Nhiều bố mẹ hiện nay lo lắng việc dạy toán lớp chồi cho con thường khá khó khăn, vì bé còn khá ham chơi. Vậy thì hãy để Wikihoc giúp bạn biến những khó khăn đó thành cơ hội để giúp con học toán vui và hiệu quả hơn nhé.

Những sai lầm mà bố mẹ cần tránh khi dạy toán lớp chồi cho bé

Lớp chồi là các bé mới lên 4 tuổi, nên việc dạy toán cho con ở giai đoạn này nhiều bố mẹ thường mắc một số sai lầm như:

Việc dạy bé 4 tuổi học chữ nhiều bố mẹ mắc sai lầm. (Ảnh: Chilux)

  • Nghĩ rằng bé còn nhỏ chưa thể học toán: Nhưng trên thực tế, trẻ lên 4 tuổi đã phát triển não bộ tới 80% và chúng có thể học toán được, thậm chí nếu dạy đúng cách bé sẽ phát triển tư duy não bộ rất tốt.
  • Bố mẹ giỏi toán mới có thể dạy con: Con cái sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính thái độ của bố mẹ. Nên không nhất thiết bạn phải giỏi toán mới có thể dạy bé. Chỉ cần bạn nắm được cách dạy vẫn có thể mang lại những bài học thú vị cho bé, cũng như gây dựng đam mê toán học của con một cách tự nhiên.
  • Bắt ép con học toán: Nhiều bố mẹ khi thấy con lên lớp chồi có thể học toán nên bắt ép chúng học nhiều mà không hề quan tâm đến cảm xúc của bé, điều này dễ khiến con cảm thấy sợ toán hơn.
  • Trẻ lên 4 nên chơi nhiều hơn học: Việc cho con học quá muộn dễ khiến con bị phát triển chậm hơn bạn bè đồng trang lứa, nên bố mẹ có thể kết hợp vừa học vừa chơi để con phát triển toàn diện hơn.

Lý do nên đầu tư dạy con học toán từ lớp chồi

Cho đến hiện nay, nhiều bố mẹ cho rằng việc bé học toán lớp chồi khi con mới lên 4 tuổi sẽ tạo áp lực không tốt đến não bộ của bé, hay đánh mất đi tuổi thơ của bé khi đáng ra phải chơi nhiều hơn.

Đây là một suy nghĩ không hề đúng một chút nào, bởi vì các bé trong độ tuổi học lớp chồi đang là giai đoạn mà não bộ của bé đang hoàn thiện và tiếp thu 100% thông tin từ môi trường xung quanh bé. Chính vì vậy, toán học chính là “liều thuốc” hữu dụng nhất mà bố mẹ có thể đưa vào não bộ của con để giúp phát triển tư duy, sáng tạo và trí thông minh của trẻ.

Dạy bé học toán khi lên 4 tuổi cực kỳ cần thiết, (Ảnh: Chilux)

Vậy nên, việc cho bé học toán lớp chồi hoàn toàn thích hợp và cần thiết. Nếu không thì:

  • Bé khi bước vào lớp 1 sẽ dễ như “trang giấy trắng”
  • Kiến thức toán khi bé học lên sẽ càng khó, càng nhiều nếu không có nền tảng dễ khiến con sợ toán.
  • Bé không phát triển được tư duy, sáng tạo ở thời điểm vàng của não bộ.
  • Năng lực học tập dễ thua kém bạn bè đồng trang lứa
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
Tham khảo thêm:   20+ website học toán trực tuyến chất lượng hàng đầu Việt Nam

Nếu bạn không muốn bé của mình rơi vào những trường hợp trên thì việc dạy con học toán từ khi đi học lớp chồi là rất nên. Để qua đó có thể giúp con phát triển tư duy não bộ hoàn thiện, cũng như tạo được nền tảng kiến thức toán học của bé vững chắc hơn khi học lên lớp cao hơn.

Những kiến thức toán bé có thể học khi lên lớp chồi

Nếu bố mẹ quyết định cho bé học toán khi lên lớp chồi thì cũng cần phải lưu ý lượng kiến thức học phù hợp với độ tuổi của con, không nên ép con học quá nhiều hay kiến thức không thực sự phù hợp.

Bé học lớp chồi đã có thể làm quen với những dạng toán cơ bản. (Ảnh: Youtube)

Vậy nên, theo các chuyên gia thì các bé 4 tuổi đã có thể làm quen với những kiến thức toán học như:

  • Học số đếm: Dạy bé nhận biết mặt chữ, đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi từ 0 – 10, dạy bé gộp 2 nhóm đối tượng và đếm….
  • Xếp tương ứng, ghép đôi: Dạy bé cách xếp tương ứng 1:1 để so sánh những nhóm đồ vật, đối tượng không cần phép đếm, sau đó mới làm quen đến hai nhóm đối tượng nhiều hơn – ít hơn, bằng nhau – không bằng nhau,…
  • So sánh, phân loại: So sánh kích thước hoặc số lượng đồ vật, dạy bé sắp xếp đồ vật theo quy tắc nhất định,…
  • Đo lường: Dạy bé cách đo độ dài, đo dung tích bằng đơn vị nào đó (bát, ly, cốc….)
  • Hình dạng: Nhận biết hình học và sử dụng các hình khối để xác định hình dạng đồ vật xung quanh bé.
  • Định hướng không gian, thời gian: dạy bé nhận biết các buổi trong ngày, các định hướng cơ bản như phía trên – dưới, trước – sau…

10 phương pháp dạy toán lớp chồi cho bé tại nhà hiệu quả

Với các bé đi học lớp chồi, giáo viên hoặc bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giúp con có hứng thú khi học toán và học tập một cách vui vẻ, hiệu quả:

Giúp con tiếp cận nhiều với bài toán tập đếm và đo lường

Tập đếm và đo lường là hai dạng toán cơ bản nhất khi học toán lớp chồi các bé có thể học chúng. Vậy nên, để giúp con có thể ghi nhớ và tính toán hai dạng toán này thành tạo, bố mẹ hay tạo cơ hội cho con thực hành chúng trong cuộc sống.

Đơn thuần có thể là đọc số đồ vật, đồ chơi trong tủ đồ hay đếm số lượng các đồ vật cần chuẩn bị cho một chuyến đi chơi, đánh dấu những ngày quan trọng trên cuốn lịch, tìm ra những cách đo lường sáng tạo như cái bánh to bằng bao nhiêu bàn tay,….

Dạy bé học đếm số từ những ví dụ trực quan. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giúp con thực hiện những phép tính và so sánh đơn giản

Với các bé mới lên lớp chồi thường ưu tiên học các số đếm, phép tính trong phạm vi từ 0 – 10 là tốt nhất, không nên vượt quá sẽ khiến bé quá tải không thể tiếp thu.

Để giúp con học những dạng toán này, bố mẹ trước hết cần giúp con nhận diện được mặt chữ, sau đó đưa ra một con số cụ thể và để bé đoán là số bao nhiêu?

Còn việc thực hiện phép tính, bố mẹ có thể lấy những ví dụ về thêm bớt đơn giản liên quan đến cuộc sống của bé như, nếu con có 5 cái kẹo nhưng cho mẹ 2 cái hỏi con còn mấy cái,….

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể dạy con làm phép toán so sánh với hai cụm đồ vật hỏi xem bên nào lớn hơn, bên nào nhỏ hơn, túi nào nhiều kẹo hơn, túi nào ít kẹo hơn,…

Việc lấy các ví dụ liên quan đến thực tế ngay xung quanh cuộc sống của con sẽ giúp bé tiếp thu kiến thức dễ hơn, cũng như ghi nhớ chúng hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm giúp bé học tốt toán lớp 1 hình vuông hình tròn

Hướng dẫn con cách thu thập và biết cách sắp xếp thông tin

Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bé học toán tốt hơn, nhưng như biết cách sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, gọn gàng.

Cụ thể, ở đây khi giặt đồ hãy yêu cầu con sắp xếp những đôi tất giống nhau lại với nhau, đếm xem có bao nhiêu chiếc tất, bao nhiêu chiếc tất sẽ tạo thành bao nhiêu đôi tất hay dạy con sắp xếp và so sánh các đồ vật như bát, đĩa, đồ chơi theo màu sắc hoặc kích thước giống nhau.

Rèn luyện con học toán từ việc sắp xếp thông tin. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết hợp học toán lớp chồi với các trò chơi

Vừa học vừa chơi là một trong những cách dạy học khôn khéo nhất với trẻ lên 4 tuổi.

Ở đây, thay vì tổ chức các trò chơi thông thường, bố mẹ nên sáng tạo ra những trò chơi liên quan tới toán học nhiều hơn như: xúc xắc, thi ai đếm số đồ vật nhanh hơn, trò chơi trốn tìm,….

Tạo mô hình toán học để bé dễ hình dung

Ở đây, bố mẹ có thể sử dụng những đồ vật, hình ảnh trực quan mô phỏng những phép tính. Chẳng hạn như yêu cầu bé vẽ đề bài con có 5 cái kẹo, mẹ cho thêm 1 cái hỏi xem con có bao nhiêu cái kẹo? Việc sử dụng hình ảnh mô phỏng như vậy bé sẽ dễ hình dung và hiểu rồi giải toán hơn.

Học toán thông qua mô hình trực quan. (Ảnh: Bau.vn)

Dạy bé học toán cộng trừ từ những chiếc nút áo

Để giúp bé có thể hiểu được bản chất của phép tính cộng trừ, bố mẹ có thể sử dụng đến những chiếc nút áo cũ hay bất kỳ đồ vật nào mà bé yêu thích. Sau đó lấy ví dụ cho con 3 cái nút áo, rồi tiếp tục cho con thêm 2 cái nữa hỏi xem con có bao nhiêu cái.

Lưu ý, khi dạy bé dạng toán này cần giải thích cho con hiểu phép cộng chính là sự thêm vào và phép trừ chính là sự lấy bớt đi một cái gì đó.

Hướng dẫn con cách nhận biết hình dạng và kích thước đồ vật

Với dạng toán này, bố mẹ có thể sử dụng những đồ vật trong nhà như đưa cho con một chiếc đũa và để con tìm kiếm 2 – 3 đồ vật có độ dài ngắn hơn hoặc dài hơn,… Hay có thể đưa ra yêu cầu để bé tìm các đồ vật trong nhà có hình tròn như trái bóng,…

Lưu ý, khi dạy bé thì bố mẹ chỉ nên đưa ra đề bài, không nên giải thích quá kỹ để có thể kiểm tra khả năng tư duy của con như thế nào, cũng như giúp rèn luyện khả năng này cho bé tốt hơn.

Giúp bé học toán nhận biết kích thước, hình dạng đồ vật. (Ảnh: Doko.vn)

Giúp bé học toán lớp chồi tốt hơn thông qua những mẩu chuyện

Thay vì đưa ra những đề toán khô khan, nhàm chán thì bố mẹ có thể lồng ghép những kiến thức toán học trong những câu chuyện, cuộc trò chuyện thường ngày của bạn với bé, hay những câu chuyện có nhân vật mà bé thích.

Sau đó có thể đặt ra những câu hỏi có gắn liền với hình ảnh đó, hay kết hợp hình khối, hình vẽ để bé có thể hình dung và giải quyết bài toán dễ hiểu và chính xác hơn.

Dạy con biết cách mô tả giá trị của số

Khi bắt đầu lên lớp chồi, nhiều trường sẽ hướng dẫn giúp con biết được giá trị của những con số. Đó không chỉ đơn thuần là viết số này số kia mà đòi hỏi bé phải biết được giá trị của chúng là bao nhiêu.

Vậy nên, để giúp bé làm tốt điều này, bố mẹ cũng có thể luyện tập cùng bé thông qua những hình vẽ để bé hiểu được giá trị của những con số. Ví dụ với số 8, hãy vẽ một nhóm gồm có 8 bông hoa hay 8 viên kẹo,… hay để bé đoán trong hình ảnh có bao nhiêu đồ vật.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn học toán lớp 2 ước lượng đơn giản nhưng hiệu quả

Giúp con học và nhận biết hình khối

Để dạy con nhận biết được hình khối đòi hỏi bố mẹ sẽ phải lấy các ví dụ hay hình ảnh liên quan tới những hình đó để bé nhận diện và ghi nhớ chúng.

Lưu ý, hãy lấy những hình ảnh gắn liền với đời sống của bé như quả bóng là hình tròn, mái nhà là hình tam giác, bể bơi hình chữ nhật,… để bé dễ hình dung nhất.

Ngoài ra, bố mẹ có thể đầu tư những bộ đồ chơi ghép hình từ những hình khối. Qua đó vừa giúp con làm quen với những hình học, vừa kích thích tư duy sáng tạo và bé cảm thấy hứng thú hơn.

Dạy bé học toán về hình khối. (Ảnh: Chilux)

Đặt nhiều câu hỏi cho con liên quan đến toán học

Để đảm bảo bé nắm vững được kiến thức, bố mẹ hãy thương xuyên đặt ra nhiều câu hỏi liên quan như con số trên tường là bao nhiêu? Nếu thêm hay bớt bao nhiêu thì kết quả là mấy?,… Việc đặt cho con nhiều câu hỏi là yếu tố giúp bé suy nghĩ và không ngừng học hỏi.

Học toán cùng Wikihoc Math

Nếu bố mẹ không có nhiều thời gian để dạy bé học toán lớp chồi, hay dạy học theo lối mòn, máy móc thì hãy để con biết đến với Wikihoc Math. Đây là ứng dụng dạy toán tiếng Anh online dành cho các bé từ 3 – 11 tuổi, với nội dung dạy học theo phương pháp phát triển năng lực của bé tốt hơn.

Học toán vui cùng với Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, với Wikihoc Math các con sẽ được làm quen với đa dạng kiến thức toán học từ cơ bản đến phức tạp, phù hợp với năng lực học của mỗi bé. Đồng thời, mỗi bài học được minh họa một cách rõ ràng với hình ảnh, âm thanh sống động giúp con dễ hình dung và ghi nhớ kiến thức tốt nhất.

Đồng thời, các bé còn được học toán thông qua trò chơi tương tác thiên về kỹ năng tư duy nhiều hơn, góp phần giúp con vừa được vui chơi giải trí, vừa được học và phát triển não bộ một cách tốt nhất.

Hứa hẹn sau khi học cùng Wikihoc Math, các bé sẽ có được nền tảng toán học vững chắc để giúp hỗ trợ con khi học lên lớp cao hơn đỡ bỡ ngỡ, cũng như phát triển đồng bộ tư duy và ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh một cách tốt nhất.

Một số lưu ý khi dạy toán lớp chồi cho con bố mẹ cần biết

Ngoài áp dụng những phương pháp dạy toán cho bé 4 tuổi trên, để nâng cao hiệu quả thì bố mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Sự đồng hành của bố mẹ rất quan trọng khi dạy bé học toán. (Ảnh: Chilux)

  • Học cùng bé: Bố mẹ hãy dành thời gian để học cùng bé giai đoạn này để hỗ trợ con nắm vững kiến thức bé chưa hiểu, cũng như giúp con có thêm điểm tựa học tập một cách hiệu quả hơn.
  • Phiên học ngắn: Mỗi buổi học cùng bé bố mẹ không nên dạy hay bắt bé học quá lâu. Thời gian mỗi phiên học tốt nhất là từ 15 – 20 phút, nếu kéo dài hơn sẽ dễ khiến bé có cảm giác chán học.
  • Chia nhỏ kiến thức: Đây là phương pháp Micro – Learning, chia nhỏ kiến thức để dạy sẽ giúp bé hiểu nhanh, hiểu rõ chúng hơn thay vì dạy nhiều kiến thức một lần. Ví dụ như dạy bé cộng 2 số a và b trong phạm vi 5 thì nên chia ra từng buổi dạy như a + 0, rồi a + 1,… cứ lần lượt như vậy bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.
  • Phần thưởng cho bé: Ở độ tuổi này bé được tặng quà hay khen ngợi mỗi khi làm tốt việc gì thì bé rất thích. Trong học tập cũng vậy khi bé làm đúng bài toán hay có những phần thưởng có thể lời khen, buổi đi chơi, bánh, kẹo,… cũng là động lực để con cố gắng hơn.
  • Có thời khóa biểu học khoa học: Thay vì học tập theo cảm xúc thì bố mẹ hãy có một lịch học cụ thể trong tuần, trong ngày cho bé. Lưu ý cần phân chia rõ ràng cả lịch nghỉ ngơi, vui chơi và ăn uống của con. Dần dần sẽ tạo cho con thói quen học tập chủ động, tích cực về sau tốt hơn.

Xem thêm: Gợi ý 10 cách dạy toán cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 giúp con học toán vui, bố mẹ bớt lo lắng

Kết luận

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách dạy toán lớp chồi cho bé mà bố mẹ có thể áp dụng. Hy vọng dựa vào những kiến thức trên sẽ giúp ích được cho công cuộc giúp bé xây dựng nền tảng toán học vững chắc một cách tốt hơn.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *