Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 là kiến thức cơ bản toán lớp 2 bé sẽ được học. Nhìn tưởng chừng là dạng toán khá dễ, nhưng không ít bé khi giải toán ra kết quả sai. Vậy nên, để giúp con hiểu gốc rễ bài toán và tư duy tính toán chính xác hơn, bố mẹ đừng bỏ qua những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ ngay sau đây nhé.

Khó khăn khi bé học toán phép trừ trong phạm vi 20 có nhớ

Đối với kiến thức toán lớp 2 phép cộng trừ có nhớ, các em sẽ được làm bài tập trong phạm vi 20. Tuy nhiên, trong quá trình giải bài tập thì các em dễ gặp một số khó khăn như:

Nhiều bé chưa thực sự hiểu thế nào là phép trừ có nhớ để giải bài tập. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Chưa hiểu thế nào là phép trừ có nhớ: Nhiều bé khi giải toán phép trừ, chưa thực sự hiểu quy tắc khi thực hiện phép trừ có nhớ, khi số bị trừ nhỏ hơn số trừ không biết tính như thế nào? Hay thậm chí quên “nhớ 1” cho số hạng phía trước nên dẫn tới kết quả sai.

  • Nhiều dạng bài tập: Trong kiến thức phép trừ có nhớ toán lớp 2, có rất nhiều dạng bài tập khác nhau nên nhiều trẻ cảm thấy hoang mang, khó nắm bắt được cách giải chi tiết của tất cả bài tập.

  • Khả năng tư duy hạn chế: Đối với toán phép trừ có nhớ cũng thuộc vào dạng toán tư duy, đòi hỏi trẻ phải suy luận mới tìm được đáp án chính xác. Nhưng không phải bé nào cũng có khả năng tư duy giống nhau, nhất là các dạng toán tìm quy luật sẽ khó với trẻ.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 1 điền số thích hợp vào ô trống là gì? Bài tập và hướng dẫn giải chi tiết

Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 chi tiết

Dưới đây là bảng tóm tắt về các phép tính trừ có nhớ trong phạm vi số 20 để các em tham khảo:

Bảng phép tính từ có nhớ, phạm vi 20 để các em nắm rõ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bí quyết giúp bé học bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 hiệu quả

Đối với kiến thức toán trừ có nhớ phạm vi 20 cũng thuộc dạng cơ bản, nhưng để giúp trẻ nắm bắt, hiểu và thực hành chính xác hơn thì bố mẹ có thể tham khảo ngay những bí quyết sau đây:

Xây dựng nền tảng toán học từ nhỏ cho trẻ với Wikihoc Math

Nếu muốn bé học toán hiểu, dễ tiếp thu kiến thức thì đòi hỏi bố mẹ phải tạo sự hứng thú cho trẻ khi học, cũng như có sự đam mê với bộ môn này ngay từ nhỏ. Nhưng có lẽ điều này với nhiều bậc phụ huynh khá khó vì thời gian hạn chế, bận rộn với công việc.

Chính vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo ngay nền tảng dạy học toán tư duy online dành cho trẻ mầm non và tiểu học Wikihoc Math. Đây là ứng dụng mà Wikihoc phát triển nhằm mục đích phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ, tạo sự đam mê và yêu thích bộ môn này hơn thông qua các phương pháp dạy tích cực.

Điển hình như, Wikihoc Math sẽ cung cấp hơn 400 bài học được giảng dạy dưới dạng video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ chúng một cách sâu sắc hơn so với chỉ học trên sách vở, cũng như khi học sẽ có sự hứng thú hơn.

Đồng thời, khi học toán tại Wikihoc Math, bé còn được trải nghiệm hơn 10.000 hoạt động tương tác liên quan tới toán học, để bé dựa vào kiến thức đã học để tham gia các trò chơi, giải câu đố,…Chính điều này sẽ góp phần giúp bé có sự hứng thú hơn khi học toán, cũng như kích thích phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ của trẻ.

Đảm bảo, mỗi giây phút học toán với trẻ cùng Wikihoc Math đều là những niềm vui để bố mẹ có thể yên tâm cho trẻ tham gia theo học, nhằm giúp xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả.

Bố mẹ tham khảo thêm về Wikihoc Math qua video sau đây nhé:

Tham khảo thêm:   Giúp bé học dãy số la mã 1 đến 20 cực đơn giản với quy tắc dễ hiểu

Giúp trẻ hiểu rõ về quy luật thực hiện phép tính trừ có nhớ phạm vi 20

Điều đầu tiên khi dạy bé chính là cần giúp con hiểu thế nào là phép trừ có nhớ. Bởi vì nhiều bé khi học thường không chú ý, nên sẽ khó hiểu được quy luật này. Cụ thể, khi thực hiện phép tính trừ có nhớ sẽ theo thứ tự từ phải sang trái, nhưng trong cùng một hàng chữ số bị trừ bé hơn số trừ ta sẽ phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ (nhớ 1). Đến khi khi thực hiện phép tính trừ ở hàng tiếp theo ta cộng 1 ở số trừ vào để tính.

Chính vì vậy, bố mẹ nên lấy ví dụ chi tiết rồi tiến hành giải chi tiết từng bước một, giải thích vì sao cần phải mượn 1 và trả 1 ở phép tính trừ có nhớ. Điều này giúp con dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn. Sau đó nên yêu cầu bé thử giải lại bài tập để đảm bảo con đã hiểu rõ về quy luật thực hiện phép tính này.

Cho bé học toán trừ có nhớ từ cơ bản đến nâng cao

Với kiến thức phép trừ có nhớ sẽ khó hơn phép trừ không nhớ mà trẻ được học ở lớp 1. Chính vì vậy, bố mẹ nên dạy bé từ những kiến thức cơ bản nhất rồi mới đến nâng cao, để tránh vượt quá năng lực học tập của trẻ.

Ở đây, ban đầu bố mẹ có thể cho con làm bài tập tính phép trừ 2 chữ số với 1 chữ số có nhớ trong phạm vi 20, sau khi con đã thuần thục mới nâng cao trừ 2 số với 2 số. Cũng như mới đầu nên cho bé làm các dạng toán về tính nhẩm, đặt tính rồi tính mới đến các dạng toán nâng cao hơn như tìm quy luật, giải toán có lời văn.

Nên cho bé thực hành giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng trẻ luyện tập, thực hành nhiều hơn

Thay vì chỉ học trên sách vở, lý thuyết thì trẻ sẽ rất nhanh quên kiến thức. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho bé được thực hành, luyện tập kiến thức phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 nhiều hơn, từ việc làm các bài tập trong SGK, học hỏi nhiều kiến thức mới trên internet, bố mẹ tổ chức các trò chơi giải toán, cho bé học nhóm cùng bạn bè,… Điều này sẽ giúp con có hứng thú hơn, kích thích tư duy học toán và ghi nhớ tốt hơn.

Các dạng bài tập phép trừ trong phạm vi 20 có nhớ thường gặp

Đối với kiến thức phép tính trừ có nhớ toán lớp 2 phạm vi 20, bé sẽ thường gặp những dạng bài tập cơ bản sau đây:

Tham khảo thêm:   4 cuộc thi toán trên mạng dành cho học sinh lớp 1 uy tín, chất lượng

Có nhiều dạng bài tập về phép trừ có nhớ để bé luyện tập. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Tính nhẩm

Phương pháp giải: Các em sẽ tiến hành thực hiện phép tính trừ có nhớ dựa vào quy luật của chúng, hoặc dựa vào cách đếm lùi (đếm bớt) hoặc tách số.

Ví dụ: 12 – 7 = 5

Dạng 2: Bài toán có lời văn

Phương pháp giải: Các em sẽ phải đọc và phân tích kỹ đề bài đưa ra, xác định dữ kiện đã cho yêu cầu tính những gì? Để từ đó tìm cách giải cho bài toán rồi trình bày lời giải và đáp số chi tiết.

Ví du: Lan và Bảo cùng nhau chơi trò xếp hạc giấy, cả hai xếp được 15 con. Riêng Lan xếp được 8 con. Hỏi Bảo xếp được mấy con hạc giấy?

Giải:

Bảo xếp được số hạc giấy là:

15 – 8 = 7 (con)

Đáp số: 7 con hạc giấy.

Dạng 3: Tìm số còn thiếu trong phép trừ dựa vào bảng trừ

Phương pháp giải: Ta sẽ xem lại những phép tính trừ trong phạm vi 20 ở bảng trừ. Hoặc cần phải suy luận để tìm được con số chính xác và điền vào chỗ chấm

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

18 – 9 =…

12 – … = 4

… – 8 = 9

Giải:

18 – 9 = 7

12 – 8 = 4

17 – 8 = 9

Dạng 4: Tính giá trị biểu thức

Phương pháp giải: Tiến hành thực hiện giải các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải để tìm đáp án chính xác.

Ví du: Tính: 16 – 9 + 3

Giải: 16 – 9 + 3 = 10.

Dạng 5: So sánh

Phương pháp giải: Ta sẽ tính giá trị của hai vế đưa ra, rồi tiến hành so sánh kết quả với nhau và điền dấu >, <, = chính xác.

Ví dụ: Điền dấu <, >, = vào chỗ chấm

13 – 9 … 5

15 – 7 … 13 – 8

17 – 8 …9

Giải:

13 – 9 < 5

15 – 7 > 13 – 8

17 – 8 = 9

Một số bài tập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để bé tự luyện

Dưới đây là tổng hợp một số bài tập về phép trừ có nhớ toán lớp 2, trong phạm vi 20 để bé có thể luyện tập hiệu quả:

(Nguồn: tổng hợp)

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán phép trừ có nhớ

Để nâng cao hiệu quả học toán nói chung, phép tính trừ có nhớ nói riêng thì bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bố mẹ hãy luôn đồng hành để hỗ trợ bé học, giải đáp các khó khăn cho trẻ.

  • Nên tạo thói quen tự học cho trẻ khi không có bố mẹ kèm cặp

  • Không nên tạo áp lực việc học cho trẻ như học nhiều, áp đặt điểm số…

  • Không nên giải bài tập hộ con, nên yêu cầu bé tự tìm cách giải quyết trước khi hỏi bố mẹ

  • Nên thường xuyên kiểm tra vở bài tập toán của trẻ để xem năng lực học bé như thế nào

  • Đa dạng phương pháp dạy bé học toán để con tiếp thu và hứng thú học cùng bố mẹ hơn.

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 là kiến thức cơ bản khi học phép tính trừ mà các em cần phải nắm rõ ngay từ đầu, vì nó chính là nền tảng quan trọng để học các kiến thức toán cao hơn. Vậy nên, bố mẹ có thể hỗ trợ con nắm vững kiến thức này dựa vào những chia sẻ và bí quyết mà Wikihoc cung cấp trên nhé.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *