Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài là phần kiến thức mà bé sẽ được học. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong nội dung học, những chúng thường có trong các đề thi và thậm chí là ứng dụng trong đời sống. Vậy nên, để giúp bé học tốt toán lớp 2 m dm cm… hãy cùng Wikihoc thử áp dụng những giải pháp hữu ích sau đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

Cập nhật bảng đơn vị đo độ dài và cách đọc chi tiết

Trong các đơn vị đo độ dài hiện nay, có bảy đơn vị được sử dụng nhiều nhất là ki-lo-met, hec-to-met, đề-ca-met, mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét. Và những đơn vị này sẽ được viết tắt lần lượt là km, hm, dam, m, dm, cm, mm.

Tìm hiểu về Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Trong đó, km là đơn vị đo độ dài lớn nhất, mm là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất. Mỗi đơn vị đo độ dài liền nhau sẽ hơn kém nhau 10 đơn vị. Cụ thể, 1km = 10 hm = 100 dam = 1000 m = 10.000 dm = 100.000 cm = 1.000.00 mm.

Khó khăn khi bé học toán đơn vị đo độ dài lớp 2

Khi học về toán lớp 2 đơn vị đo độ dài, các bạn nhỏ có thể gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là bởi những đơn vị đo độ dài hiện nay quá nhiều nên các bạn nhỏ đôi khi bị nhầm lẫn giữa các đơn vị hoặc không biết cách biến đổi đơn vị cho phù hợp để tìm ra lời giải.

Không nắm được cách viết tắt các đơn vị đo độ dài toán lớp 2 dm cm

Khó khăn đầu tiên mà các bạn nhỏ gặp phải trong quá trình học toán lớp 2 về đơn vị đo độ dài chính là các con không nắm được cách viết tắt những đơn vị đo này như thế nào.

Nguyên tắc khi viết tắt các đơn vị đo độ dài chính là các con sẽ viết tắt chữ cái đầu tiên của đơn vị đo độ dài đó kết hợp với chữ m (viết tắt của từ mét). Ví dụ ki-lo-met sẽ được viết tắt là km.

Các bé không nắm được cách viết tắt của đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi tìm hiểu về cách viết tắt, các bạn nhỏ thường nhầm lẫn nhiều nhất giữa cách viết đề-ca-mét với đề-xi-mét. Để có thể khắc phục được khó khăn này thì các con cần lưu ý, đề-ca-mét sẽ được viết tắt là dam còn đề-xi-mét được viết tắt là đảm.

Các con chỉ cần nhớ được cách viết tắt này là có thể không bị nhầm lẫn.

Trên thước đo không tìm được độ dài

Vấn đề thứ hai mà các bạn nhỏ sẽ gặp khó khăn khi học Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài chính là không tìm được số đo độ dài trên thước.

Hôm nay sẽ xảy ra khi mà các con sử dụng thước quá ngắn hoặc trong những bài tập sử dụng những đơn vị đo không thể thể hiện được trên thước như km, hm hay dam.

Các bé chưa nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài toán lớp 2 m dm cm

Một vấn đề nữa mà rất nhiều bạn nhỏ hiện nay gặp phải khó khăn trong quá trình học toán lớp 2 đơn vị đo độ dài đó chính là các con không nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Và điều này sẽ dẫn đến tình trạng các bạn nhỏ làm bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài bị sai.

Chẳng hạn như các con có thể nhầm giữa đơn vị đo độ dài km với hm, dam với dm,… Từ đó dẫn đến tình trạng đề bài yêu cầu quy đổi từ m sang km các con có thể sẽ quy đổi nhầm thành hm,…

Tham khảo thêm:   Giúp bé học toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 cực dễ dàng

Quy đổi đơn vị không đúng

Vấn đề tiếp theo các con có thể gặp phải khi học Toán lớp 2 liên quan đến đơn vị đo độ dài đó chính là quy đổi đơn vị không đúng.

Khi các con không học thuộc bảng đơn vị đo độ dài thì với những bài tập liên quan đến việc đổi đơn vị đo độ dài này sang đơn vị đo độ dài khác thì các bạn nhỏ sẽ lúng túng. Chẳng hạn như toán lớp 2 1dm bằng bao nhiêu cm nhiều bé vẫn không trả lời được.

Các bạn nhỏ đổi đơn vị đo độ dài không đúng (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bí quyết ôn thi toán lớp 2 đơn vị đo độ dài hiệu quả

Các bậc phụ huynh hiện nay muốn con học tốt Toán lớp 2 liên quan đến đơn vị đo độ dài thường thử rất nhiều cách khác nhau như cho bé tự học thông qua các kênh học online, cho bé đi học thêm, thuê gia sư,…

Thế nhưng để giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm chi phí nhiều nhất có thể mà các con vẫn học toán hiệu quả thì bố mẹ nên bỏ túi những bí quyết sau đây:

Phụ huynh nhắc con nắm vững kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài

Muốn để cho các bạn nhỏ có thể học tốt chương trình kiến thức về Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thì bố mẹ cần phải nhắc nhở con nắm vững kiến thức cơ bản đơn vị đo độ dài này trước.

Các bạn nhỏ cần phải nắm rõ giá trị của từng đơn vị đo độ dài và hiểu được bản chất cụ thể của từng vấn đề. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cần phải giới thiệu cho con đầy đủ cả 7 đơn vị đo độ dài chứ không được bỏ qua bất cứ đơn vị đo độ dài nào.

Hướng dẫn các bạn nhỏ cách quy đổi đơn vị đo độ dài

Bí quyết tiếp theo để giúp cho các con có thể học Toán lớp 2 với kiến thức về đơn vị đo độ dài hiệu quả chính là bố mẹ sẽ hướng dẫn các con cách quy đổi các đơn vị đo độ dài khác nhau.

Các bậc phụ huynh cần phải chỉ cho bé biết được mỗi đơn vị đo độ dài sẽ hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.

Cách tốt nhất là bố mẹ nên viết bảng đơn vị đo độ dài một cách chi tiết sau đó yêu cầu các con ghi nhớ. Khi các bé đã ghi nhớ thì lúc này tao bảo phụ huynh sẽ cho con làm thử các bài tập để bố mẹ kiểm tra kiến thức của con.

Phụ huynh luôn sát cánh bên các bé

Trong quá trình các bạn nhỏ học về Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thì các bậc phụ huynh nên dành thời gian để đồng hành và sát cánh bên các con.

Bởi bố mẹ nếu muốn cho các con học tập hiệu quả thì chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ phải đồng hành cùng với các bạn nhỏ để có thể hiểu được những khó khăn mà bé gặp phải mang đến phương pháp học thú vị hơn cho các bé.

Các bậc phụ huynh đồng hành cùng với bé trong quá trình học tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đặc biệt là các bậc phụ huynh đồng hành cùng với con cũng sẽ tạo được một tâm lý thoải mái để các con học tập hiệu quả. Nếu như các bé có thể gặp phải bất cứ khó khăn gì thì đã luôn có bố mẹ có thể hỗ trợ.

Nhưng các bậc phụ huynh không được tạo cho bé tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào mình quá nhiều.

Cho các con vừa học vừa chơi

Muốn bé có thể học tốt Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thì các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng cách vừa học vừa chơi. Vừa học vừa chơi sẽ giúp cho các con thấy thoải mái, dễ chịu, không bị áp lực hay cảm thấy gò bó.

Và điều quan trọng nhất chính là các con có thể tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ hình thành cho bé được một thói quen là các có thể học tập ở bất cứ nơi đâu và có thể học từ mọi nguồn.

Tuyệt đối không cho các con làm bài tập nhảy cóc

Một vấn đề nữa mà các bậc phụ huynh phải đặc biệt quan tâm chính là khi cho các con làm bài tập thì bố mẹ không cho các bé làm bài tập nhảy cóc. Việc cho các con làm bài tập về các sẽ rất nguy hại.

Sở dĩ các bậc phụ huynh không nên cho bé làm bài tập nhảy cóc là bởi khi các con làm bài tập nhảy cóc thế các bé sẽ không thể hiểu được nội dung kiến thức một cách tuần tự. Ngoài ra thì các bạn nhỏ cũng sẽ cảm thấy kiến thức mà mình tiếp thu khá khó hiểu.

Một điều đặc biệt nữa khi các bạn nhỏ bài tập nhảy khóc chính là các con hệ thống hóa kiến thức trong khi toán học là môn học kế thừa.

Các bạn nhỏ phải hiểu được phần này thì mới có thể tiếp tục được phần sau. Cách tốt nhất là bố mẹ hãy cho con làm bài tập từng bước một, từ cơ bản cho đến nâng cao.

Các dạng bài tập toán đơn vị đo độ dài lớp 2 thường gặp

Bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài hiện nay khá đa dạng, trong đó sẽ có 4 dạng bài tập cơ bản mà các bậc phụ huynh nên chú ý để hướng dẫn cho bé là:

Tham khảo thêm:   Cách giải toán lớp 1 phép trừ trong phạm vi 100 giúp bé chinh phục dễ dàng

Bài tập bé có thể gặp trong bài kiểm tra liên quan đến đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đổi đơn vị đo này sang đơn vị đo khác

Dạng bài tập đầu tiên sẽ yêu cầu các bạn nhỏ đổi từ đơn vị đo này sang đơn vị đó khác. Do đó muốn làm được dạng bài tập này thì các con cần phải nắm bắt được các đơn vị đo độ dài hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.

Cách tốt nhất để làm bài tập đổi đơn vị đo chính là các con kẻ bảng các đơn vị đó sau đó sẽ thay số vào những vị trí phù hợp để có được đáp án đúng nhất. Ngoài ra thì các bạn nhỏ cũng cần phải lưu ý để không bị nhầm lẫn giữa các đơn vị đo với nhau.

Ví dụ 2km = ? m

Thực hiện các phép tính với đơn vị đo độ dài

Dạng bài tập tiếp theo là các con sẽ thực hiện các phép tính với đơn vị đo độ dài. Trong đó các bạn nhỏ sẽ thực hiện các bài tập có cùng đơn vị đo độ dài hoặc khác đơn vị đo độ dài.

Các con thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  • Đối với dạng bài tập có cùng đơn vị đo độ dài thì các con chỉ cần thực hiện phép cộng hoặc trừ các số rồi viết kết quả là xong.

  • Đối với những dạng bài tập có các đơn vị đo độ dài khác nhau thì các bạn nhỏ bắt buộc phải quy đổi về cùng một đơn vị đo độ dài rồi mới thực hiện các phép tính cộng hoặc trừ.

Với bài tập này thì các con cần phải lưu ý đến đơn vị đo ở kết quả.

Ví dụ: 2 km + 3000 m = ? m

Toán đố

Một dạng bài tập nữa cũng rất phổ biến mà các bạn nhỏ cũng có thể gặp thường xuyên trong các bài kiểm tra chính là toán đố. Ở dạng bài tập này thì các con sẽ đọc các yêu cầu của đề bài rồi tiến hành thực hiện các bước làm bài toán đố tương tự như khi làm toán đố bình thường.

Nhiên ở dạng toán đố với đơn vị đo độ dài thì các con sẽ phải ghi đơn vị ở kết quả là đơn vị đo độ dài. Đơn vị đo độ dài này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài và các bạn nhỏ cần chú ý để viết đúng câu trả lời.

Ví dụ: đường từ nhà An đến trường dài 5 km. Còn đoạn đường từ trường đến bệnh viện dài 3 km. Hỏi đoạn đường từ nhà An đến bệnh viện sẽ dài bao nhiêu km?

So sánh các đơn vị đo độ dài với nhau

Dạng toán so sánh luôn là một trong những dạng toán vô cùng thú vị, là ở chủ đề Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài. Đối với dạng bài tập này các con sẽ tiến hành thực hiện phép so sánh giữa các đơn vị đo độ dài với nhau.

Chẳng hạn như đề bài có thể đưa ra một vé là đơn vị đo độ dài km, còn một vé là đơn vị đo độ dài mét. Lúc này các con sẽ thực hiện phép so sánh để xem mình phải điền dấu >, < hay = mới đúng.

Ví dụ: 5 km … 5000 m.

Bài tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài để bé tự luyện

Sau đây sẽ là tổng hợp những bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài để các bậc phụ huynh lựa chọn cho con thực hành:

Một số bài tập liên quan đến Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Đổi các đơn vị đo sau đây ra m

  1. 5 km

  2. 34 hm

  3. 87 dam

  4. 1200 cm

Bài tập 2

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 5 m + 5 cm

  2. 45 km + 5000 m

  3. 87 dam + 13 dm

  4. 5km + 12 cm

Bài tập 3

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 5  km … 5000 m

  2. 3 hm … 3010 m

  3. 67 dam … 700m

  4. 7 m … 690 cm

Bài tập 4

Đoạn dây thứ nhất có độ dài 15 m. Đoạn dây thứ hai ngắn hơn đoạn dây thứ nhất 8 m. Hỏi đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu m?

Bài tập 5

Đổi các đơn vị đo sau đây thành m:

  1. 45 km 5 m

  2. 56 hm 5 dam

  3. 60 km

  4. 50 dm

Bài tập 6

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 30 km + 45 dm

  2. 34 hm + 12 dam

  3. 56 cm + 12 mm

  4. 34 dm + 56 mm

Bài tập 7

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 67 km … 560 hm

  2. 58 dam … 120 m

  3. 100 cm … 1m

  4. 1000 mm … 10 dm

Bài tập 8

Một đoạn dây dài 18 cm. Bạn An đã dùng kéo cắt một điểm ở trên đoạn dây. Biết rằng đoạn dây còn lại 7 cm. Hỏi bạn An đã cắt đi bao nhiêu cm?

Bài tập 9

Đổi các đơn vị đo sau đây sang km:

  1. 500 cm

  2. 50 dm

  3. 2000 mm

  4. 54 km

Bài tập 10

Thực hiện những phép tính sau:

  1. 5 km + 60 cm

  2. 5dam – 500 cm

  3. 12 dm : 2

  4. 27 km : 3

Bài tập 11

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 17 km … 3400 m : 2

  2. 18 hm … 390 m: 2

  3. 89 dam … 90 cm

  4. 67 cm … 67000 mm

Bài tập 12

Bạn Bình có một cây nến dài 20 cm. Cây nến này đã cháy được một đoạn và còn lại 12 cm. Hỏi cây nến đã cháy bao nhiêu cm?

Bài tập 13

Thực hiện các phép tính sau đây:

  1. 78 km + 23 km

  2. 56 hm + 67 hm

  3. 98 dam – 54 dam

  4. 67 cm – 34 cm

Tham khảo thêm:   Giúp bé học toán tiểu học nâng cao hiệu quả bố mẹ nên biết đến những phương pháp này!

Bài tập 14

Đổi các đơn vị đo thành hm:

  1. 45 km

  2. 230 dam

  3. 1200 cm

  4. 6700 mm

Bài tập 15

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 67 km … 56 hm

  2. 57 dam … 5600 dm

  3. 87 km … 4500 m

  4. 89 cm … 8900 mm

Bài tập 16

Một cuộn vải dài 142 m. Cuộn vải thứ hai có độ dài kém cuộn vải thứ nhất 67 m. Hỏi cuộn vải thứ hai có độ dài bao nhiêu m?

Bài tập 17

Đổi các đơn vị đo sau thành dam:

  1. 67km

  2. 7800 dm

  3. 5600 cm

  4. 100 m

Bài tập 18

Thực hiện các phép tính sau đây:

  1. 6km + 500 m

  2. 14 km + 45 hm

  3. 56 km – 6000 m

  4. 6500 m – 450 dm

Bài tập 19

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 58 km … 90 hm

  2. 89 dam … 6700 m

  3. 69 hm … 8900 m

  4. 45 m … 67 cm

Bài tập 20

Nam đi từ nhà đến trường hết 2 km. Sau đó Nam lại đi từ trường đến hiệu sách hết 600 m. Hỏi bạn Nam đã đi hết bao nhiêu m?

Bài tập 21

Đổi các đơn vị đo sau thành cm:

  1. 78 m

  2. 65 dm

  3. 34 km

  4. 7000 mm

Bài tập 22

Thực hiện các phép tính sau đây:

  1. 45 km + 5000 m

  2. 47 hm + 780 m

  3. 67 dam + 300 m

  4. 760 m + 34 cm

Bài tập 23

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 45 cm … 7 dm

  2. 67 m … 3 dam

  3. 679 cm … 7680 mm

  4. 10 km … 67 hm

Bài tập 24

Đoạn đường từ nhà Trà My đến nhà Lan Chi dài 2,5 km. Tuy nhiên Trà My mới chỉ đi được 1,2 km thì dừng lại. Phải còn bao nhiêu km nữa thì đến nhà Lan Chi?

Bài tập 25

Đổi các đơn vị sau thành cm:

  1. 34 dm

  2. 50 m

  3. 65 km

  4. 32 hm

Bài tập 26

Thực hiện các phép tính sau đây:

  1. 5 m x 5

  2. 6 km x 3

  3. 7 dam x 3

  4. 4 hm x 4

Bài tập 27

Điền dấu >, < hoặc = trong những trường hợp sau:

  1. 12 cm … 1200 mm

  2. 23 dm … 3m

  3. 76 dam … 45 m

  4. 87 dam … 87 dm

Bài tập 28

Mỗi ngày bạn Trung dự kiến sẽ đi bộ 3 km. Tuy nhiên ngày hôm nay bạn Trung mới đi bộ được 300 m. Hỏi bạn Trung còn bao nhiêu mét nữa chưa đi bộ được?

Bài tập 29

Các đơn vị đo sau đây thành mm

  1. 3m

  2. 45 cm

  3. 23 dm

  4. 32 dam

Bài tập 30

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 35 km : 5

  2. 48 m : 8

  3. 34 dm : 2

  4. 98 cm : 2

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán đơn vị đo độ dài lớp 2

Trong quá trình dạy các bạn nhỏ học Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thì các bậc phụ huynh phải chú ý một số vấn đề. Những vấn đề này sẽ giúp cho bố mẹ có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc hướng dẫn các con học bài:

Bố mẹ cùng học với con

Vấn đề đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi dạy các bạn nhỏ học bài đó chính là luôn cùng học với con. Khi bố mẹ cùng học với các bạn nhỏ thì các bậc phụ huynh sẽ nắm được chương trình kiến thức mà các con cần phải tiếp thu.

Bên cạnh đó bố mẹ cũng sẽ có những hướng dẫn để giúp các bạn nhỏ từng bước từng bước tiếp thu được với kiến thức dễ dàng hơn. Và khi có bố mẹ đồng hành cùng, các con sẽ không nản chí và các bậc phụ huynh cũng có thể kiểm soát được việc học của con tốt.

Kiểm tra bài vở của bé mỗi ngày

Việc kiểm tra bài vở của bé mỗi ngày là điều rất quan trọng. Các con sẽ ghi được những kiến thức mà con được học ở trên lớp vào trong vở cũng như thực hiện luôn các bài tập tại đây.

Bố mẹ kiểm tra sách vở của con mỗi ngày thi cấp bậc phụ huynh sẽ nắm bắt được lực học của con thông qua việc các thầy cô chấm điểm và ghi lời phê. Đồng thời bố mẹ cũng sẽ nắm bắt được xem ngày hôm nay ở trên lớp con học gì, các bé có chú tâm học bài hay không,…

Trao đổi với thầy cô giáo để tìm phương pháp học tốt cho con

Một vấn đề nữa mà các bậc phụ huynh cũng nên chú ý để thực hiện mỗi ngày đó chính là hãy trao đổi với các thầy cô giáo để tìm ra cho con một phương pháp học phù hợp.

Bởi các thầy cô là người giảng dạy trực tiếp cho bé ở trên lớp và các bậc phụ huynh sẽ là người bên cạnh con mỗi khi bé học ở nhà.

Trao đổi giữa thầy cô và các bậc phụ huynh sẽ tìm ra được một phương pháp học phù hợp với tính cách, thích cũng như thói quen và lực học của bé. Điều này sẽ mang đến hiệu quả cao hơn cho việc các bạn nhỏ học tập.

Bố mẹ không nên tạo cho con sự áp lực

Nhiều cấp bậc phụ huynh hiện nay không kiềm chế được bản thân thường quát mắng hoặc giận dữ khi các bạn nhỏ không hiểu bài hoặc làm sai bài tập. Điều này khiến cho các con không chỉ không hiểu bài mà còn cảm thấy sợ hãi. Bé vừa sợ bố mẹ lại vừa sợ học.

Phụ huynh không nên tạo áp lực cho các con (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bố mẹ không tạo cho con áp lực (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Và đây không phải là một cách dạy học hay. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tạo áp lực cho các con. Nếu như bố mẹ tạo cho con quá nhiều áp lực sẽ khiến cho các bạn nhỏ không cảm thấy hứng thú với việc học và đặc biệt là các con sẽ không còn yêu thích môn Toán.

Phân bổ thời gian học, chơi, ngủ nghỉ hợp lý

Việc học mặc dù rất quan trọng nhưng các bậc phụ huynh cũng phải lưu ý cho bé có cả thời gian chơi và ngủ nghỉ. Vì vậy các bậc phụ huynh phải lập cho con thời gian biểu hợp lý.

Bố mẹ mỗi ngày chỉ nên cho con học từ 1 đến 2 tiếng để củng cố thêm kiến thức sau mỗi giờ học ở trên lớp. Cạnh đó bố mẹ cũng phải cho bé có thời gian nghỉ ngơi sau khi học ở trên lớp và cho bé đi ngủ đúng giờ để có thêm năng lượng và sức khỏe cho những buổi học tiếp theo.

Đầu tư các trang thiết bị học tập thông minh cho trẻ

Trong xã hội hiện đại như hiện nay có rất nhiều các trang thiết bị thông minh có thể hỗ trợ quá trình học cho con. Chính vì thế các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và trang bị cho bé một thiết bị học tập phù hợp.

Chẳng hạn như những chiếc kẹp sách gọn gàng, hộp bút đa năng, bàn học kết hợp với giá sách, máy tính,…

Xem thêm: Học toán lớp 2 viết số thích hợp vào chỗ chấm hiệu quả nhờ 6 bí quyết này!

Trên đây là tổng hợp một vài thông tin chia sẻ về những bí quyết giúp các con học toán lớp 2 đơn vị đo độ dài một cách hiệu quả. Mọnkey hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết, các bậc phụ huynh cũng như các bạn nhỏ có thể tìm được một phương pháp học tập phù hợp.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *