Để có thể giúp các bé chinh phục được những kiến thức của toán lớp 2 về đoạn thẳng một cách dễ dàng. Sau đây Wikihoc sẽ hệ thống lại toàn bộ lý thuyết, cũng như cung cấp thêm một số dạng bài tập về đoạn thẳng mà bạn có thể hướng dẫn cho bé luyện tập.

Đoạn thẳng là gì?

Đoạn thẳng chính là một phần của đường thẳng bị giới hạn bởi 2 đầu mút, đồng thời cũng là quỹ tích của tất cả các điểm nằm giữa 2 đầu mút này.

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm B, điểm A và tất cả những điểm nằm giữa hai điểm đó. Đoạn thẳng AB hay còn được gọi là đoạn thẳng BA, với hai điểm A và B là hai đầu (hoặc hai mút) của đoạn thẳng này.

Đoạn thẳng AB. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các lý thuyết cần nhớ về đoạn thẳng

Nhằm giúp các bé củng cố những kiến thức cơ bản về đoạn thẳng, điểm và các mối quan hệ của đoạn thẳng. Wikihoc đã tổng hợp một số thông tin thường gặp về đoạn thẳng dưới đây mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những trường hợp cắt nhau trong đoạn thẳng, sau đây là một số khái niệm và hình ảnh minh họa mà bạn có thể tham khảo.

Tham khảo thêm:   7+ phần mềm học toán miễn phí dành cho học sinh các cấp tốt nhất hiện nay

Hai đoạn thẳng cắt nhau

Là khi hai đoạn thẳng nào đó có một điểm chung thì ta sẽ nói chúng cắt nhau. Và điểm chung này được gọi là giao điểm. Ví dụ như trong hình vẽ dưới đây, đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại O, O chính là giao điểm của hai đoạn thẳng này.

Hai đoạn thẳng cắt nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đoạn thẳng cắt tia

Đoạn thẳng AB dưới đây và tia Ox cắt nhau, điểm cắt nhau này chính là giao điểm chung của đoạn thẳng và tia đó.

Đoạn thẳng cắt tia Ox. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng

Trong hình vẽ dưới đây, đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy, và H chính là giao điểm.

Đoạn thẳng cắt đường thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mối quan hệ giữa điểm và đoạn thẳng

Bên cạnh đó, giữa các điểm và đoạn thẳng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy để giúp bé hiểu hơn về chúng, các bạn có thể truyền tải cho bé những kiến thức sau đây.

Điểm nằm giữa hai điểm

Mối quan hệ giữa điểm và đoạn thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như hình trên, nếu như điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có AM + MB = AB. Và ngược lại nếu như AM + MB = AB thì ta biết điểm M nằm giữa hai điểm A, B này.

Xem thêm: Học Toán lớp 2 hình tam giác: Chi tiết lý thuyết và các dạng bài tập thường thấy

Trung điểm của đoạn thẳng

Trung điểm của đoạn thẳng chính là điểm nằm giữa và cách đều hai điểm nút của đoạn thẳng ấy. Ví dụ điểm M hình dưới đây của đoạn thẳng AB cách đều hai điểm A và B (MA = MB).

Trung điểm của đoạn thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dạng bài tập thường gặp về đường thẳng trong toán học lớp 2

Để giúp các bé luyện tập và làm quen được với nhiều dạng bài. Sau đây là một số bài tập của toán lớp 2 về đoạn thẳng thường gặp mà bạn có thể hướng dẫn cho bé làm.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 3 tìm x nâng cao: Các dạng toán, cách giải và bí quyết học

Bài tập 1: Trên đường thẳng a, ta lấy 3 điểm A, B, C. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng tất cả? Hãy liệt kê tên những đoạn thẳng đó ra.

Giải: 

Có tất cả là 3 đoạn thẳng, bao gồm đoạn thẳng AB, AC và đoạn thẳng BC (lưu ý rằng là hai điểm A và C có thể là 2 nút của đoạn thẳng khác, đó là AC).

Bài tập 2: Cho hai đoạn thẳng CD và AB cắt nhau tại O (O nằm giữa hai đầu nút của của hai đoạn thẳng trên).

  1. Hãy gọi tên các đoạn thẳng có trong hình đó.

  2. Điểm O là giao điểm của 2 đoạn thẳng nào?

Giải:

  1. Có 6 đoạn thẳng gồm: CD, AB, OB, OA, OD, OC.

  2. Điểm O chính là giao điểm của 2 đoạn thẳng: OB và OA, OC và OA, OD và OA, CD và OB, OD và OB, CD và OB, OD và OC, AB và OC, AB và OD, CD và AB.

Bài tập 3: Cho hai đoạn thẳng AB và CD hãy so sánh.

  1. CD+AB và AB.

  2. CD và CD+AB.

  3. AB+CD và CD+AB.

Giải: 

  1. CD+AB>AB

  2. CD<CD+AB

  3. AB+CD=CD+AB

Bài tập 4: Hoàn thành phát biểu sau đây:

  1. Hình bao gồm hai điểm … và những điểm nằm giữa … sẽ được gọi là đoạn thẳng RS. Hai điểm … được gọi là 2 mút của đoạn thẳng RS.

  2. Đoạn thẳng PQ là hình bao gồm …

Giải:

  1. R, S

  2. Hai điểm P và Q và tất cả những điểm nằm giữa chúng.

Bài tập 5: Cho trước đoạn thẳng AB, trên tia đối của nó lấy điểm M sao cho AM= 1cm. Còn trên tia đối của BA thì lấy điểm N sao cho BN= 2cm. Hãy so sánh 2 đoạn thẳng AN và BM.

Tham khảo thêm:   4 lưu ý dạy con học toán lớp 1 tại nhà mang lại hiệu quả cao nhất

Bài tập 6: Cho đoạn thẳng AB dài 6cm, trên đường thẳng lấy điểm M sao cho AM= 2MB. Hãy tính độ dài đoạn thẳng MB và MA theo đơn vị cm.

Bài tập 7: Cho đoạn thẳng AB dài 6cm, lấy điểm E và F nằm giữa hai điểm A và B sao cho AE + BF= 7cm. Hãy tính độ dài EF.

Bài tập 8: Vẽ hai tia Oy và Ox đối nhau. Lấy M thuộc tia Ox, N thuộc tia Oy và điểm K, sao cho N nằm giữa hai điểm K và O. Hãy chứng minh:

  1. OM và ON là hai tia đối nhau.

  2. OM và OK là hai tia đối nhau.

Bài tập 9: Cho trước ba điểm A, B, C sao cho AB dài 2cm, BC dài 4cm và CA dài 3cm. Hỏi 3 điểm A, B, C có thẳng hàng hay không? Tại sao?

Bài tập 10: Vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm, lấy hai điểm N và M nằm giữa A và B sao cho AM = BN = 2cm.

  1. Hãy chứng minh điểm M nằm giữa N và A.

  2. Hãy tính MN.

Bài tập 11: Cho đoạn thẳng AB = 5cm, trên đoạn thẳng lấy một điểm C sao cho AC = 3cm. Gọi điểm M là trung điểm của CB, hãy tính độ dài của AM.

Bài tập 12: Trên đoạn thẳng AB cho trước, lấy điểm M và N. Biết rằng AB = 7cm, AM = 3cm và BN = 2cm. Hãy chứng minh N chính là trung điểm của đoạn thẳng MB.

Trên đây là những kiến thức và bài tập của toán lớp 2 về đoạn thẳng mà Wikihoc đã cung cấp. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho các bé củng cố và làm bài tập đạt được kết quả tốt nhất.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *