến thức này, dưới đây Wikihoc sẽ tổng hợp những bí quyết dạy học hay và bài tập để các em luyện tập hiệu quả.

Toán lớp 4 giây thế kỷ là gì?

Ví dụ:

60 giây = 1 phút

1 thế kỉ = 100 năm

5 thế kỉ =500 năm

100 năm = 1 thế kỉ

9 thế kỉ = 900 năm

Giây, thế kỉ thực chất cũng là những đơn vị đo thời gian. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các cách quy đổi đơn vị giây thế kỉ trong toán lớp 4

Thực chất, các quy đổi đơn vị giây thế kỷ cũng khá đơn giản. Cụ thể:

* Lưu ý: Thế kỷ thường được viết bằng chữ số la mã

Tổng hợp bài tập toán lớp 4 giây thế kỉ kèm lời giải chi tiết

Để giúp các em dễ dàng chinh phục dạng toán này, dưới đây là một số bài tập toán giây thế kỉ lớp 4 kèm hướng dẫn giải chi tiết:

Có nhiều bài tập liên quan đến giây, thế kỉ trong toán học và thực tiễn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giải bài tập Giây thế kỉ Toán lớp 4, trang 25 SGK

Phương pháp giải: Các em áp dụng chính xác các quy tắc đổi các đơn vị giây, thế kỉ như trên để giải bài tập.

Bài tập toán lớp 4 trang 25 bài 1:

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1 phút = … giây

60 giây = … phút

2 phút = … giây

7 phút = … giây

1/3 phút = … giây

1 phút 8 giây = … giây

b) 1 thế kỉ = …năm

100 năm = …..thế kỉ

5 thế kỉ =…năm

9 thế kỉ =….năm

1/2 thế kỉ = …năm

1/5 thế kỉ = ….năm

Đáp án:

a) 1 phút = 60 giây

60 giây = 1 phút

2 phút = 120 giây

7 phút = 420 giây

1/3 phút = 20 giây

1 phút 8 giây = 68 giây

b) 1 thế kỉ = 100 năm

100 năm = 1 thế kỉ

5 thế kỉ = 500 năm

9 thế kỉ =900 năm

1/2 thế kỉ = 50 năm

1/5 thế kỉ = 20 năm

Bài tập toán lớp 4 trang 25 bài 2:

a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

Tham khảo thêm:   Bật mí cho ba mẹ 4 mẹo dạy Toán lớp 1 tại nhà hỗ trợ phát triển khả năng tư duy ở trẻ

c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

……………

– Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

– Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Đáp án:

a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ mười chín (thế kỉ XIX)

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX)

b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX)

c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ ba (thế kỉ III)

Bài tập toán lớp 4 trang 25 bài 3:

a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay được bao nhiêu năm?

b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay được bao nhiêu năm?

Đáp án:

a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ XI.

Tính đến nay (năm 2021) đã được số năm là :

2021 – 1010 = 1011 (năm)

b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ X.

Tính đến nay (năm 2021) đã được số năm là :

2021 – 938 = 1083 (năm).

Giải bài luyện tập Giây thế kỉ Toán lớp 4, trang 26 SGK

Phương pháp giải: Các em cần phải xem lại kiến thức về đơn vị đo thời gian như ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây để giải bài tập chính xác.

Bài tập toán lớp 4 trang 26 bài 1:

a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 (hoặc 29) ngày.

b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày

Các năm không nhuận thì tháng hai chỉ có 28 ngày.

Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

Đáp án:

a) Những tháng có 30 ngày là: tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11.

Những tháng có 31 ngày là: tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12.

Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là tháng 2.

b) Năm nhuận có 266 ngày. Năm không nhuận có 365 ngày.

Bài tập toán lớp 4 trang 26 bài 2:

3 ngày =… giờ

4 giờ = …. phút

8 phút = … giây

1/3 ngày = … giờ

1/4 giờ = …. giờ

1/2 phút = … giây

3 giờ 10 phút = … giờ

Tham khảo thêm:   Toán lớp 2 đường gấp khúc: Hướng dẫn giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao

2 phút 5 giây = … giây

4 phút 20 giây = … giây

Đáp án:

3 ngày = 72 giờ

4 giờ = 240 phút

8 phút = 480 giây

1/3 ngày = 8 giây

1/4 giờ = 6 giờ

1/2 phút = 30 giây

3 giờ 10 phút = 190 giờ

2 phút 5 giây = 125 giây

4 phút 20 giây = 260 giây

Bài tập toán lớp 4 trang 26 bài 3:

a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy, Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?

Đáp án:

a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ mười tám (thế kỉ XVIII).

b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy, Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 – 600 = 1380.

Năm đó thuộc thế kỉ mười bốn (thế kỉ XIV).

Bài tập toán lớp 4 trang 26 bài 4:

Trong cuộc thi chạy 600m, Nam chạy hết 1/4 phút, Bình chạy hết 1/5 phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?

Đáp án:

Ta có:

1/4 phút = 15 giây

1/5 phút = 12 giây

Vì 12 giây < 15 giây

Nên Bình chạy nhanh hơn Nam. Và nhanh hơn số giây là: 15 – 12 = 3 giây Đáp số: 3 giây

Bài tập toán lớp 4 trang 26 bài 5:

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Đồng hồ chỉ

A. 9 giờ 8 phút

B. 8 giờ 40 phút

C. 8 giờ 45 phút

D. 9 giờ 40 phút

b) 5kg 8g = ?

A. 58g

B. 508g

C. 5008g

D. 580g

Đáp án:

a) Đồng hồ chỉ 8 giờ 40 phút.

Khoanh vào B.

b) Ta có: 1kg = 1000g nên 5kg = 5000g.

Do đó: 5kg 8g = 5kg + 8g = 5000g + 8g = 5008g.

Vậy: 5kg 8g = 5008g.

Khoanh vào C.

Một số bài tập Toán Giây thế kỉ mở rộng Toán lớp 4 để các em tự luyện

Ngoài những bài tập trong SGK toán lớp 4, dưới đây là một số bài tập mở rộng về giây thế kỉ để các em tham khảo, tự luyện hiệu quả:

Bài 1. Điền số vào chỗ chấm:

a) 1/4 giờ = … phút

b) 1/5 giờ = … phút

c) 2 giờ 10 phút = … phút

d) 1 giờ 23 phút = …. phút.

Bài 2.

a) 1/3 của 4 phút là bao nhiêu giây?

b) 1/4 của 3 phút là bao nhiêu giây?

c) 1/5 của 2 phút là bao nhiêu giây?

Bài 3.

a) 62 giây = … phút … giây

b) 75 giây = … phút … giây

c) 130 giây = … phút … giây

d) 123 giây = … phút … giây

Bài 4. Viết số La Mã vào chỗ chấm:

a) Năm 91 thuộc thế kỉ …

b) Năm 1456 thuộc thế kỉ ….

Tham khảo thêm:   3 cách dạy Toán lớp 1 nhiều hơn ít hơn đơn giản, con hiểu bài ngay

c) Năm  547 thuộc thế kỉ …

d) Năm 1901 thuộc thế kỉ …

Bài 5. Bốn lớp A, B, C, D lần lượt có số học sinh là 34 bạn, 31 bạn, 36 bạn, 39 bạn. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu bạn?

Bài 6. Ba lớp quyên góp vở. Lớp 4A góp được 40 quyển vở, lớp 4B góp nhiều hơn lớp 4A là 10 quyển nhưng ít hơn lớp 4C là 4 quyển. Hỏi trung bình mỗi lớp góp bao nhiêu quyển vở?

Bài 7. Có 6 xe chở gạo, trong đó có 2 xe đầu mỗi xe chở 24 tạ gạo, số xe còn lại mỗi xe chở 18 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở mấy tấn gạo?

Bài 8. Tìm số trung bình cộng của các số tròn chục từ 10 đến 90

Bài 9. Trung bình cộng của hai số bằng 16. Biết một trong hai số đó bằng 18. Tìm số kia.

Bài 10: Trong cuộc thi bơi 100m, bạn Hà bơi hết 1/5 phút và bạn Lan bơi hết 1/6 phút. Hỏi trong hai bạn, bạn nào bơi nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu giây?

Bài 11: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm ….đến hết năm…..

b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ……

c) Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ……….Tính đến năm 2020, được …………năm

Bí quyết giúp bé học toán lớp 4 giây thế kỉ hiệu quả

Để giúp bé dễ dàng học tập, tiếp thu và ứng dụng kiến thức giây thế kỷ toán lớp 4, dưới đây là một số bí quyết hữu hiệu:

Cùng bé luyện tập thường xuyên là điều cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Nắm vững lý thuyết: Để giải bài tập hay ứng dụng thực tiễn hiệu quả, đòi hỏi các bé phải nắm vững lý thuyết như giây là gì, thế kỉ là gì? Cách quy đổi các đơn vị đo… Nếu bé quên hoặc chưa hiểu, phụ huynh nên hỗ trợ, hướng dẫn và củng cố kiến thức con kịp thời.

  • Ứng dụng toán học với thực tiễn: Với đơn vị giây, thế kỉ thì trong thực tiễn có rất nhiều như xem đồng hồ, xem các chương trình lịch sử…Để qua đó giúp bé dễ dàng hình dung, ghi nhớ và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

  • Tổ chức các trò chơi toán học: Để tạo sự hứng thú cho bé khi học toán, bố mẹ có thể nghĩ ra những trò chơi liên quan tới việc xem, tính toán thời gian… Kết hợp với đó nên có thêm quà động viên, khích lệ nếu con chơi thắng để bé có tinh thần học và chơi hơn.

  • Thực hành xuyên suốt: Để tránh việc bé học trước quên sau, phụ huynh nên khuyến khích, yêu cầu con thực hành nhiều hơn thông qua việc làm bài tập trên SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm trên internet, luyện thi…

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức toán lớp 4 giây thế kỷ, một chủ đề toán được ứng dụng xuyên suốt chương trình học cho đến thực tiễn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh, cũng như là các bé có thêm tài liệu dạy và học toán một cách tốt hơn.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *