Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 là kiến thức cơ bản toán lớp 2. Vì phạm vi số quá lớn nên trong quá trình thực hiện phép tính bé dễ bị làm sai. Chính vì vậy, để giúp bé có thể hiểu và chinh phục được kiến thức này hiệu quả, bố mẹ hãy cùng Wikihoc khám phá ngay những bí quyết được chia sẻ ngay sau đây nhé.

Khó khăn khi bé học toán phép trừ trong phạm vi 1000 có nhớ

Sau khi hiểu khái niệm phép trừ, chúng ta biết sẽ có hai dạng phép trừ có nhớ và phép trừ không nhớ. Trong đó, phép trừ có nhớ là một kiến thức nâng cao hơn so với phép trừ không nhớ. Đặc biệt, thực hiện phép tính trong phạm vi 1000 cũng sẽ khiến nhiều bé gặp khó khăn hơn. Bởi vì:

Khi thực hiện phép tính trừ có nhớ sẽ khó hơn phép trừ không nhớ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Phạm vi số lớn: Trẻ sẽ được học kiến thức phép trừ có nhớ toán lớp 2, với phạm vi số lớn lên tới 1000 nên con số tính toán sẽ nhiều hơn, nên khi thực hiện phép tính dễ bị sai sót.

  • Khả năng tư duy hạn chế: Khi thực hiện phép trừ có nhớ với những dạng bài tập có lời giải, vì khả năng tư duy nhiều bé hạn chế nên khó đưa ra được phép tính và thực hiện chính xác.

  • Bé chưa hiểu quy tắc phép tính trừ có nhớ:“Khi trong cùng một hàng mà số bị trừ nhỏ hơn chữ số trừ, ta phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ. Bù lại, khi tiến tới đơn vị tiếp theo, ta cộng 1 ở số trừ trong hàng sau.” Tuy nhiên, nhiều bé chưa nắm được quy tắc này nên thường thực hiện theo phép trừ không nhớ.

  • Đa dạng dạng bài tập: Với kiến thức từ toán lớp 2 về phép tính trừ, sẽ có nhiều dạng bài tập khác nhau từ tính nhẩm, đặt tính rồi tính, so sánh,… Nên nhiều bé sẽ gặp khó khăn khi giải bài tập nếu chưa hiểu bài.

Tham khảo thêm:   Giúp bé nắm vững cách viết chữ số 5 cực đơn giản

Bí quyết giúp bé học phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 hiệu quả

Để giúp trẻ có thể học hiểu, ghi nhớ và giải bài tập toán trừ có nhớ trong phạm vi 1000 hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng ngay những bí quyết sau đây:

Học toán trừ có nhớ từ cơ bản đến nâng cao

Để đảm bảo bé tiếp thu kiến thức hiệu quả, cũng như không gặp áp lực khi học toán bố mẹ nên cho con học các kiến thức từ cơ bản rồi mới nâng cao. Cụ thể, hãy cho bé thực hành phép trừ từ không nhớ, sau đến có nhớ nhưng trong phạm vi số nhỏ từ 10 đến 100 rồi mới đến 1000.

Cùng bé làm bài tập từ dễ đến khó. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vì khi mới hiểu về phép trừ có nhớ mà đã làm bài tập trong phạm vi 1000 bé sẽ dễ cảm thấy quá sức và khó khăn khi giải bài tập. Cũng như khi làm bài tập, nên đi từ bài tập dễ như đặt tính rồi tính, tính nhẩm rồi mới tới các bài tập nâng cao hơn như tìm quy luật, giải toán có lời văn,… Điều này sẽ giúp bé dễ dàng tiếp thu kiến thức và thực hành hiệu quả hơn.

Cùng bé luyện tập thường xuyên

Khi con đã nắm vững được lý thuyết về phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000, bố mẹ hãy tạo điều kiện để con được luyện tập và thực hành thường xuyên.

Việc thực hành ở đây có thể đến từ việc cùng bé làm bài tập trong SGK, tham khảo nhiều kiến thức mới trên internet, tổ chức các trò chơi toán học, tự tổ chức các cuộc thi nhỏ về giải toán để bé tham gia và có thưởng,… Khi con được thực hành nhiều hơn sẽ tăng khả năng tiếp thu kiến thức, cũng như tạo sự hứng thú cho con khi học toán, điều này rất tốt cho sự phát triển tư duy toán học của trẻ.

Tham khảo thêm:   M trong số la mã là bao nhiêu? Cách đọc, cách viết M trong chữ số la mã đúng chuẩn

Rèn luyện kỹ năng đọc kỹ đề bài trước khi giải bài tập

Với bài toán phép trừ có nhớ lớp 2 trong phạm vi 1000 khá lớn, cùng với nhiều dạng bài tập khác nhau nên bố mẹ cần yêu cầu và hướng dẫn con đọc kỹ đề bài trước khi làm. Bởi vì trong toán học, nếu chỉ sai một chữ số hay một phép tính thì kết quả của cả bài toán đều sẽ sai.

Khi làm toán cần phải đọc kỹ đề bài để tránh sai sót. (ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng bài tập phép trừ trong phạm vi 1000 có nhớ thường gặp

Đối với dạng toán thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 cũng sẽ có những dạng bài tập thường gặp như sau:

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

Phương pháp giải: Đặt phép tính theo cột dọc với các chữ số ở cùng một hàng thẳng với nhau, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục và hàng đơn vị cũng vậy. Sau đó thực hiện trừ phép tính từ phải sang trái. Chú ý nên “nhớ” vào chữ số ở số trừ để tránh nhầm lẫn khi thực hiện phép tính.

Ví dụ:

Dạng 2: Bài toán có lời văn

Phương pháp giải: Đọc và phân tích kỹ đề bài đưa ra, xem những dữ liệu nào cho trước, yêu cầu tính những gì để từ đó tìm cách giải chính xác. Sau đó sẽ trình bày lời giải kèm theo phép tính và đáp số sao cho rõ ràng, chính xác.

Ví dụ: Gia đình ông Tư có vườn ổi lớn, năm nay thu hoạch được 739 kg ôi, trong đó có 238 kg ổi đào, còn lại là ổi nữ hoàng. Hỏi gia đình ông Tư thu hoạch được bao nhiêu kg xoài nữ hoàng?

Phương pháp giải:

Số kg ổi nữ hoàng = Số kg ôi gia đình ông Tư thu hoạch được – Số kg ổi đào.

Lời giải chi tiết:

Gia đình ông Tư thu hoạch được số ki-lô-gam ổi nữ hoàng là:

739 – 238 = 501 (kg)

Đáp số: 501 kg

Dạng 3: Thực hiện phép tính phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 và so sánh

Phương pháp giải: Ta cũng sẽ thực hiện phép tính ở hai vế rồi thứ hiện so sánh xem số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn hay bằng nhau, để điền dấu chính xác.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn ba mẹ dạy bé đúng cách với bộ đồ dùng học toán lớp 1

Ví dụ: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a) 829 – 182 > 813 – 289

b) 913 – 679 < 891 – 399

c) 719 – 81 > 591 – 67

Dạng 4: Hoàn thành dãy số cách đều

Phương pháp giải: Ta sẽ tiến hành xác định các số cách đều nhau bao nhiêu đơn vị, rồi từ đó thực hiện phép tính cộng trừ tương ứng để tìm kết quả chính xác và hoàn thành dãy số cần tìm.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

390; 375; …; 345; …; …; 300.

Giải:

Ta thấy: 390 – 375 = 15 nên có thể dãy số này sẽ là dãy giảm dần 15 đơn vị, số sau nhỏ hơn số trước 15 đơn vị, số trước lớn hơn số sau 15 đơn vị. Nên các chỗ chấm ta sẽ điền như sau:

390; 375; 360; 345; 330; 315; 300.

Dạng 5: Tìm lỗi sai và sửa lại phép tính

Phương pháp giải: Ta sẽ xác định lỗi sai trong phép tính thông qua việc đặt tính, kiểm tra kết quả tính hay cách đặt tính sai vị trí, tính toán sai. Sau khi xác định lỗi sai sẽ tiến hành sửa lỗi lại cho đúng.

Một số bài tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 để bé tự luyện

Dưới đây Wikihoc sẽ tổng hợp một số bài tập liên quan tới phép trừ có nhớ toán lớp 2 trong phạm vi số 1000 để bé có thể luyện tập:

(Nguồn: Tổng hợp)

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán phép trừ có nhớ

Để giúp quá trình dạy bé học toán trừ có nhớ hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Bố mẹ cần đồng hành cùng bé khi học toán rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Luôn đồng hành cùng con: Với kiến thức này khá khó, nhiều dạng bài tập nên bố mẹ cần đồng hành cùng trẻ để hướng dẫn con học, giải đáp khi bé khó hiểu, cũng như xem xét năng lực học của trẻ để đưa ra phương pháp giải phù hợp.

  • Tạo sự thoải mái khi bé học toán: Thay vì áp đặt bé phải làm bài tập chính xác, chú trọng điểm số thì càng khiến trẻ áp lực và sợ học toán. Thay vào đó nên tạo sự thoải mái cho con với nhiều phương pháp học khác nhau như trò chơi, giải toán, giải câu đố,…

  • Thường xuyên trao đổi với giáo viên về năng lực học của trẻ: Để đưa ra phương án học tập phù hợp với trẻ, bố mẹ nên trao đổi với giáo viên về khả năng học và tiếp thu của trẻ trên lớp thường xuyên hơn nhé.

Với kiến thức toán phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 là một trong những nền tảng quan trọng khi học toán mà bé cần nắm vững. Chính vì vậy bố mẹ nên đồng hành, hỗ trợ và áp dụng những bí quyết, phương pháp trên của Wikihoc đưa ra để giúp việc học của trẻ đạt kết quả tốt nhất nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *