5 Trò chơi toán tư duy dành cho trẻ 4 tuổi
Để nâng cao hiệu quả tư duy khi bé 4 tuổi bắt đầu học toán, bố mẹ có thể cùng con tham gia các trò chơi sau đây:
1. Trò chơi xếp hình trong toán học
Với trò chơi toán học cho trẻ 4-5 tuổi này, bé sẽ được làm quen với các hình khối trong toán học với nhiều kích thước khác nhau, để từ đó giúp con nhận biết và phân biệt đồ vật rõ ràng hơn. Đồng thời, khi chơi trò này còn giúp tăng khả năng quan sát nhạy bén, khả năng tưởng tượng và ghi nhớ tốt hơn từ đó giúp tăng sự tư duy logic của trẻ 4 tuổi phát triển mạnh mẽ.
2. Trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi tìm những con số còn thiếu
Ở đây, bố mẹ có thể thiết kế trò chơi toán học cho trẻ mầm non 4 tuổi với việc ẩn đi những số còn thiếu và yêu cầu con tìm những số đó. Hoặc bạn có thể cùng con đếm những số thứ tự từ nhỏ đến lớn rồi bố mẹ dừng đếm để bé tiếp tục đếm số tiếp theo. Lưu ý, trong quá trình đếm nên thực hiện các động tác đưa ngón tay để con đếm số, nhờ vậy sẽ giúp trẻ nắm bắt trật tự logic của những con số trong toán học hiệu quả hơn.
Tuy nhiên hãy lưu ý phạm vi học chỉ nên giới hạn trong dưới số 10 vì độ tuổi này bé chưa thể học các số lớn hơn.
3. Trò chơi toán cho trẻ mầm non tìm quy luật
Khi nói tới việc phát triển tư duy toán học cho bé 4 tuổi chắc chắn không thể bỏ qua dạng trò chơi tìm quy luật. Với trò chơi này có thể là tìm quy luật của dãy số, hình học, sự vật… Để chơi đòi hỏi trẻ phải có khả năng quan sát, phân tích, suy luận để tìm được quy luật và giải trò chơi chính xác.
4. Trò chơi toán cho bé 4 tuổi với khối Rubik
Với các bé khi lên 4 tuổi bố mẹ có thể cho con làm quen với những khối rubik hình chóp, hình lập phương với những màu sắc khác nhau. Để qua đó thông qua việc vặn, xoay các mặt rubik kết hợp với khả năng suy luận để giúp mỗi mặt đều cùng một màu duy nhất.
Chính vì vậy, thông qua trò chơi này góp phần tăng khả năng quan sát, phân tích màu sắc, tư duy tưởng tượng và suy luận cực kỳ hiệu quả trong việc học toán tư duy.
5. Trò chơi mê cung
Khi nói tới các trò chơi toán học cho trẻ mầm non 4 tuổi không thể không nói tới trò chơi tìm mê cung. Ở đây tùy vào năng lực của các bé mà bố mẹ có thể lựa chọn nhiều hình mê cung khác nhau như tìm đường theo quy luật số, tìm đường ra cho con vật…để bé cùng tham gia.
Với trò chơi này, đòi hỏi bé phải có khả năng quan sát, suy luận để có thể tìm ra được cho mình hướng ra nhanh và chính xác. Qua đó giúp con rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ vô cùng hiệu quả.
Hơn 10.000 trò chơi toán tư duy tương tác có mặt trên Wikihoc Math
Ngoài việc tham gia các trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi mang tính dân gian, xu hướng hiện đại ngày càng phát triển nên việc bố mẹ tìm kiếm những nền tảng vừa học toán, vừa chơi game cho bé cũng là giải pháp hoàn hảo. Để có thể giúp gia tăng khả năng học toán cho con tốt hơn, vừa học vừa chơi hiệu quả có thể tham khảo ngay ứng dụng Wikihoc Math.
Đây là ứng dụng toán học tiếng Anh theo chương trình GDPT mới nhất dành cho trẻ từ mầm non đến tiểu học số 1 Việt Nam hiện nay.
Điểm đặc biệt của Wikihoc Math chính là xây dựng các bài học toán giúp phát triển năng lực, kỹ năng cho bé, không còn đơn thuần là kiến thức toán học khô khan. Thay vào đó nó còn giúp rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, tăng trải nghiệm học toán thông qua các trò chơi, hoạt động tương tác và tăng cường thực hành nhiều hơn là học lý thuyết.
Ngoài ra, với Wikihoc Math còn xây dựng với hơn 10.000 hoạt động tương tác, học mà chơi – chơi mà học thuộc hơn 60 chủ đề toán học phù hợp năng lực của mỗi trẻ. Cụ thể tại đây các con sẽ khám phá nhiều trò chơi tư duy hấp dẫn như: Tìm quy luật, game đo lường, game nhận thức không gian, đảo kho báu….
Qua đó các bé sẽ được trải nghiệm hành trình phiêu lưu ký từ chinh phục các hòn đảo, cho đến truy tìm kho báu…. Điều này góp phần giúp bé tiếp thu kiến thức toán học và phát triển tư duy sinh động và đầy sáng tạo hơn.
10 trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi dân gian giúp bé yêu thích toán hơn
Để có thể giúp bé phát huy tốt những lợi ích khi chơi trò chơi toán học mang đến, dưới đây là một số game phù hợp với bé 4 tuổi có thể trải nghiệm như:
1. Trò chơi năm mười (trốn tìm)
Chắc hẳn đây không còn là một trò chơi quá xa lạ với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, với những số đếm quan thuộc như “năm, mười, mười lăm, hai mươi…”. Chính việc thông qua trò chơi dân gian này sẽ giúp các con làm quen với các con số nhanh hơn khi còn nhỏ.
Cách chơi cũng khá đơn giản, chỉ cần 3 người trở lên đã có thể tổ chức được trò chơi.
Ban đầu sẽ xác định người sẽ đi tìm đầu tiên bằng việc chơi Kéo – Búa – Bao, ai thua sẽ phải úp mặt vào tường rồi đếm “năm, mười, mười lăm, hai mươi…” cho đến 100. Trong thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau khi người đi tìm được đến hết 100 sẽ phải đi tìm những người còn lại. Ai mà bị phát hiện sẽ trở thành người đi tìm tiếp theo. Còn người nào đi trốn và chạy về chạm đích trước khi bị bắt sẽ thoát.
2. Học toán cùng bé thông qua trò chơi chuyền thẻ
Đây được biết đến là một trong những trò chơi học toán thường được áp dụng tại các trường mầm non giúp con làm quen với phép tính cộng trừ tốt hơn.
Trò chơi này được xem như một bài tập đếm từ 1 – 10, thường được chơi theo nhóm từ 5 – 10 người với nhau.
Cách thức chơi khá đơn giản, các bé sẽ cùng nhau oẳn tù ti để xem ai sẽ được chơi trước. Lúc chơi, người được chơi sẽ rải 10 que xuống đất, cùng lúc sẽ tung quả bóng lên, cứ mỗi lần tung sẽ nhặt từng que một. Lượt chơi sẽ kết thúc lúc quả bóng hay que rơi xuống đất.
Ở trò chơi này, có thể cho bé đếm số que bắt được. Sau đó sẽ tiến hành chơi tăng mức độ khó bằng việc nhặt 2 que liên tiếp, 3 que liên tiếp….
3. Học toán với trò chơi cua cắp
Với trò chơi cua cắp này sẽ giúp con rèn luyện được kỹ năng phân loại, đếm cho tới so sánh số lượng đồ vật mình cắp được.
Cách chơi như sau: Các bé sẽ cùng nhau oẳn tù tì để tìm được người chơi trước, sau đó người được chơi đầu tiên sẽ bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống. Sau đó sẽ phải đan 10 đầu ngón tay với nhau như hình con cua, chỉ để thùa ngón cái duỗi ra sẽ làm càng cua.
Tiếp đến người chơi sẽ lần lượt dùng 2 ngón tay gắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên khác. Đồng thời các ngón tay vẫn phải giữ nguyên cho đến khi gắp hết viên sỏi thì thắng. Sau đó cho trẻ đếm lại số sỏi mình gắp được.
Trong trường hợp người chơi khi đang gắp viên sỏi nhưng tay buông ra hay chạm vào người khác sẽ phải nhường lượt cho người chơi khác. Nếu người nào gắp được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
4. Trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi với trò chơi Ô ăn quan
Đây chắc hẳn là một trong những trò chơi dân gian đã quá quen thuộc với thế hệ 7x – 8x, ngoài mang tính giải trí, dễ chơi thì thông qua game này còn giúp bé biết đếm từ 1 – 10 tốt hơn. Cũng như đã là trò chơi giúp bé rèn luyện được tư duy sáng tạo để có thể tìm kiếm được chiến thắng.
Trò chơi này thường dành cho 2 người. Ban đầu sẽ vẽ 1 hình chữ nhật chia thành 10 ô, mỗi bên sẽ có 5 ô đối xứng với nhau (ô quân).
Tiếp đến sẽ vẽ tiếp 2 nửa hình tròn ở 2 bên ngoài của 2 cạnh ngắn của hình chữ nhật là các ô quân (ô quan).
Về cách chơi, ban đầu mỗi người chơi sẽ đặt vào 5 ô của mình mỗi bên sẽ là 5 viên đá cho 5 ô quân và 1 viên đá lớn vào ô quan.
Sau đó, hai người chơi sẽ oẳn tù tì để tìm ra người đi trước. Ai chơi trước sẽ tính toán để lấy quân ở bất kỳ ô nào để tiến hành rải dần đi qua các ô, mỗi ô một viên đá. Bé sẽ tiếp tục rải cho đến khi gặp ô trống (trừ ô quan) thì bé sẽ được ăn tổng viên đá ở ô đó. Cứ tiếp tục chơi cho đến khi bên nào ăn hết quân ở các ô của bên còn lại và ăn cả ô quan sẽ chiến thắng.
5. Trò chơi Oẳn tù tì
Đây được xem là một trong những trò chơi mà các bé sẽ được chơi từ khi còn rất nhỏ, thậm chí bé nào cũng biết. Việc cho con làm quen với trò chơi Oẳn tù tì từ sớm sẽ giúp bé tập đếm trên bàn tay hiệu quả hơn.
Trong đó, mỗi vật dụng sẽ tương ứng với các con số và ngón tay bé xòe ra. Cụ thể:
- Cái Búa: Tượng trưng cho số 0 khi nắm các ngón tay lại
- Cái Kéo: Giơ hai ngón tay trỏ và giữa, còn các ngón còn lại sẽ nắm lại.
- Cái Bao: Tượng trưng cho số 5 khi xòe cả 5 ngón tay ra .
6. Trò chơi học toán cùng bé với “Thi ai đếm đúng”
Ở trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi sẽ giúp con rèn luyện được khả năng tư duy, phân tích và phán đoán vì con sẽ được bịt mắt để cảm nhận được sẽ có bao nhiêu đồ vật bên trong hộp kín.
Về cách chơi, một nhóm sẽ có khoảng 4 – 8 người chơi chia thành 2 đội trở lên để cùng nhau tranh tài. Trong đó, các bé sẽ cùng nhau được bịt mắt và chỉ dùng tay để cảm nhận, sờ đồ vật và đếm số đồ vật. Nếu đội nào đoán và đếm đúng chính xác sẽ dành chiến thắng.
7. Tham gia trò chơi trò “Thi ai nhanh”
Với trò chơi này, cần phải chuẩn bị mỗi bé ít nhất 2 hình ảnh bất kỳ sau đó sẽ nâng cao số hình lên mỗi lần chơi. Lưu ý, mỗi hình sẽ có kích thước và màu sắc khác nhau.
Về cách chơi, các bé sẽ phải lấy hình ảnh theo đúng hiệu lệnh của người lớn về chọn hình đúng, nói tên hình và giơ hình lên. Sau đó yêu cầu con không cho con nhìn hình giơ lên rồi bịt mắt để tìm hình đúng với hình con giơ lên.
8. Cùng bé khám phá game “Tay ai khéo”
Với trò chơi này, mỗi bé sẽ chuẩn bị 5 que tính với độ dài ngắn khác nhau. Sau đó sẽ bịt mắt lại và yêu cầu con sẽ chọn ra cho bố mẹ que ngắn nhất hoặc dài nhất.
9. Trò chơi “Hãy làm lại như cũ”
Với trò chơi này bé sẽ rèn luyện được khả năng ghi nhớ, tư duy và học đếm phù hợp với các bé 4 tuổi. Cụ thể, bố mẹ cần phải chuẩn bị một số đồ vật như chậu hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai, mô hình có ngôi nhà.
Về cách chơi, bé cần phải quan sát mô hình và sẽ đọc tên các loài hoa đó. Sau đó bé sẽ phải đặt hoa ở những vị trí trái, phải, trước, sau của ngôi nhà.
Khi chơi bé sẽ được bịt mắt lại, mẹ sẽ thay đổi vị trí chậu hoa. Sau đó bé sẽ mở mắt ra và đọc vị trí đã thay đổi và sắp xếp lại như cũ.
10. Trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi “chọn số đúng”
Trò chơi này sẽ giúp các con rèn luyện được kỹ năng đếm số, nhận diện, phân biệt các số và gia tăng kỹ năng ghi nhớ và tư duy tốt nhất.
Về cách chơi, bố mẹ sẽ chuẩn bị các đồ vật khác nhau, mỗi loại sẽ có một số lượng cụ thể kèm theo những con số. Sau đó bố mẹ sẽ yêu cầu con tìm ra những đồ vật giống nhau và chọn được con số tương ứng với số đồ vật đó.
Lợi ích khi cho bé 4 tuổi chơi trò chơi toán học
Ngày nay xu hướng dạy bé học toán “vừa học vừa chơi” đang được nhiều phụ huynh áp dụng. Đặc biệt, khi cho bé trải nghiệm những trò chơi toán học từ dân gian cho đến hiện đại thú vị sẽ mang đến những lợi ích như:
Giúp bé học toán theo hướng tự nhiên nhất
Theo các chuyên gia chia sẻ, trẻ em từ 3 – 5 tuổi được xem là thời điểm vàng để bố mẹ cho bé tiếp nạp kiến thức. Bởi vì đây là lúc mà kích thước não bộ của bé tăng gấp đôi, thậm chí não bộ của con sẽ hoạt động vượt trội hơn người lớn.
Chính vì vậy, bố mẹ nên trang bị cho con nền tảng học tập, tư duy tốt nhất. Trong đó việc lồng ghép trò chơi vào toán học cho bé 4 tuổi sẽ giúp quá trình tiếp thu kiến thức của con một cách tự nhiên hơn.
Tăng sự hứng thú trong học toán, yêu thích môn toán hơn
Toán học là bộ môn có tính ứng dụng rất cao trong thực tế, nhưng vì các bé 4 tuổi thường mong muốn khám phá những điều thú vị hơn là những con số nhàm chán, nên việc kết hợp toán học với trò chơi sẽ gia tăng sự hứng thú cho con trẻ.
Đồng thời, khi bé thấy việc học toán thông qua trò chơi khá thú vị, hứng thú thì sẽ giúp bé cảm thấy thích và yêu thích học toán hơn.
Giúp con hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề trong đời sống
Như đã nói trên, toán học có tính ứng dụng thực tế rất cao nên khi trẻ gặp phải những tình huống buộc phải phân tích, tìm kiếm và lựa chọn cách giải quyết chính xác.
Đặc biệt, khi cho bé tham gia các trò chơi toán học cũng phải đòi hỏi các con phải tư duy, suy nghĩ, sắp xếp, tìm kiếm được hướng chơi chính xác để dành được chiến thắng.
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Việc cho bé rèn luyện kỹ năng này thực thụ sẽ giúp con tự tin đối diện và nhạy bén hơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Hỗ trợ gia tăng khả năng ghi nhớ của trẻ
Có một số trò chơi buộc con phải nhìn nhanh, nhớ nhanh như Sudoku, ghép lại tranh, nối số,…
Chính vì vậy, việc rèn luyện khả năng ghi nhớ từ sớm là giải pháp hoàn hảo giúp quá trình học tập và trưởng thành sau này của con tốt hơn.
Kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, trừu tượng
Trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi thường sẽ lựa chọn trò chơi tư duy là chủ yếu. Các trò chơi này được thiết kế với đa dạng màu sắc, hình thù khác nhau để có thể kích thích được tư duy, sáng tạo và trí tưởng tượng của con tốt hơn.
Ví dụ như bố mẹ có thể cho bé chơi trò chơi vẽ hình khối, bằng việc thử thách con nhắm mắt lại và tiến hành tưởng tượng ra hình nào đó như hình vuông rồi vẽ chúng lên giấy. Nếu kết quả trẻ vẽ chúng càng chi tiết bào nhiều thì khả năng tư duy, quan sát và tập trung của con càng cao.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ
Thông qua các trò chơi toán học các con sẽ dễ dàng gần gũi hơn với bố mẹ, bạn bè, người thân khi chơi cùng với bé.
Đồng thời, các con cũng sẽ tự tin thể hiện được khả năng của chính mình thông qua việc giải mã trò chơi sau mỗi lần thách đấu. Điều này rất có ích trong việc giúp con tăng khả năng tương tác với xã hội, giao tiếp và làm quen với mọi người.
Hỗ trợ bé phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy toán học
Bé sẽ trở nên nhanh nhạy hơn với con số thông qua các trò chơi toán học. Điển hình như trò rubik, sudoku, cờ vua…. Khi chơi những trò này bé sẽ rèn luyện được cho mình sự tập trung, kiên nhân và tư duy logic tốt hơn.
Đồng thời, trong quá trình tham gia trò chơi bé sẽ dễ dàng đưa ra quan điểm, nói ra suy nghĩ của mình để tăng khả năng ngôn ngữ một cách tốt hơn.
Bởi trên thực tế, khả năng ngôn ngữ và tư duy toán học chính là hai kỹ năng quan trọng giúp hai bán cầu não của con phát triển nhạy bén hơn. Đặc biệt khi bé học các môn tự nhiên và xã hội sẽ tốt hơn.
Một số lưu ý khi cho bé 4 tuổi học toán thông qua trò chơi
Để có thể nâng cao hiệu quả khi chơi trò chơi toán học với các bé mới lên 4 tuổi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chơi cùng con để gia tăng tình cảm và giúp bé hiểu trò chơi hơn.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với năng lực và sở thích của các bé.
- Nên sử dụng các dụng cụ học tập, chơi trò chơi đi kèm để bé dễ quan sát và thực hiện.
- Chơi một cách có điều độ để con hiểu bài toán, không nên chơi quá nhiều sẽ khiến bé chán học trên sách vở.
- Linh hoạt thay đổi trò chơi để con học và làm quen với nhiều kiến thức mới.
- Bố mẹ nên có phần thưởng khi con dành chiến thắng khi chơi trò chơi để bé có động lực hơn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các trò chơi toán học cho trẻ 4 tuổi. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên các bé sẽ được học, chơi và rèn luyện kiến thức toán học hiệu quả nhất.