Toán lớp 2 giờ phút giây là dạng toán giúp bé dễ dàng tiếp cận với thời gian và có thể ứng dụng vào thực tế. Học về dạng toán thời gian này, bé sẽ được làm quen với các khái niệm thời gian cơ bản như là giờ, phút, giây,… Cùng tìm hiểu về dạng toán này và các kỹ thuật, bài tập ứng dụng thực tế để có thể chỉ dạy cho các bé nhé!

Các khái niệm về đơn vị của đồng hồ cần nhớ trong toán học lớp 2

Đầu tiên, để tìm hiểu về dạng toán giờ phút của lớp 2, người dạy cần cho các bé hiểu được các khái niệm đơn vị đo cơ bản thường xuyên xuất hiện trong các bài toán này. Đó là các đơn vị đo giờ, phút, giây.

Dạng toán lớp 2 về giờ, phút, giây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đơn vị “giờ” là gì?

Đơn vị “giờ”, hay còn có tên tiếng anh là “hour”, viết tắt là “h” là một đơn vị đo lường quốc tế cơ bản được suy ra từ đơn vị giây. Một giờ là khoảng thời gian được quy đổi bằng 60 phút và bằng 3600 giây. Ở nhiều nơi, người ta thường gọi đơn vị giờ là tiếng đồng hồ hay nói tắt là tiếng trong cách hành văn hằng ngày.

Quy ước giờ trong toán học là như vậy, còn trong các phép đo lường khác, đơn vị giờ còn có các khái niệm khác. Ví dụ như, theo vĩ độ giờ có sự chênh lệch dài ngắn ở các mùa, các vĩ độ khác nhau. Hay trong hệ mét hiện đại, giờ được đo lường bằng các đơn vị phân tử, một giờ bằng 3600 giây nguyên tử.

Tham khảo thêm:   100+ bài tập toán cho bé 5 tuổi rèn luyện tư duy hiệu quả

Trong lúc xem giờ, không nhất thiết phải xem chính xác từng giây mà có thể ước lượng giờ phút hoặc làm tròn, miễn là người xem hiểu được ước lượng khoảng thời gian hiện tại.

Đơn vị “phút” là gì?

Đơn vị “phút” có tên tiếng anh là “minute”. Nó có thể viết tắt là “m”  theo chuẩn quốc tế hoặc “ph” hay “ ’ “ theo Việt Nam. Trong các bài toán với phút làm đơn vị trong bài tập thường hay lấy ký hiệu là “ph”. Còn “ ’ “ thường được kí hiệu khi đọc số chẳng hạn như “ 10h 30’ ”.

Trong đo lường quốc tế, một phút chính là khoảng thời gian được đo lường bằng 1/60 giờ hay 60 giây. Đây cũng là một đơn vị đo cơ bản được suy ra từ đơn vị giây. Xét dưới góc độ hình học, phút còn là đơn vị đo góc. Một phút bằng 1/60 của độ và gấp 60 lần giây.

Đơn vị “giây” là gì?

Giây chính là đơn vị đo lường quốc tế về thời gian đơn giản nhất. Giây có thể viết tắt là “s” theo chuẩn quốc tế hoặc “gi” theo chuẩn của Việt Nam. Ký hiệu của đơn vị giây là “ “ “.

Đổi đơn vị giây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vẫn theo định nghĩa quen thuộc của chuẩn quốc tế, một giây là khoảng thời gian bằng 1/60 phút và bằng 1/3600 giờ. Trong toán học, giây còn là đơn vị đo góc, bằng 1/60 của phút và bằng 1/3600 của độ. Trong vật lý học phân tử, để có thể dễ dàng tính toán hơn, người ta còn có các đơn vị nhỏ hơn là mili giây (bằng một phần nghìn giây), micrô giây (bằng một phần triệu giây), hay nano giây (bằng một phần tỷ giây).

Đó là các khái niệm gốc từ các đơn vị giờ, phút, giây theo các đơn vị đo khoa học để giúp người xem có thể hiểu rõ hơn. Còn ở trình độ các bé lớp 2, người dạy chỉ cần cho các bé làm quen đây là các đơn vị đo lường thời gian cơ bản và quy tắc đổi 1 giờ tương đương với 60 phút và với 3600 giây là đủ.

Tham khảo thêm:   Giúp bé học tốt toán iq lớp 3 nhờ những phương pháp và bài tập đặc biệt này!

Một số mẫu bài tập từ luyện có lời giải dành cho học sinh lớp 2

Mẫu bài tập 1: Quan sát đồng hồ và trả lời đồng hồ đang chỉ mấy giờ.

Ở dạng bài tập này, ba mẹ hay thầy cô, người mà trực tiếp dạy bé có thể đưa ra các hình minh họa về đồng hồ tròn, có kim giờ và kim phút đang chỉ các mốc thời gian khác nhau và chỉ cho bé đọc chúng.

Bài tập toán lớp 2 giờ phút - quan sát đồng hồ và trả lời số giờ đúng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ví dụ như ở hình minh họa này, kim giờ là kim ngắn hơn đang chỉ số 2, kim phút là kim dài hơn đang chỉ số 12. Tức là lúc này đồng hồ đang chỉ là 2 giờ. Ba mẹ, thầy cô có thể chỉ cho bé đây là 2 giờ.

Mẫu bài tập 2: Bài tập trắc nghiệm nhìn tranh và chọn ra đáp án trắc nghiệm đúng.

Ở bài tập này, người dạy sẽ thiết kế câu hỏi theo kiểu nối hoặc chọn đáp án đúng. Người dạy có thể đưa ra các mệnh đề như là “trường học tan học lúc 11 giờ 30 phút” kèm theo đó là các tranh vẽ các đồng hồ chỉ thời gian cho bé lựa chọn được đáp án đúng nhất.

Dạng bài tập trắc nghiệm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoặc người dạy cũng có thể đưa ra nhiều đồng hồ chỉ nhiều giờ khác nhau và đưa ra các bài tập trắc nghiệm cho bé phân biệt và lựa chọn đồng hồ có số giờ chỉ đúng với yêu cầu bài toán.

Mẫu bài tập 3: Tính toán cộng trừ số giờ.

Ở dạng bài tập này, ba mẹ, thầy cô có thể đưa ra các phép toán cộng trừ cơ bản với đơn vị tính là giờ. Ví dụ như các phép tính:

1 giờ + 2 giờ = ?

5 giờ –  3 giờ = ?

8 giờ + 7 giờ = ?

Mẫu bài tập 4: Cùng chơi những trò chơi về thời gian.

Ở dạng bài tập này chủ yếu là giúp bé hiểu rõ về tính nhanh chậm của thời gian. Ba mẹ, thầy cô có thể tổ chức các trò chơi mang tính thi đua cho bé. Kèm theo đó là các quy định về thời gian như là ai nhanh nhất sẽ dành chiến thắng, hay ai hoàn thành được nhiều yêu cầu đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được phần thưởng.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 1 chục và đơn vị: 3 dạng bài tập nhất định ba mẹ nên dạy cho con

Xem thêm: Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 đường thẳng thường gặp

Một số lưu ý cần nhớ khi dạy trẻ lớp 2 học toán

Bên cạnh việc cho bé làm quen với các khái niệm giờ phút và các dạng toán lớp 2 giờ phút thì ba mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề tâm lý ở độ tuổi của con. Ở độ tuổi bé lớp 2 là còn khá nhỏ. Vì thế việc học như thế nào để bé cảm thấy hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi cần nhiều kỹ thuật và phương pháp dạy ở người dạy. 

Ba mẹ, thầy cô có thể ghi nhớ một số lưu ý sau đây để áp dụng trong quá trình dạy trẻ lớp 2 học toán.

Lưu ý khi dạy trẻ lớp 2 học toán. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kỹ thuật “Học cùng bé”

Ở độ tuổi còn khá nhỏ, các bé thường có xu hướng muốn học và chơi chung cùng với người lớn. Vì thế việc học cùng bé đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé hiểu và cảm thấy gần gũi với môn toán. Thông qua các trò chơi cùng con, ba mẹ có thể lồng ghép vào các bài toán để con không cảm thấy chán nản và khô khan với các kiến thức toán học.

Chia nhỏ thời gian học thành từng phiên ngắn

Độ tuổi của bé là tuổi rất ham học nhưng cũng rất nhanh chán nản. Vì thế, để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên chia nhỏ thời gian học thành từng giai đoạn. Xen kẽ đó là nghỉ ngơi và vui chơi để bé được thoải mái và hứng thú học tập. 15-20 phút là khoảng thời gian hợp lý cho một phiên học giúp bé học hiệu quả nhất.

Chia nhỏ lượng kiến thức cần thu nạp

Ngay cả người lớn, việc nạp một lượng lớn kiến thức trong một lần học cũng cảm thấy chán nản, gây rối trí và khó nhớ thì tình trạng này gặp ở trẻ em là điều không mấy xa lạ. Vì thế, để con có thể hiểu đúng, tiếp thu triệt để và ghi nhớ lâu các bài học, người dạy học nên chia nhỏ lượng kiến thức cần thu nạp ra trong các khoảng thời gian học.

Trên đây là những khái niệm và các dạng bài tập về toán lớp 2 giờ phút cũng như một số lưu ý nhỏ giúp ba mẹ có thể giúp con duy trì được năng lượng tích cực để học tập mỗi ngày. Hy vọng bài viết về dạng toán lớp 2 này sẽ cung cấp được cho mọi người những kiến thức thật bổ ích!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *