Toán lớp 2 mét là phần kiến thức trong chuỗi đơn vị đo độ dài mà các bé sẽ phải nắm vững, để chinh phục các bài tập cho đến ứng dụng trong thực tế. Nếu bé đang gặp khó khăn về phần kiến thức này thì bố mẹ hãy thử áp dụng những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ sau đây, đảm bảo sẽ giúp bé học tốt và đạt kết quả cao hơn.

Mục Lục Bài Viết

Mét là gì?

Mét là một trong những đơn vị đo độ dài, khoảng cách rất phổ biến hiện nay trong chương trình toán lớp 2 bé sẽ được học. Đây là 1 trong 7 đơn vị đo lường quốc tế. 

Tìm hiểu về đơn vị mét (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Thay vì sử dụng đề-xi-mét, xăng-ti-mét hay mi-li-mét thì người ta sẽ sử dụng đơn vị mét. Mét sẽ được ký hiệu là m. Hiện tại 1m được quy đổi bằng 39,37 inch.

Bảng tra cứu chuyển đổi từ m sang một số đơn vị khác trong toán lớp 2

Mét là đơn vị đo khoảng cách nằm ở vị trí giữa 7 đơn vị đo khoảng cách tính từ mm đến km. Sau đây sẽ là bảng quy đổi từ mét sang các đơn vị đo độ dài khác:

Nhìn vào bảng quy đổi này, các con sẽ thấy:

  • 1 m = 0,001 km, hay 1 km = 1000m

  • 1 m = 0,01 hm, hay 1 hm = 100m

  • 1 m = 0,1 dam, hay 1 dam = 10m

  • 1m = 10 dm, hay 1 dm = 0,1 m

  • 1m = 100 cm, hay 1 cm = 0,01 m

  • 1 m = 1000 mm, hay 1 mm = 0,001 m.

Khó khăn khi bé học toán lớp 2 đơn vị đo m

Khi học về đơn vị đo mét, con có thể sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Và những khó khăn phổ biến nhất các bạn nhỏ thường gặp phải trong quá trình tìm hiểu về đơn vị mét là:

Bé học toán lớp 2 mét thường gặp những vấn đề gì khó khăn? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Nhầm đơn vị mét với những đơn vị đo độ dài khác

Do các đơn vị đo độ dài hiện nay quá nhiều nên khiến cho các bạn nhỏ thường bị nhầm lẫn giữa mét và những đơn vị đo độ dài khác. Đôi khi các con lại nhầm lẫn giữa mét với km hoặc cm. Điều này sẽ khiến cho các bạn nhỏ sai về đơn vị cũng như thực hiện quy đổi sai.

Không biết cách quy đổi mét sang những đơn vị đo độ dài khác

Khó khăn thứ hai mà các con có thể gặp phải trong quá trình làm các bài tập liên quan đến Toán lớp 2 mét đó chính là không biết cách quy đổi đơn vị mét sang những đơn vị đo độ dài khác.

Đã có không ít các bạn nhỏ hiện nay nghĩ rằng đơn vị đo độ dài mét là lớn nhất còn các đơn vị đo độ dài khác thì đều nhỏ hơn mét nên việc làm phép tính quy đổi bị sai.

Các con không biết cách quy đổi đơn vị đo độ dài nên dễ làm bài tập bị sai (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đặc biệt là các con thường khá lúng túng trong việc quy đổi đơn vị đo độ dài mét sang những đơn vị lớn hơn như km, hm hay dam. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần phải chỉ cho các bạn nhỏ thật tận tình và chu đáo để các con hiểu rõ bản chất của việc quy đổi.

Xem thêm: toán lớp 2 1dm bằng bao nhiêu cm?

Tham khảo thêm:   Toán tư duy Finger math và Soroban, phương pháp học toán nào phù hợp cho trẻ nhất?

Con không chú ý đến đơn vị đo nên giải bài tập bị sai

Một số bài toán đố hiện nay độ dài khác nhau và yêu cầu các con thực hiện. Và chính vì điều này mà các bạn nhỏ đôi khi không chú ý đã dẫn đến thực hiện phép tính bị sai. Ví dụ như 10 dm + 2 m = ? m. Đã có không ít bạn nhỏ vội vàng ghi ngay là 12 m.

Bí quyết ôn thi toán lớp 2 mét hiệu quả

Chính vì những khó khăn này và rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay khá băn khoăn, không biết làm sao để các con có thể ôn thi Toán lớp 2 với chương trình kiến thức về mét tốt hơn?

Vậy thì sau đây Wikihoc sẽ chia sẻ một vài bí quyết giúp các con học toán tốt hơn mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua:

Con học toán lớp 2 mét với Wikihoc Math

Bí quyết đầu tiên giúp cho các bạn nhỏ học toán tốt hơn chính là các bậc phụ huynh để Wikihoc Math đồng hành với bé trên con đường học tập. Wikihoc Math ứng dụng học Toán được thiết kế với chương trình kiến thức theo chuẩn kiến thức giáo dục phổ thông dành cho các bạn nhỏ trong độ tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học.

Cùng Wikihoc Math tìm hiểu về đơn vị đo độ dài mét (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi cho bé học toán với Wikihoc Math, chương trình kiến thức về mét sẽ được cụ thể hóa trong các trò chơi khác nhau. Bởi vậy mà các bạn nhỏ trong quá trình tham gia vào các trò chơi vẫn có thể nắm bắt cách đầy đủ thức về đơn vị đo độ dài này và làm bài tập thành thạo.

Tao bảo phụ huynh có thể cho các con làm thêm những bài tập bổ trợ ở phía cuối mỗi bài học của Wikihoc Math. Đây là những bài tập bổ trợ đã được Wikihoc Math tổng hợp và chọn lọc kỹ lưỡng để phù hợp với tất cả các bạn học sinh.

Với ứng dụng học toán này, các bạn nhỏ sẽ được học toán ở bất cứ môi trường nào. Các bé chỉ cần một thiết bị có kết nối mạng sau đó đăng nhập vào tài khoản của mình tại Wikihoc Math và có thể dễ dàng tranh thủ học với Wikihoc Math.

Bố mẹ giúp các con hiểu rõ về đơn vị mét

Mét không phải là một đơn vị đo độ dài quá khó để tìm hiểu. Nhưng nếu không nắm chắc được những kiến thức cơ bản về mét các con sẽ khó có thể làm được các bài tập liên quan đến m.

Bởi vậy mà các bậc phụ huynh cần phải dành thời gian để bổ sung cho con những kiến thức hiểu biết về mét cách đầy đủ nhất.

Bố mẹ hướng dẫn con cách quy đổi đơn vị đo độ dài mét sang những đơn vị đo độ dài khác

Một trong những dạng toán cơ bản liên quan đến Toán lớp 2 mét đó chính là quy đổi đơn vị này sang những đơn vị đo độ dài khác. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần phải hướng dẫn, dạy bé toán lớp 2 về cách quy đổi sao cho chuẩn xác nhất.

Bởi đây là một trong những phần kiến thức khá khó và rất nhiều bạn nhỏ đã quy đổi sai hoặc không biết cách quy đổi. Các bậc phụ huynh nên dạy bé quy đổi đơn vị mét sang từng đơn vị đo độ dài khác nhau thì mới có thể giúp con tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bố mẹ luôn sát cánh đồng hành cùng với con

Khi các bạn nhỏ học Toán lớp 2 thì vẫn rất cần đến sự sát cánh của bố mẹ ở bên cạnh. Bố mẹ học cùng con không phải là học hộ con hay giải hộ con tất cả các bài tập mà là các bậc phụ huynh sẽ định hướng cho bé cách làm bài tập, cách giải bài tập.

Bố mẹ đồng hành với bé trong quá trình con học tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi có sự đồng hành của bố mẹ ở bên cạnh thì ít nhiều các bạn nhỏ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi học bài. Bé sẽ tạo được cho mình một tâm lý yên tâm bởi nếu như có bất cứ điều gì không hiểu thì các con đều có thể hỏi bố mẹ một cách trực tiếp.

Phụ huynh có thể cho con tham gia trò chơi để học toán lớp 2 mét

Một cách học toán rất hiệu quả nữa mà nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã áp dụng thành công đó chính là cho con học toán đơn vị đo độ dài thông qua những trò chơi. Việc học toán thông qua những trò chơi này sẽ giúp cho các bạn nhỏ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn.

Bạn nhỏ sẽ không hề có cảm giác nhàm chán giống như mình phải ngồi trước sách vở hay ngồi trước bảng và giáo viên. Việc học thông qua những trò chơi sẽ giúp các con tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và cũng giúp bé có thể nhớ kiến thức được lâu hơn.

Mẹ có thể cho con tham gia những trò chơi đơn giản như đưa cho bé một chiếc thước dây có độ dài 3 m rồi sau đó cùng bé đo độ dài của những đồ vật trong gia đình hay những khoảng cách từ vị trí A đến vị trí B.

Khi bé được tiếp cận với những trò chơi và hoạt động thực tế thì chắc chắn các con sẽ ghi nhớ đơn vị mét lâu hơn.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 5 cực đơn giản

Bố mẹ nên cho các con làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao

Cho các bạn nhỏ làm bài tập liên quan đến mét thường xuyên là một điều rất quan trọng. Thế nhưng các bậc phụ huynh không nên chọn ngay những bài tập khó cho con. Thay vào đó bố mẹ nên dành thời gian cho bé làm bài tập một cách bài bản.

Các bậc phụ huynh sẽ cho con làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi các bậc phụ huynh cho con làm bài tập từ dễ đến khó sẽ kích thích tư duy não bộ của bé phát triển và không mang lại cảm giác nhàm chán cho các bạn nhỏ.

Nếu như ngay từ đầu bố mẹ đưa cho con những bài toán khó mà các con không thể giải được thì bé sẽ cảm thấy rất chán nản. Trường hợp bé đã làm những bài tập khó rồi quay lại những bài tập dễ thì các bạn nhỏ sẽ cảm thấy buồn tẻ.

Các dạng bài tập toán đơn vị đo độ dài lớp 2 thường gặp

Dạng bài tập thường xuất hiện trong các bài kiểm tra liên quan đến đơn vị đo độ dài mét khá đa dạng. Vì thế mà các bậc phụ huynh nên nắm bắt được những dạng bài tập này với các đặc điểm cơ bản để hướng dẫn bé làm từng dạng bài tập cụ thể.

Đổi đơn vị đo độ dài

Dạng bài tập đầu tiên mà các bạn nhỏ gặp khá thường xuyên trong các bài kiểm tra hiện nay đó chính là đổi đơn vị đo độ dài mét sang những đơn vị đo độ dài khác.

Để cho các con có thể làm tốt được dạng bài tập này thì bố mẹ sẽ hướng dẫn con cách quy đổi dựa vào bảng quy đổi đơn vị đo độ dài.

Quy đổi đơn vị đo độ dài mét (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài

Một dạng bài tập tiếp theo cũng khá phổ biến nữa mà các bạn nhỏ cũng có thể gặp trong những bài kiểm tra đó chính là thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài toán lớp 2. Đặc biệt là dạng bài tập này có thể đưa ra những phép tính với cùng một đơn vị đo độ dài hoặc khác đơn vị đo độ.

Gặp những phép tính mà khác đơn vị đo độ dài thì các con cần phải làm thêm một bước nữa trước khi thực hiện phép tính đó chính là các bạn nhỏ quy đổi đơn vị. Sau khi các con quy đổi các con số về cùng một đơn vị với nhau thì lúc này bé có thể thoải mái thực hiện các phép tính.

Toán đố

Toàn đồ chắc chắn là một trong những dạng toán không hề xa lạ với bất cứ bạn nhỏ nào. Vì vậy trong những dạng bài tập Toán lớp 2 liên quan đến đơn vị đo độ dài mét chắc chắn không thể thiếu toán đố.

Toán đố liên quan đến đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Ở dạng bài tập này thì các bạn nhỏ vẫn áp dụng cách làm bài tập tương tự như khi làm toán đố khác. Tuy nhiên có một điều mà các con cần phải đặc biệt chú ý đó chính là khi ghi đơn vị thì các con sẽ ghi đơn vị là mét.

So sánh độ dài

Dạng bài tập cuối cùng sẽ yêu cầu các con thực hiện phép so sánh giữa hai đơn vị đo độ chẳng hạn như đề bài có thể đưa ra hai con số liên quan đến hai đơn vị đo độ dài là mét và dm rồi yêu cầu các con điền dấu >, < hoặc =.

Bài tập toán lớp 2 mét để bé tự luyện

Để giúp cho các con nắm chắc kiến thức Toán lớp 2 mét thì các bậc phụ huynh có thể cho bé thực hiện những bài tập sau đây:

Những bài tập giúp các con học toán đơn vị đo độ dài mét hiệu quả hơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 5 m = … cm

  2. 25 m = … cm

  3. 51 m = … cm

  4. 13 m = … cm

Bài tập 2

Thực hiện những phép tính sau

  1. 500 m – 13 m 

  2. 478 m – 65 m

  3. 642 m – 67 m

  4. 78 m – 12 m

Bài tập 3

Đoạn đường từ A đến B dài 15 m. Đoạn đường từ B đến C dài 20 m. Hỏi đoạn đường từ A đến C dài bao nhiêu mét?

Bài tập 4

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 2 km … 2000 m

  2. 34 m … 3000 cm

  3. 43 dm … 4m

  4. 25 m … 25000 mm

Bài tập 5

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 4500 m = … km

  2. 2,3 km = … m

  3. 42 m = … km

  4. 5000 m = … km

Bài tập 6

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 1 km + 3000 m

  2. 3500 mm + 12 m

  3. 13m + 1300 cm

  4. 12 dm + 23 m

Bài tập 7

An đi quãng đường từ nhà đến trường dài 300 m. Giữa quãng đường từ nhà An đến trường có một quán gà rán KFC cách nhà An 20m. Hỏi quãng đường từ quán gà rán KFC đến trường dài bao nhiêu m?

Bài tập 8

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 3 km … 2800m

  2. 25 m … 150 dm

  3. 4.5 m … 400 cm

  4. 7000 mm … 7m

Bài tập 9

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 3,5 km = … m

  2. 12 hm = … m

  3. 3 dam = … m

  4. 400 cm = … m

Bài tập 10

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 37 m + 34 dm

  2. 8 dam + 18 m

  3. 4 hm = 40 m

  4. 3km + 3400 m

Bài tập 11

Bạn Chi đi từ nhà đến nhà bạn Hoài dài 200 m. Bạn Chi lại tiếp tục đi từ nhà bạn hoài đến nhà bạn Phương dài 350 m. Hỏi bạn Chi đã đi bao nhiêu m?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 1 hình học học những gì? Kinh nghiệm học toán hình lớp 1 hay

Bài tập 12

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 9 km … 1000 m

  2. 3 hm … 500 m

  3. 45 dam … 450 m

  4. 5 m … 50 dm

Bài tập 13

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 12 m = … cm

  2. 150 dm … m

  3. 3000 cm … m

  4. 4,5 m … mm

Bài tập 14

Thực hiện những phép tính sau

  1. 4 m + 45 dm

  2. 6 m + 30 cm

  3. 2800 cm + 12 m

  4. 45 m + 2 dam

Bài tập 15

Trường thực hiện thử thách đi bộ mỗi ngày 500 m. Nhưng bạn Trường mới đi được 280 m thì đã thấy mỏi chân và dừng lại. Hỏi bạn Trường cần phải đi bao nhiêu m nữa để đạt được mục tiêu?

Bài tập 16

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 67 m … 6,7 dam

  2. 500 m … hm

  3. 1800 m … 2km

  4. 4500 mm … 5m

Bài tập 17

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 3400 m = … km

  2. 4000 m = … hm

  3. 300 m = … dam

  4. 12 m = … mm

Bài tập 18

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 1,2 km + 1000 m

  2. 3m + 45 dm

  3. 34 m = 12 cm

  4. 2000 mm + 3m

Bài tập 19

Một chiếc sào dài 3,5 m nhưng đã bị gãy mất 1,7 m. Hỏi chiếc sào còn lại bao nhiêu mét?

Bài tập 20

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 2800 mm … 3 m

  2. 3500 m … 3,5 km

  3. 45 hm … 4000 m

  4. 47 dam … 12 m

Bài tập 21

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 12 km = … m

  2. 3,4 km = … m

  3. 25 dam = … m

  4. 2500 mm = … m

Bài tập 22

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 3400 m + 3,4 km 

  2. 5,5 m + 1200 mm

  3. 7m + 30 dm

  4. 34 m + 2300 mm

Bài tập 23

Đoạn dây chạc dài 150 m được nối thêm một đoạn dây chạc khác dài 127 m. Hỏi cả hai đoạn dây chạc dài bao nhiêu m?

Bài tập 24

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 67 m … 6700 mm

  2. 12 m … 120 cm

  3. 23 m … 2,3 dm

  4. 1200 m … 120 km

Bài tập 25

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 8 km = … m

  2. 12 hm = … m

  3. 1200 m = … dam

  4. 3400 m = … km

Bài tập 26

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 340 dam + 12 m

  2. 1200 m + 12 km

  3. 34 m + 234 dm

  4. 4,5 m + 1200 mm

Bài tập 27

Trên đường đi học từ nhà đến trường dài 457 m, bạn Linh được một chiếc ví cách trường 130 m. Hỏi từ địa điểm nhặt được chiếc ví về nhà bạn Linh dài bao nhiêu m?

Bài tập 28

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 30 m … 300 dam

  2. 12 dam … 1200 m

  3. 2,3 km … 2300 m

  4. 45 m … 4500 dm

Bài tập 29

Quy đổi những đơn vị sau:

  1. 29 m = … dm

  2. 45 m = … dam

  3. 1,2 m = … cm

  4. 3,9 km = … m

Bài tập 30

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 3 km + 2 m

  2. 5m + 5 dm

  3. 2 m + 12 dam

  4. 4 m + 6 mm

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán lớp 2 đơn vị đo m

Khi hướng dẫn bé học toán lớp 2 mét, các bậc phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị một số yếu tố để giúp con học tốt hơn cũng như quá trình dạy học diễn ra thuận lợi hơn. Những điều mà bố mẹ cần phải lưu ý là:

Phụ huynh và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình dạy bé học bài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Luôn đồng hành bên con và hướng dẫn con học bài hiệu quả

Sự đồng hành của các bậc phụ huynh là điều rất quan trọng trong quá trình hướng dẫn các bạn nhỏ học bài. Bởi ngoài kiến thức các bé được học ở trên lớp dưới sự giảng dạy của các thầy cô thì cách dạy của bố mẹ đôi khi cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực 

Bởi bố mẹ là người trực tiếp dạy các con nên có thể nắm bắt được lực học của các bạn nhỏ cũng như tính cách và thói quen của bé. Điều này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể đưa ra được phương pháp học phù hợp với bé.

Bố mẹ không được bỏ qua việc kiểm tra sách vở của bé ở trên lớp

Vấn đề thứ hai mà các bậc phụ huynh nên lưu ý khi dạy các bạn nhỏ học đó chính là luôn chú ý đến sách vở của bé học ở trên lớp. Việc quan tâm đến sách vở của con sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nắm bắt được lực học của bé như thế nào.

Đây là một trong những việc thảm vô cùng cần thiết mà nhiều bậc phụ huynh hiện nay lại rất lơ là.

Phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp

Một phương pháp dạy học rất tích cực nữa bố mẹ nên bỏ túi chính là trao đổi trực tiếp với giáo viên để tìm hiểu về lực học và chương trình học của con.

Khi các bậc phụ huynh đã nắm bắt được lịch học của bé cũng như các chương trình kiến thức mà các bạn nhỏ được học ở trên lớp thì sẽ dễ dàng tìm ra được cách dạy học phù hợp với con.

Bố mẹ và giáo viên cùng trao đổi để có phương pháp dạy học phù hợp với bé (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bố mẹ không tạo cho con áp lực phải học hành

Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi dạy các bạn nhỏ học chính là không bao giờ được tạo áp lực cho các con.

Nếu như bố mẹ tạo cho bé quá nhiều áp lực thì sẽ khiến cho các con cảm thấy rất sợ hãi. Áp lực sẽ khiến cho các con không bao giờ muốn ngồi vào bàn học.

Đây chính là điều ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả học tập của các bạn nhỏ. Chính vì vậy tao bảo phụ huynh cảm thấy việc học nặng nề.

Thay vào đó bố mẹ nên dành thời gian tìm ra những phương pháp học mới để phù hợp hơn với các bạn nhỏ, tạo sự hứng thú và yêu thích từ các con đối với toán học.

Nên phân chia cho các bạn nhỏ quỹ thời gian học tập và nghỉ ngơi cân đối

Việc phân chia cho các bạn nhỏ một quỹ thời gian học tập khoa học là điều vô cùng cần thiết. Các con học toán lớp 2 mét hay bất cứ một môn học nào đi chăng nữa thì các con cũng cần phải có một thời gian biểu, một lịch trình học tập phù hợp.

Chỉ khi có một thời gian biểu phù hợp thì các bé mới có thể cân đối giữa việc học và nghỉ ngơi, vui chơi giải trí để đảm bảo kết quả học tốt nhất.

Bố mẹ nên mua cho con những thiết bị hỗ trợ học tập hiệu quả

Sự hỗ trợ từ bố mẹ không bao giờ là điều thừa thãi đối với các con. Và khi hỗ trợ các bé học thì các bậc phụ huynh tốt nhất là nên trang bị cho con một số thiết bị hỗ trợ bé học tập hiệu quả hơn.

Thiết bị đó có thể là những bộ đồ dùng học tập mới, những chiếc máy tính để giúp các con có thể tìm được thông tin tài liệu dễ dàng. Đặc biệt máy tính còn là phương tiện để giúp cho các bé có thể tham gia vào các cuộc thi và mang về giải thưởng.

Các bậc phụ huynh nên trang bị cho con máy tính để giúp bé học tập tốt hơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về Toán lớp 2 mét và cách học như thế nào cho hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Wikihoc hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành với các con trong quá trình học tập thì giúp cho các bạn nhỏ có thể học tốt Toán lớp 2 liên quan đến đơn vị đo độ dài.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *