Với các bé còn nhỏ tuổi, việc có thêm các đồ dùng dạy học môn toán giúp bé dễ hình dung và tiếp thu bài học hơn. Thế nhưng đối các thầy cô giảng dạy nhiều và các gia đình không đủ kinh tế hay muốn tiết kiệm thì việc mua các dụng cụ học toán là khá đắt đỏ. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết cách sáng tạo đồ dùng dạy học môn toán cho bé bằng những vật dụng có sẵn giá rẻ.
Tự làm các đồ dùng dạy học môn toán có những ưu điểm nào?
Tại sao chúng ta phải tự làm các đồ dùng dạy học môn toán? Bởi nếu chỉ đơn giản dạy những “lý thuyết suông” trên bảng hay trong sách cho trẻ, trẻ sẽ rất khó để hình dung ra được bài học. Ngoài việc giúp trẻ dễ hình dung ra thì việc tự thiết kế các đồ dùng dạy học môn toán tại nhà còn có một số ưu điểm vượt trội như:
-
Tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua ở ngoài: Các dụng cụ học toán ở ngoài tiệm sách khác nhau có giá giao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Vì thế việc làm dụng cụ học toán cho bé ngay tại nhà bằng các vật dụng đơn giản, có sẵn trong nhà sẽ giúp tiết kiệm cho ba mẹ một khoản chi phí không hề nhỏ.
-
Giúp trẻ tăng hứng thú học tập: Nếu tự làm bộ dụng cụ học toán, ba mẹ, thầy cô có thể cho bé tham gia vào quá trình làm cùng mình. Từ đây, có thể chỉ cho bé về ý nghĩa các dụng cụ này ngay từ trong lúc làm cùng mình. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy có được sự “cống hiến” và “trân trọng” những gì mình làm ra, từ đó tăng hứng thú trong quá trình học.
-
Tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh: Việc sử dụng các dụng cụ để hỗ trợ cho việc học toán có thể giúp tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng như bạn bè với nhau. Thầy cô có thể tổ chức cho các bé các hoạt động nhóm để tăng tính đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm và tạo nên tính tương tác, sôi động cho bài học của mình.
Hướng dẫn cách làm một số đồ dùng dạy học môn toán đơn giản
Đồ dùng dạy toán là dụng cụ giúp hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học toán. Dụng cụ không đòi hỏi phải quá cầu kỳ, miễn là có thể cho bé dễ hiểu bài. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, ba mẹ, thầy cô có thể làm một số dụng cụ học toán đơn giản sau đây.
Bảng nhân chia các số phạm vi 100
Bảng nhân chia có cấu tạo cơ bản gồm các số được xếp thứ tự từ 1 đến 100 cả về hàng ngang và hàng dọc, kèm theo phía phải là dấu nhân, chia. Tùy vào mỗi người sẽ có những cách thiết kế khác nhau. Thầy cô có thể thêm thước, gắn đèn để khi chỉ vào có thể làm nổi bật phép tính cần diễn đạt.
Tác dụng của bảng nhân chia này giúp các bé có thể nhận diện được các mặt số một cách nhanh chóng hơn. Từ cách trình bày khoa học của bảng có thể giúp bé hiểu và nhớ được các phép nhân, chia cho 1, 2 con số dễ dàng. Ba mẹ cũng có thể thiết kế bảng này treo lên góc học tập của bé, giúp bé dễ dàng ôn tập.
Qua bảng nhân chia các số trong phạm vi 100 này, các bé có thể nhận dạng được số nào là số chia, số nào là số bị chia hay các thừa số trong phép nhân. Bên cạnh đó bé có thể hiểu được về tính giao hoán của phép nhân là như thế nào.
Bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Cấu tạo bảng cộng trừ bao gồm các cột số từ số 1 đến số 9 và các hàng thì sẽ có gắn từ số 1 đến số 10. Ở giữa hàng và cột là các phép cộng trừ đi kèm. Tương tự như bảng nhân chia các số phạm vi 100, ba mẹ, thầy cô có thể gắn thêm đèn led, các hình ảnh minh họa để cho các bé tập trung và cảm giác hứng thú hơn.
Bảng cộng trừ giúp bé có thể làm quen được với phép toán cộng và trừ. Đây là 2 phép toán cơ bản, là nền tảng cho bé học môn toán sau này. Qua bảng, các bé sẽ được biết số hạng, tổng là gì; số bị trừ, số trừ, hiệu là gì. Và chúng có những mối quan hệ gì với nhau.
Bảng xoay các phép tính toán học cơ bản
Để tăng khả năng sáng tạo, giúp các bé không cảm thấy khô khan hay quá nhiều con số, thầy cô có thể thiết kế bảng xoay các phép tính cơ bản và thay đổi qua từng tiết học. Thiết kế vòng xoay gồm 5 vòng tròn nhỏ dần đều và một mũi tên ở tâm. Giữa mỗi vòng tròn sẽ là các ký hiệu thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các số với nhau như là cộng, trừ, nhân, chia,…
Thầy cô có thể tổ chức cho bé như chương trình “chiếc nón kỳ diệu”, cho bé xoay và làm các phép tính đơn giản ấy. Việc này sẽ giúp bầu không khí lớp học được sôi động hơn, giúp bé tính nhẩm nhanh, ra kết quả đúng, tạo được thi đua cho bé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đồ chơi toán học dành cho con ngay tại nhà một cách chi tiết nhất
Những mặt trái khi tự làm đồ dùng toán học
Việc tự làm bộ đồ dùng dạy học toán có những ưu điểm và công dụng vượt trội. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái nhất định mà ba mẹ, thầy cô nên cân nhắc trước khi quyết định làm.
Thứ nhất, việc tự làm các đồ dùng học tập tiêu tốn rất nhiều thời gian và công đoạn chuẩn bị. Đối với những ba mẹ, thầy cô khi mới bắt đầu làm lần đầu tiên mà không có sự hướng dẫn từ trước có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình làm. Từ đó dẫn đến cần phải làm đi làm lại gây mất nhiêu thời gian, công sức, đôi khi còn mất nhiều tiền để mua nguyên liệu hơn cả việc mua ở ngoài.
Những đồ dùng tự làm này chủ yếu là từ giấy, decan, đèn led, pin con thỏ,… Đây là những vật liệu có hạn sử dụng ngắn, nhanh chóng hư hỏng nếu không được bảo quản kỹ càng. Từ đó dẫn đến việc cần phải làm lại thường xuyên.
Trên đây là những ưu và nhược điểm cũng như một số hướng dẫn giúp bạn có thể tự làm được các đồ dùng dạy học môn toán. Ngoài ra, để có thể sử dụng những đồ dùng này một cách lâu dài, bạn hãy bảo quản nó thật kỹ càng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể tự làm được các dụng cụ để hỗ trợ cho việc học toán, giúp mỗi tiết học đều thật ấn tượng và thú vị.