Khi lên lớp 2, các bé sẽ được làm quen với kiến thức phép cộng trừ nâng cao hơn đó là cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Vậy làm thế nào để giúp bé học toán lớp 2 cộng trừ có nhớ hiệu quả? Vậy thì bố mẹ đừng bỏ qua những gợi ý mà Wikihoc chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Phép cộng trừ có nhớ trong toán lớp 2 là gì?

Khi học toán lớp 1, các bé đã được làm quen với phép tính cộng trừ, nhưng chủ yếu trong phạm vi 10 nên không có quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bước sang lớp 2 các bé sẽ được học kiến thức toán với phép tính cộng trừ nâng cao hơn chính là cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Cụ thể:

Phép cộng có nhớ lớp 2 là gì?

Ví dụ về phép tính cộng có nhớ. (Ảnh: Sigma Books)

Phép cộng có nhớphép cộng khi tính tổng số hạng thuộc hàng nào đó lại có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần đơn vị sẽ được ghi vào kết quả phép tính, còn hạng chục sẽ được cộng chuyển vào phần kết quả phía trước.

Ví dụ: 15 + 7. Ở đây 7 + 5 sẽ bằng 12 ta để 2 vào kết quả hàng đơn vị và nhớ 1 để cộng với kết quả hàng phía trước là 1 là 2 và kết quả cuối cùng sẽ bằng 22.

Phép trừ có nhớ là gì?

Cách tính phép trừ có nhớ lớp 2 cũng tương tự như phép cộng, nhưng ở đây thường số đơn vị ở số bị trừ sẽ nhỏ hơn số trừ nên sẽ phải chuyển 1 đơn vị ở số hàng chục của số bị trừ sang hàng đơn vị của nó. Sau khi tính xong sẽ phải giảm 1 đơn vị cho số hạng phía trước.

Ví dụ: 23 – 4, ở đây 3 không thể trừ được 4 nên bạn sẽ phải chuyển 1 đơn vị ở hàng chục sẽ thành 13 – 4 sẽ bằng 9. Sau khi chuyển 1 đơn vị cho hàng đơn vị, lúc này hàng chục của số 2 sẽ giảm đi một đơn vị là 2 – 1 = 1. Kết quả cuối cùng sẽ là 19.

Ngoài ra, với cách tính toán lớp 2 cộng trừ có nhớ với các số nhỏ trong phạm vi 20 thì có thể áp dụng cách đếm tiến hoặc lùi số tổng và số trừ.

Ví dụ, 15 + 6 thì bạn có thể đếm tiến lên từ số 15 thêm 6 đơn vị nữa sẽ là 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 thì kết quả là 21. Hay ví dụ 15 – 6 khi áp dụng toán trừ có nhớ thì chỉ cần đếm lùi 6 đơn vị tính từ 15 sẽ là 15, 14, 13, 12, 11, 10, 9, lúc này kết quả là 9.

Ví dụ phép tính trừ có nhớ trong toán lớp 2. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân khiến bé khó học toán lớp 2 cộng trừ có nhớ

Đối với các bé bắt đầu từ lớp 1 lên lớp 2 sẽ gặp nhiều khó khăn. Điền hình như:

  • Phạm vi kiến thức đã được nâng cao hơn: Cụ thể là các con số mà các bé phải tính toán đã lớn hơn nhiều, không chỉ là công trừ các số trong phạm vi 10 đầu ngón tay, thay vào đó các bé sẽ phải tính toán con số lên tới hàng chục, hàng trăm.
  • Rất nhiều bé không nắm được rõ đề bài, không thể suy luận: Đây là yếu tố dẫn tới việc bé bị mất căn bản về các con số, các phép toán nên khi làm bài tập dễ bị nhầm lẫn.
  • Bé không được hướng dẫn rõ về việc có nhớ trong phép tính cộng trừ các số lớn hơn 10: Nên thường bé dễ quên chỉ tính các số trong phạm vi là 10 với nhau và quên có nhớ ở hàng chục, từ đó dẫn tới kết quả bị sai.
  • Tâm lý của trẻ: Khi làm sai quá nhiều lần, cũng như không làm được các phép tính cộng trừ có nhớ sẽ dễ khiến bé có tâm lý chán nản, không còn hứng thú khi học toán.
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn dạy trẻ học Toán theo phương pháp Glenn Doman

Toán cộng trừ có nhớ là kiến thức nâng cao nên các bé dễ gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Download.vn)

Để khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi bố mẹ cần phải tìm được phương pháp học toán lớp 2 cộng trừ có nhớ hiệu quả, để bé có thể hiểu, ghi nhớ và hào hứng trong việc học hiệu quả hơn.

Một số phương pháp dạy bé học toán lớp 2 cộng trừ có nhớ hiệu quả

Đối với kiến thức học toán cộng trừ có nhớ lớp 2 khi các bé mới theo học sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy nên, để giúp bé ghi nhớ, áp dụng kiến thức này đúng và giải toán chính xác bố mẹ nên tham khảo một số phương pháp dạy học cho bé hiệu quả sau đây.

Học toán theo phương pháp tích cực cho bé cùng Wikihoc Math

Đối với các bé học lớp 2 cũng còn khá nhỏ, nên nếu học toán mà chỉ dựa trên sách vở thì con sẽ rất nhanh nhàm chán, học vẹt hay học trước quên sau. Chính vì vậy, để tạo sự hứng thú cho trẻ học toán, hay trường hợp bố mẹ không có nhiều thời gian để hỗ trợ bé học thì có thể tham khảo ngay ứng dụng Wikihoc Math.

Đây là một trong những ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh online được Wikihoc phát triển dành cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học. Điểm đặc biệt khi học toán cùng Wikihoc Math chính là bé được học thông qua nhiều phương pháp khác nhau như:Học thông qua video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh, học thông qua các trò chơi tương tác, học toán thông qua sách bài tập bổ trợ…

Đồng thời, Wikihoc Math cung cấp hơn 400 bài học dựa trên hơn 60 chủ đề toán bao gồm cả học phép tính cộng trừ nhân chia… được phân chia thành 4 cấp độ từ dễ đến khó. Để qua đó bố mẹ dễ dàng dựa vào năng lực của bé để chọn được chế độ học phù hợp nhất.

Đặc biệt, sau khi học toán cộng trừ cùng Wikihoc Math sẽ mang đến những lợi ích như:

  • Phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ
  • Phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ
  • Xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh

Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về Wikihoc Math, bố mẹ có thể tham khảo video sau hoặc tải ngay ứng dụng để cùng con trải nghiệm miễn phí nhé.

Cách làm toán cộng trừ có nhớ lớp 2 bằng cách phân tích đề bài

Bố mẹ nên hướng dẫn bé phân tích và nắm rõ đề bài yêu cầu gì, đó là phép tính cộng hay trừ, các con số như thế nào để có thể giúp bé làm bài đúng trọng tâm nhất.

Tham khảo thêm:   30 bài tập cùng 6 bí quyết học phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 hiệu quả

Trong quá trình làm bài tập, bố mẹ nên quan sát bé và thường xuyên hỏi con xem đã hiểu bài chưa? Có cần bố mẹ hỗ trợ không? Nếu bé chưa hiểu thì bạn nên kiên trì dạy con phân tích chi tiết từng ý, cho đến khi con nắm rõ được vấn đề và có thể tự giải toán chính xác.

Ngoài ra, bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé học phép toán cộng trừ có nhớ mỗi ngày theo kiến thức được học trên trường, kết hợp với kinh nghiệm kiến thức của bố mẹ để giúp bé dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo cách dạy của bố mẹ giống kiến thức bé học trên trường để tránh khiến con cảm thấy bị rối không biết nên học theo cách nào, dễ phát sinh tình trạng chán nản khi học.

Việc phân tích kỹ đề bài cho rất quan trọng. (Ảnh: Tailieu.com)

Dạy toán lớp 2 cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 chỉ trong 2 bước đơn giản

Để giúp bé học phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 đơn giản, bố mẹ chỉ cần áp dụng theo 2 bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Bố mẹ hãy cho bé viết các phép toán dưới dạng cột dọc (lưu ý nên viết các con số theo đúng hàng đơn vị và hạng chục của 2 số cộng/trừ thẳng cột với nhau).
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện phép tính cộng/trừ có nhớ từ hàng đơn vị đến hàng chục.

Lưu ý: Nếu phép tính cộng ở hàng đơn vị lớn hoặc bằng 10 nên lấy số ở hàng đơn vị đặt xuống kết quả, còn hàng chục sẽ cộng với con số ở hàng chục trước đó để thành một kết quả chính xác.

Còn phép trừ, nếu số hàng đơn vị trừ nhỏ hơn số trừ sẽ chuyển ở hàng chục phía trước một đơn vị để thực hiện phép trừ, sau đó sẽ phải giảm 1 đơn vị đó ở hàng chục khi tính kết quả.

Cần hướng dẫn bé tính theo cột dọc sẽ dễ hiểu hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học cộng trừ trong ngữ cảnh hàng ngày

Để giúp các bé học và ghi nhớ phép tính cộng trừ có nhớ chính xác hơn, hãy lấy ví dụ dựa vào ngữ cảnh thực tế xung quanh bé là phương pháp dạy tốt nhất.

Ví dụ: Mẹ có 12 viên kẹo, nhưng mẹ cho con 5 viên kẹo rồi thì hỏi trên tay mẹ còn bao nhiêu viên kẹo?

Sau đó mẹ sẽ từ từ hướng dẫn cho con đếm số viên kẹo trên tay mẹ, rồi lấy 5 viên chia cho con rồi đếm lại trên tay mẹ còn bao nhiêu viên. Như vậy đáp án bài toàn này sẽ là 12 – 5 = 7.

Đưa ra các bài toán liên quan tới thực tế với bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng bài tập toán lớp 2 về cộng trừ có nhớ thú vị để bé luyện tập

Để giúp bé nâng cao khả năng tính toán cộng trừ có nhớ trong toán lớp 2, dưới đây là một số dạng bài tập cơ bản mà bố mẹ có thể cùng bé luyện tập:

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

Một số bài toán đặt tính rồi tính cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn: Các phép tính trong bài đều là các phép tính thuộc bảng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Các bé sẽ phải suy nghĩ và tính toán để tìm ra kết quả chính xác. Ở đây sẽ viết theo dạng đặt tính rồi tính ở cột dọc sẽ giúp bé dễ hiểu và làm đúng hơn.

Ví dụ cách tính của phép tính đầu tiên, 60 – 5. Bắt đầu tính toán ở hàng đơn vị, ta thấy 0 – 5 không được nên sẽ chuyển 1 đơn vị ở hàng chục phía trước sẽ thành 10 – 5 = 5, ta hạ 5 xuống. Tiếp đến sang hàng chục, vì ta đã chuyển 1 đơn vị trước đó nên lúc này sẽ giảm 1 đơn vị có nghĩa là 6 – 1 = 5, ta hạ 5 xuống. Lúc này, kết quả nhận được sẽ là 60 – 5 = 55.

Đối với cách làm phép trừ có nhớ của phép tính còn lại bé cũng có thể áp dụng theo cách tính như vậy để hoàn thành.

Dạng 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn: Đây là dạng bài tập mang tính chất nâng cao hơn buộc bé phải nắm rõ được kiến thức tính toán căn bản thì mới có thể làm được. Cụ thể, bố mẹ nên hướng dẫn bé các thành phần trong một phép tính sẽ bao gồm số trừ – số bị trừ = hiệu hay với phép tính cộng sẽ gồm số hạng + số hạng = tổng.

Tham khảo thêm:   5 bước học toán lớp 2 phép nhân giúp bé học nhanh nhớ lâu cực đơn giản

Như ở bài toán trên, các bé cũng sẽ tiến hành lấy số trên cộng cho số dưới để tính được tổng. Ở đây sẽ lấy ví dụ cột đầu tiên là 6 + 86. Lúc này bố mẹ nên hướng dẫn bé phân tích số 6 đầu tiên sẽ thuộc hàng đơn vị (hoặc bố mẹ phân tích bé có thể để thành số 06 cho dễ nhớ), nên sẽ cộng với hàng đơn vị của số thứ 2 ta được 6 + 6 = 12.

Theo quy tắc cộng có nhớ, ta hạ 2 xuống ở hàng đơn vị của kết quả và nhớ 1. Tiếp đến ta lấy 8 cộng với 1 của hàng đơn vị vừa nhớ để được 8 + 1 = 9. Lúc này, kết quả cho phép tính 6 + 86 =  92. Với các phép tính tiếp theo cũng thực hiện tương tự.

Dạng 3: Các dạng toán cộng trừ có nhớ với lời giải

Hướng dẫn: Ở dạng bài tập này sẽ được đưa ra dưới dạng lời văn và các bé cũng sẽ phải phân tích đề bài để đưa ra lời giải chính xác.

Ví dụ: Trong một khu vườn có 30 cây hoa cúc và hoa hồng. Mạnh đếm được có tổng cộng 8 cây hoa cúc. Hỏi tổng cộng trong vườn có bao nhiêu cây hoa hồng?

Lời giải:

Tóm tắt

  • Hoa hồng và hoa cúc: 30 cây
  • Hoa cúc: 8 cây
  • Hoa hồng: … cây?

Bài giải

  • Trong vườn có số cây hoa hồng là:
  • 30 – 8 = 21 (cây)
  • Đáp số: 21 cây hoa hồng.

Dạng 4: So sánh

Hướng dẫn: Các em sẽ phải thực hiện tính các phép tính ở mỗi vế rồi mới tiến hành so sánh kết quả chính xác.

Ví dụ: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a) 25 + 17 … 14 + 27

b) 18 + 9 … 12 + 19

Giải:

a) Ta có: 25 + 17 = 42, còn 14 + 27 = 41

==> 25 + 17 > 14 + 27

b) Ta có: 18 + 9 = 27, còn 12 + 19 = 31

==> 18 + 9 < 12 + 19

Bài tập các phép tính cộng trừ có nhớ lớp 2 để bé luyện tập

Bài 1: Minh có trên tay 12 cây kẹo, sau đó mẹ cho Minh thêm 8 cây nữa. Hỏi trên tay Minh có tổng cộng bao nhiêu cây kẹo?

Bài 2: Có hai giỏ trái cây quả táo và quả ổi có tất cả là 20 quả. Riêng quả táo có tổng cộng 12 quả. Hỏi có bao nhiêu quả ổi? Phải bớt đi bao nhiêu quả táo để số táo bằng với số ổi.

Bài 3: Đặt tính rồi tính

a) 20 – 15

b) 50 – 24

c) 40 – 39

d) 60 – 21

e) 80 – 14

f) 26 + 5

g) 56 + 6

h) 86 + 8

i) 67 + 9

j) 5 +86

k) 57 + 18

Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a) 23 + 68 … 92 – 17

b) 12 + 89 … 93 + 7

c) 17 + 28 … 55 – 17

d) 37 + 28 … 45 – 18

Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

a)

b)

Bài 6: Tính nhẩm:

a) 9 + 2 = 11

b) 3 + 8 = …….

c) 7 + 4 = …..

d) 6 + 5 = ….

e) 9 + 3 = ….

f) 2 + 9 = 11

g) 8 + 3 = …….

g) 4 + 6 + 1= …..

h) 5 + 6 = ….

i) 3 + 9 = …..

j) 11 – 2 = 9

k) 11 – 8 = …….

l) 11 – 4 = ………..

m) 11 – 6 = …….

n) 11 – 9 = ………..

o) 11 – 9 = 2

ô) 11 – 3 = …….

p) 11 – 7 = ……..

q) 11 – 5 = …….

x) 11 – 3 = ………..

Bài 7: Hoa có một số bóng bay. Mẹ Hoa cho Hoa thêm 5 quả nữa là Hoa có chẵn hai chục quả. Hỏi lúc đầu Hoa có bao nhiêu quả bóng bay?

Bài 8: Tìm x, biết

a) x + 33 = 37 + 38

b) 51+ x = 46 + 35

c) x –  21 = 26 + 15

d) 22 – x = 39 + 36

e) x + 62 = 96 – 17

d) x – 34 = 54 – 19

Bài 9: Điền số thích hợp vào ô trống:

Xem thêm: Học toán phát triển năng lực lớp 2 và những điều bố mẹ cần biết để dạy trẻ

Kết luận

Trên đây là tổng hợp một số kiến thức về toán lớp 2 cộng trừ có nhớ để bố mẹ có thể đồng hành cùng bé học tập và rèn luyện kiến thức này đơn giản hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bố mẹ đưa ra cách học phù hợp, dễ hiểu để bé có thể làm quen và áp dụng chính xác nhất.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *