Bài viết này sẽ cung cấp tất cả các kiến thức về toán lớp 2 ngày tháng, cùng các dạng bài tập vận dụng thực tế chi tiết nhất. Giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy trẻ cách nhận biết cũng như hiểu rõ ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong năm.

Các kiến thức cơ bản về ngày, tháng, năm trong lịch dương (Lịch Tây)

Việc tìm hiểu kỹ các kiến thức về lịch dương trước khi dạy trẻ là điều cần thiết, để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình hướng dẫn. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà bạn cần biết về dương lịch.

Các kiến thức cơ bản về lịch dương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tổng quát về lịch dương 

Đây là loại lịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Bên cạnh lịch dương, thì Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung, còn sử dụng thêm một loại lịch khác tính theo chu kì của mặt trăng là lịch âm.

Ở dương lịch, một ngày được tính theo chu kỳ của bình minh và hoàng hôn, và thời gian mặc định của một ngày là 24 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này sẽ dôi ra một chút. Vì thế mà cứ cách 4 năm, thì chúng ta sẽ dư ra một ngày, được gọi là năm nhuận.

Cách tính lịch dương

 

Bạn cũng có thể dạy trẻ phân biệt được các ngày trong năm bằng quy tắc nắm bàn tay, và đếm đốt trên mui bàn tay. Cụ thể là cho trẻ nắm bàn tay phải thành nắm đấm để trước mặt (như hình minh họa) rồi tính từ trái qua phải (sau đó từ phải qua trái): Chỗ lồi ra của đốt xương ngón tay là tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi là tháng có 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11) hay 28 (có thể là 29) ngày (tháng 2) .

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách đọc và viết số 18 trong số la mã chi tiết nhất

Dạy trẻ nhận biết các số ngày trong tháng theo phương pháp nắm đấm phải. (Ảnh: Hoctot.hocmai.vn)

Tổng quan kiến thức về ngày giờ

Trong phạm vi bài viết này, Wikihoc sẽ không đề cập nhiều đến thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ có thể hiểu và làm bài tập vận dụng một cách dễ dàng hơn. Thì ba mẹ cần dạy bé những điều sau đây:

  • Một ngày sẽ có tất cả là 24 giờ

  • 24 giờ một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau (Hay từ 0 giờ sáng hôm trước đến 0 giờ sáng hôm sau)

  • Buổi sáng bao gồm từ 1 giờ đến hết 10 giờ

  • Buổi trưa được tính từ 11 giờ hết hết 12 giờ

  • Đối với buổi chiều thì sẽ được tính từ 13 giờ (1 giờ chiều) đến 18 giờ (6 giờ chiều)

  • Buổi tối thường được tính từ 19 giờ (7 giờ tối) đến 21 giờ (9 giờ tối)

  • Cuối cùng, đêm (hay khuya) chính là khoảng thời gian từ 22 giờ (10 giờ đêm) đến 24 giờ (2 giờ đêm).

Thời gian trong ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dạng bài tập vận dụng tại nhà

Để có thể dễ dàng ghi nhớ các kiến thức về toán lớp 2 ngày tháng bên trên, ba mẹ cần phải cho trẻ tiếp xúc và luyện tập nhiều hơn. Sau đây là các dạng bài tập về ngày tháng mà Wikihoc sàng lọc và tổng hợp. Bạn có thể cho con thường xuyên trả lời các câu hỏi này, để nâng cao khả năng nhận biết ngày tháng của trẻ.

Tham khảo thêm:   Cho trẻ làm quen với toán mầm non 3-4 tuổi ngay tại nhà và một số lưu ý cần biết

Xem thêm: Sử dụng phần mềm học toán lớp 2 trong quá trình giáo dục trẻ, nên hay không?

Bài tập 1:

a) Mẹ đi làm về đến nhà vào lúc 18 giờ. Hỏi mẹ đi làm về lúc đó là buổi nào?

b) Bố đi ngủ lúc 22 giờ. Hỏi lúc bố đi ngủ là tối hay đêm?

Bài tập 2:

a) Ngày 14 tháng 4 là thứ tư. Hỏi ngày 22 tháng 4 của cùng năm đó là thứ mấy?

b) Ngày 17 tháng 5 là thứ hai. Hỏi ngày 20 tháng 5 của cùng năm đó là thứ mấy?

c) Ngày 16 tháng 1 là thứ 6. Hỏi ngày 13 tháng 1 của cùng năm đó là thứ mấy?

d) Ngày 20 tháng 11 là thứ 6. Hỏi Ngày 12 tháng 11 của cùng năm đó là thứ mấy?

Bài tập 3:

a) Nếu tuần này thứ ba là ngày 16 tháng 12 thì thứ ba tuần sau là ngày nào, tháng nào?

b) Nếu tuần này chủ nhật là ngày 20 tháng 11 thì chủ nhật tuần trước là ngày nào, tháng nào?

Bài tập 4: Nếu thứ ba tuần này là ngày chẵn thì thứ ba tuần sau cũng là ngày chẵn đúng không?

Bài tập 5: Từ thứ ba đến thứ 7 trong cùng một tuần lễ. Cách nhau mấy ngày? Hôm nay là thứ 3, 5 ngày nữa Lan sẽ đón bố đi công tác về. Hỏi bố Lam đi công tác về vào thứ mấy?

Bài tập 6: Lan nói: “Tháng 2 năm thường (năm không nhuận) có 5 ngày chủ nhật “Thảo nói: “Không đúng! Tháng 2 năm thường (năm không nhuận) chỉ có 4 ngày chủ nhật”. Hỏi Lan và Thảo ai nói đúng, ai nói sai?

Cần cho trẻ thường xuyên giải các bài tập toán ngày tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy bé nhận biết và hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm

Việt Nam là một trong các Quốc Gia sử dụng song song hai loại lịch, vì thế mà bạn nên dạy trẻ cả các ngày lễ lớn của Việt Nam theo dương lịch và cả âm lịch.

Tham khảo thêm:   Toán tư duy Singapore: Phương pháp học toán theo tiến trình CPA hiện đại cho trẻ dưới 12 tuổi

Các ngày lễ lớn trong năm theo Dương lịch

  • 1/1: Tết Dương lịch.

  • 14/2: Lễ tình nhân (Valentine).

  • 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam.

  • 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ.

  • 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

  • 1/4: Ngày Cá tháng Tư.

  • 30/4: Ngày giải phóng miền Nam.

  • 1/5: Ngày Quốc tế Lao động.

  • 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

  • 13/5: Ngày của mẹ.

  • 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi.

  • 17/6: Ngày của cha.

  • 21/6: Ngày báo chí Việt Nam.

  • 28/6: Ngày gia đình Việt Nam.

  • 11/7: Ngày dân số thế giới.

  • 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ.

  • 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.

  • 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa.

  • 2/9: Ngày Quốc Khánh.

  • 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • 1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi.

  • 10/10: Ngày giải phóng thủ đô.

  • 13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam.

  • 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam.

  • 31/10: Ngày Hallowen.

  • 9/11: Ngày pháp luật Việt Nam.

  • 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.

  • 23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

  • 1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS.

  • 19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến.

  • 24/12: Ngày lễ Giáng sinh.

  • 22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Các ngày lễ lớn trong năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các ngày lễ lớn trong năm theo Âm lịch

  • 01/01: Tết Nguyên Đán

  • 15/01: Tết Nguyên tiêu

  • 10/03: Giỗ tổ Hùng Vương

  • 03/03: Tết Hàn thực

  • 14/04: Tết Dân tộc Khmer

  • 15/04: Lễ Phật Đản

  • 05/05: Tết Đoan Ngọ

  • 15/07: Vu Lan

  • 01/08: Tết Katê

  • 15/08: Tết Trung Thu

  • 09/09: Tết Trùng Cửu

  • 10/10: Tết Trùng Thập

  • 23/12: Ông Táo chầu trời

Hy vọng rằng, với những thông tin mà Wikihoc đã chia sẻ ngay trên đây. Sẽ giúp các bạn có một góc nhìn tổng quát hơn về lịch dương và lịch âm. Từ đó, việc dạy toán lớp 2 ngày tháng cho con tại nhà cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy theo dõi góc “Ba mẹ cần biết” của Wikihoc để đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé!

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *