Chủ đề toán lớp 2 hình học là một phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình. Do vậy để trẻ học tốt cha mẹ cần có phương pháp dạy khoa học. Trong bài viết này Wikihoc sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Cùng tham khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây nhé!

Làm quen với các dạng hình học trong chương trình toán lớp 2

Để trẻ học tốt và tiếp thu nhanh thì trước hết cần cho trẻ làm quen với một số hình học. Trẻ sẽ nhận biết và phân biệt được khi gặp phải các hình đó. Dưới đây là dạng hình trong chương trình toán lớp 2:

Hình tứ giác

Hình tứ giác là đa giác gồm có 4 đỉnh và 4 cạnh. Trong đó sẽ không có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên 1 đường thẳng. Tứ giác có thể là tứ giác kép hoặc tứ giác đơn và có thể lồi hoặc lõm.

Tứ giác đơn sẽ không có cặp cạnh đối cắt nhau. Tứ giác kép sẽ có 2 cặp cạnh đối cắt nhau. Tứ giác lõm là hình có chứa một góc có số đo lớn hơn 180 độ. Trong đó 1 trong 2 đường chéo sẽ nằm ngoài của hình. Tứ giác không đều là hình không có một cặp cạnh nào song song với nhau.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các phương thức dạy toán cho bé 4 tuổi thường được áp dụng nhất hiện nay

Hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình vuông

Hình vuông chính là một hình tứ giác đều. Trong đó 4 cạnh của chúng đều bằng nhau. Hình vuông có 4 góc bằng nhau. Đồng thời cũng có thể coi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau.

Hai đường chéo của hình vuông có độ dài bằng nhau và cắt tại một điểm. Đường chéo của hình vuông sẽ chia hình thành 2 phần bằng nhau. Đồng thời nó cũng có tất cả các tính chất của hình thoi và hình chữ nhật.

Hình vuông trong toán lớp 2 hình học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình chữ nhật

Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông bằng nhau. Trong hình chữ nhật hai đường chéo sẽ bằng nhau và cắt tại một điểm. Nó có đầy đủ tính chất của một hình thang cân và hình bình hành. Hai cạnh đối của hình sẽ luôn song song và bằng nhau đồng thời hai góc đối cũng sẽ bằng nhau.

Hình chữ nhật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình tam giác

Tam giác là hình rất cơ bản và dễ bắt gặp trong toán lớp 2 hình học. Nó chính là 3 điểm không thẳng hàng và được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

Tam giác ABC là một hình gồm có 3 đoạn thẳng: AB, AC, BC tạo thành. 3 điểm này phải không thẳng hàng với nhau. Tam giác có thể là một đa giác đơn hoặc một đa giác lồi. Một tam giác sẽ có ít nhất là 3 cạnh.

Hình tam giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số bài tập đếm hình dành cho học sinh lớp 2

Dưới đây là một số dạng  bài tập đếm hình giúp trẻ củng cố thêm kiến thức khi học. Hãy cùng theo dõi với Wikihoc nhé!

Bài 1: Hãy liệt kê các hình tam giác và tứ giác trong hình vẽ dưới đây?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bài tập và cách giải toán lớp 4 dãy số tự nhiên chi tiết

Bài 2: Hình vẽ bên có tất cả bao nhiêu hình vuông?

Bài 3: Có bao nhiêu hình vuông và hình chữ nhật?

Bài 4: Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác và tam giác?

Bài 5: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tam giác và tứ giác?

Trên đây là những dạng bài tập đếm hình từ cơ bản đến nâng cao rất thích hợp để trẻ tự rèn luyện tại nhà. Cha mẹ hãy cho trẻ làm nhiều lần để hiểu lâu và nhớ sâu hơn nhé!

Những mẹo hay giúp cho việc dạy con học toán dễ dàng hơn

Toán lớp 2 hình học là chủ đề quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Ngoài việc cho trẻ làm các dạng bài tập thì sự đồng hành của cha mẹ có vai trò rất quan trọng. Do vậy để việc dạy trẻ dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Cha mẹ cần nắm được một số mẹo hay dưới đây nhé!

Đồng hành cùng trẻ

Tự giác là một đức tính rất tốt cần được phát huy ở trẻ nhỏ. Nhưng đối với lứa tuổi tiểu học thì trẻ lại thường có xu hướng thích học và chơi cùng cha mẹ. Do vậy ba mẹ hãy dành nhiều thời gian cùng bé học và giải các bài tập. Khi trẻ gặp khó khăn hãy giải thích từ từ để trẻ hiểu.

Bạn có thể đóng vai diễn cô giáo và học sinh hoặc đổi ngược lại mình là học trò còn bé là thầy cô. Việc này sẽ giúp trẻ hào hứng hơn trong các buổi học mà không bị nhàm chán.

Đặc biệt khi trẻ không giải được bài tập đừng vì nóng vội mà giải thay trẻ hoặc la mắng trẻ. Hành động này sẽ không giúp trẻ học tốt hơn mà nó còn làm trẻ mất đi khả năng tự tư duy và nhút nhát hơn.

Tham khảo thêm:   20+ website học toán trực tuyến chất lượng hàng đầu Việt Nam

Xem thêm: Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 hình tứ giác từ cơ bản đến nâng cao

Luôn đồng hành cùng trẻ khi học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chia nhỏ khung thời gian học

Trong một ngày không nên ép trẻ học quá nhiều thay vào đó bạn hãy chia nhỏ thời gian học ra. Vừa học vừa chơi được coi là phương pháp học tập rất hiệu quả mà nhiều người khuyên dùng.

Với trẻ ở độ tuổi tiểu học thì 15 đến 20 phút là khoảng thời gian lý tưởng cho một phiên học. Khi buổi học bị kéo dài quá lâu sẽ khiến bé mau chán và không tập trung. Hơn nữa bạn cũng sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn.

Nên chia nhỏ thời gian học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chia nhỏ các kiến thức cần học

Một trong những phương pháp học được áp dụng nhiều nhất tại các quốc gia đó là Micro Learning. Bằng cách học này khối lượng kiến thức sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều phần trong thời gian ngắn giúp việc học hiệu quả hơn.

Chẳng hạn như khi dạy bé cộng 2 số trong phạm vi dưới 5. Bạn hãy dạy trẻ cộng số đó với 0 rồi tăng dần lên 1,2,3…Cách cộng này có thể sử dụng được bằng các ngón tay. Nhưng khi cộng theo Micro Learning trẻ sẽ hiểu được một số bất kỳ khi cộng với 0 thì sẽ bằng chính nó.

Không dạy quá nhiều kiến thức trong một buổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó khi kiến thức được chia nhỏ thành nhiều phần. Trẻ sẽ nhớ lâu hơn và không bị quá tải. Học vừa phải nhưng hiểu sâu là mục tiêu chính của phương pháp này.

Trên đây là những thông tin về toán lớp 2 hình họcWikihoc muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng những kiến thức đó sẽ giúp bé nhà bạn học tập tốt hơn chương trình toán tiểu học. Đồng thời bạn cũng có thêm kinh nghiệm để giúp trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *