Với sự phát triển tư duy trong cách dạy con cái hiện nay, nhiều gia đình có mong muốn được đầu tư cho con những gì tốt đẹp nhất. Và toán tư duy 5-7 tuổi chính là công cụ hữu ích giúp con của họ phát triển tốt nhất. Cùng xem qua 6 bước dạy bé toán tư duy và những bài toán phù hợp cho các bé qua bài viết sau nhé!

Có nên dạy trẻ 5-7 tuổi học toán tư duy hay không?

Câu hỏi có nên dạy toán tư duy cho trẻ 5-7 tuổi không là câu hỏi thường gặp nhất gần đây. Vậy để biết có nên dạy trẻ bộ môn toán tư duy hay không, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu toán tư duy là gì đã nhé!

Toán tư duy là gì?

Từ lâu, toán tư duy đã được biết đến là một bộ môn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Đây không chỉ là bài toán đại số đơn thuần mà còn là cách để giúp người học có khả năng liên kết logic giữa các vấn đề với nhau thông qua phép tính cơ bản hoặc các phương trình toán học.

Chính nhờ việc liên kết các vấn đề đó rèn luyện tư duy logic và hình thành nên trí thông minh cho trẻ. Toán tư duy không tập trung rập khuôn theo mẫu mà hình thành lối tư duy mở, hiểu được bản chất của vấn đề. Từ đó trẻ có thể vận dụng linh hoạt khi có vấn đề khác xảy ra. 

Với toán tư duy dành cho trẻ, nó thường sử dụng các đề tài sinh động. Điều đó giúp trẻ có hứng thú với việc học, dễ dàng liên tưởng, tiếp thu vấn đề hơn. Mục đích của toán tư duy không phải bắt trẻ học thuộc những con số cồng kềnh, những phép tính khó nhằn mà là tự tạo hứng thú và tư duy độc lập để giải quyết vấn đề của trẻ.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử toán lớp 2 học sinh giỏi và bí quyết luyện thi hiệu quả

Toán tư duy là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi ích của toán tư duy mang lại cho trẻ

Trẻ được tiếp xúc với toán tư duy từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là 4 lợi ích sau:

  • Phát triển tư duy sáng tạo: Toán tư duy cho trẻ 5-7 tuổi không chỉ dừng lại ở các con số, phương trình hay phép tính khô khan. Mỗi bài toán là một vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Việc tiếp xúc với các vấn đề giúp các bé có thể hình thành được tư duy, từ đó vận dụng sáng tạo vào bài toán các vấn đề xung quanh bé.

  • Phát triển não bộ toàn diện: Toán tư duy có nhiều đề tài sinh động và các hình ảnh minh họa. Vì thế nó giúp trẻ phát triển cả não trái và não phải. Việc tiếp cận với toán tư duy giúp trẻ luôn phải vận động não bộ linh hoạt để giải quyết các vấn đề khác nhau. Từ đó não bộ của bé sẽ phát triển được tư duy não bộ của bé.

  • Rèn luyện 5 kỹ năng cần thiết: Tiếp xúc với toán tư duy giúp bé phát triển được các kỹ năng cần thiết phục vụ cuộc sống như: kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, kỹ năng phản biện, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, ghi nhớ nhanh.

  • Xây dựng nền tảng toán học cho trẻ: Việc để trẻ tiếp thu toán một cách độc lập và tự nhiên nhất dần dần sẽ giúp trẻ có những cảm nhận tốt về môn toán. Từ đó xây dựng nền tảng giúp trẻ chủ động tiếp thu và yêu thích môn toán sau này.

Lợi ích của việc học toán tư duy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bao nhiêu tuổi thì có thể bắt đầu học toán tư duy

Việc cho trẻ tiếp xúc với toán tư duy càng sớm sẽ càng có lợi cho trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần phải thiết kế chương trình và phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ. Từ lúc chỉ mới 1-3 tuổi, trẻ đã có thể tìm tòi, khám phá và sáng tạo thông qua những gì trẻ nhìn thấy và mong muốn có được. 

Ngay ở độ tuổi này, trẻ đã thích thú và có mong muốn được khám phá cuộc sống của mình. Vì vậy việc dạy cho trẻ toán tư duy là vô cùng hợp lý để phát triển tính logic của con.

Như vậy chúng ta đã biết, ngay từ lúc 1-3 tuổi trẻ đã có khả năng tiếp thu và phát triển tư duy logic. Vậy nên đối với những trẻ mầm non, việc để học toán tư duy là điều ba mẹ nên đầu tư cho con của mình.

Các bước dạy trẻ 5-7 tuổi học toán tư duy ngay tại nhà

Việc cho trẻ mầm non học toán tư duy là điều cần thiết. Thế nhưng ba mẹ cần lưu ý rằng, ở độ tuổi này, con mới bắt đầu tìm hiểu. Vậy nên cần dạy trẻ với phương pháp nào là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp con mình học được bộ môn này một cách hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể áp dụng các bước dạy trẻ nhỏ tuổi học toán tư duy ngay tại nhà sau đây:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách viết các số la mã đơn giản giúp bé học nhanh và ghi nhớ tốt

Bước 1: Cho trẻ tự ngồi học ở một góc riêng

Để hình thành thói quen từ sớm cho trẻ, bạn nên thiết kế cho trẻ một góc riêng phục vụ cho việc học tập. Một góc riêng với đầy đủ các dụng cụ học tập như bàn, ghế, sách, vở, đèn,.. sẽ khơi gợi cho trẻ cảm giác hứng thú khi học.

Cho trẻ ngồi học ở góc riêng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 2: Bắt đầu từ những số cơ bản

Đối với toán tư duy 5-7 tuổi cho trẻ, việc đầu tiên bạn cần dạy đó là nền tảng các số học cơ bản, bắt nguồn từ những con số cơ bản nhất. Việc cho trẻ biết đếm số và nhìn nhận được các mặt số cơ bản là điều căn bản giúp cho trẻ vận dụng linh hoạt tính toán tư duy sau này. 

Ba mẹ có thể dạy các số cho con thông qua các hình ảnh minh họa, đồng thời hỏi và đáp cùng con để con có thể ghi nhớ hình ảnh cũng như cách đọc của các con số vào đầu.

Bước 3: Dạy cho trẻ hiểu thế nào là toán tư duy

Sau khi trẻ đã ghi nhớ được các số rồi, lúc này ba mẹ mới bắt đầu giải thích cho con hiểu được ý nghĩa của các số đó. Có thể kèm theo các khái niệm về thời gian và các hình cơ bản. Hãy luôn củng cố, minh họa cho trẻ hằng ngày về các con số, cách liên kết số và cộng trừ nhân chia các số đó.

Bước 4: Học đếm mọi lúc

Ba mẹ có thể rèn luyện tư duy cho trẻ bằng cách cho trẻ học đếm mọi lúc mọi nơi. Ba mẹ có thể hỏi trẻ về các số, các vận dụng đếm các đồ vật trong nhà hay bất cứ thứ gì để tạo cảm giác thích thú cho trẻ.

Bước 5: Ứng dụng các kỹ năng toán tư duy vào thực tiễn

Việc học lý thuyết cần kết hợp với các vấn đề vận dụng thực tiễn để trẻ cảm thấy rằng việc học hỏi của mình là có ích. Từ đó khơi gợi cảm giác thích thú cho trẻ. Ví dụ như khi cho trẻ đi siêu thị, bạn có thể hỏi trẻ nếu mua 2 cái kem, với mỗi cái có giá 10 ngàn đồng thì con phải trả bao nhiêu. Hoặc có thể hỏi con các bài toán vận dụng xung quanh con mỗi ngày.

Bước 6: Ôn tập bằng phần mềm học toán phù hợp cho trẻ

Với công nghệ đồ họa phát triển như hiện nay, bạn có thể dễ dàng cho con tự học thông qua các nền tảng giáo dục trực tuyến. Các phần mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi của con. Nó có nhiều hình ảnh mô tả sinh động giúp trẻ hứng thú học. 

Tham khảo thêm:   Gợi ý các bộ đồ dùng học toán lớp 3 có thể tự làm tại nhà cho phụ huynh và giáo viên

Việc cho con ôn tập bằng phần mềm này sẽ giúp ba mẹ đỡ thời gian nghĩ ý tưởng bài toán cho con. Hơn thế nữa còn có thể cho con tiếp cận được với nhiều vấn đề mới mẻ phù hợp với độ tuổi của con. Wikihoc Math với phương pháp dạy học sáng tạo, kích thích lối tư duy sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ.

Phần mềm Wikihoc math - toán tư duy cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Wikihoc Math nay đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành là IOS và Android. Vì thế, ba mẹ có thể dễ dàng tải ứng dụng về thông qua App Store hay CH Play mà không mất bất kỳ một khoản phí nào.

Các dạng bài tập toán tư duy thường gặp dành riêng cho bé 5-7 tuổi

Với trẻ từ 5-7 tuổi, bạn có thể áp dụng 5 dạng bài tập toán tư duy thường gặp sau để cho trẻ luyện tập.

Bài tập đếm

Toán tư duy cần thiết phải làm quen được với các con số. Hãy áp dụng các bài tập đếm bằng cách cho bé tập đếm các con số, nhận diện được thứ tự lần lượt của các con số đó trong dãy chữ số.

Làm các phép tính

Khi trẻ đã quen với con số. Bạn hãy cho trẻ tập làm các phép tính cộng trừ cơ bản thông qua các hình ảnh thực tế như cái kẹo, cái bút để trẻ không bị nhàm chán.

Bài tập cách xem đồng hồ

Bài tập xem đồng hồ không chỉ cho trẻ nhận diện được mặt các chữ số mà còn cho trẻ biết được các quy luật thời gian. Hãy chỉ cho trẻ biết kim giờ, kim phút, kim giây và luyện các trò chơi về mô hình đồng hồ.

Xem thêm: Tổng hợp các bộ tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi giúp phát triển não bộ mạnh mẽ

Bài tập toán tư duy 5-7 tuổi - tập xem đồng hồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài tập tìm quy luật

Bài tập tìm quy luật dần dần sẽ giúp trẻ có khả năng tư duy logic. Có thể cho trẻ làm các bài tập nối về các hình ảnh có sự liên kết với nhau. Ví dụ như con chim nối với tổ chim, Con nhện nối với tơ nhện,…

Cho bé làm quen với những thuật ngữ toán học

Để tạo nền tảng cho bé làm quen với toán tư duy sau này, ba mẹ hãy cho bé tập làm quen với các thuật ngữ toán học căn bản. Bởi nó sẽ là các thuật ngữ theo trẻ cả về sau này. Hãy cho trẻ làm quen từ từ và sử dụng nó một cách chính xác nhất có thể.

Một số lưu ý khi dạy bé 5-7 tuổi học toán tư duy

Trẻ ở độ tuổi mầm non rất nhanh hứng thú với toán tư duy nếu ba mẹ có phương pháp dạy đúng. Nhưng nếu không có cách dạy phù hợp, con sẽ dễ chán và có thể hình thành lối suy nghĩ xấu, chán ghét về môn học này. Vì vậy ba mẹ hãy lưu ý rằng:

Kiên nhẫn khi hướng dẫn trẻ

Ở độ tuổi này, có nhiều vấn đề nằm ngoài khả năng hiểu biết của trẻ. Vì thế, trẻ có xu hướng hỏi rất nhiều. Ba mẹ hãy kiên nhẫn trả lời các câu của con. Hãy hỗ trợ trẻ nhiều nhất có thể.

Khuyến khích con đặt câu hỏi và phản biện

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi phản biện là cách hiệu quả nhất để biết xem con có học hiệu quả hay không. Hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để biết xem trẻ đã hiểu đến đâu và vướng mắc ở đâu để giải đáp cho trẻ.

Tạo sự hứng thú trong quá trình học

Để có thể giúp trẻ học tập hiệu quả, ba mẹ cần phải tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học. Ba mẹ hãy thường xuyên thay đổi cách tiếp cận vấn đề với trẻ để trẻ có được cảm giác mới mẻ và say mê học tập.

Trẻ hứng thú học bài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những lợi ích về toán tư duy cùng những hướng dẫn cách để học toán tư duy 5-7 tuổi hiệu quả cho trẻ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng áp dụng và hướng dẫn cho bé mình hơn!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *