Thế nào là phép tính nhân trong học toán lớp 2?
Phép nhân được biết đến là một trong 4 phép tính cơ bản trong toán học bao gồm cả cộng, trừ và chia. Đây là phép tính dựa trên sự kết hợp của các nhóm có kích thước bằng nhau, hay dựa trên việc cộng của các số hạng tương tự nhau. Ví dụ, thay vì ta cộng nhiều số hạng giống nhau như 2 + 2 + 2 + 2 + 2 sẽ được là 10. Lúc này, khi áp dụng phép tính nhân việc tính toán sẽ nhanh hơn là 2 x 5 = 10.
Phép nhân là kiến thức toán học mà khi học toán lớp 2 các bé sẽ được tìm hiểu và học tập. Chúng sẽ được ký hiệu bằng dấu chéo (x), ngoài ra trong một số trường hợp phép nhân còn có ký hiệu khác như dấu chấm (.), dấu hoa thị (*) hay cụm từ “lần” cũng được sử dụng.
Đặc biệt, khi học toán lớp 2 phép nhân các bé sẽ phải học thuộc bảng cửu chương nhân từ 1 – 9 có sẵn theo chương trình giáo dục phổ thông mà không cần phải sáng tạo ra. Quan trọng ở đây các bé sẽ phải ghi nhớ và thuộc được bảng cửu chương để có thể áp dụng các phép tính đơn giản và chính xác nhất.
Học toán lớp 2 phép nhân đơn giản chỉ với 5 bước
Sau khi hiểu được bản chất của phép nhân khi học toán lớp 2, như đã nói điều quan trọng nhất vẫn là học thuộc bảng cửu chương. Tuy nhiên, thời gian mà bé học toán trên lớp thường có ít thời gian để luyện tập, nên dễ làm bé không thể nắm vững được kiến thức về phép tính nhân.
Vậy nên, bố mẹ ở nhà cũng nên đồng hành và hỗ trợ bé trong việc học toán lớp 2 bảng nhân để giúp con học và áp dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé học bảng nhân toán lớp 2 dễ hiểu, dễ nhớ hơn thì dưới đây là 6 bước quan trọng mà bố mẹ có thể hỗ trợ bé học hiệu quả hơn:
Liên hệ phép cộng với phép nhân
Đối với các bé học toán lớp 2 thì phép tính cộng sẽ dễ học hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế giữa phép cộng và phép nhân có mối liên quan mật thiết với nhau mà bố mẹ nên hướng dẫn để bé có thể hiểu được sự liên kết này.
Để tránh việc khiến các bé phải vật lộn ghi nhớ bảng cửu chương nhân trong lần thử đầu tiên, dễ khiến bé cảm thấy sợ hãi về bảng nhân thì bố mẹ có thể chuyển hướng dạy phép tính nhân thông qua phép tính cộng. Cụ thể phép tính nhân ở đây chính là phép cộng lắp lại.
Ví dụ: Bố mẹ có thể chỉ cho bé thấy thay vì viết 3 + 3 + 3 = 9 sẽ giống với 3 x 3 = 9. Có nghĩa phép nhân ở đây chính là 3 lần lặp lại của phép cộng 3. Như vậy các bé sẽ dễ hình dung và nhớ lâu hơn.
Học toán lớp 2 phép nhân bắt đầu với bội số của 0 và một
Đối với bài toán nhân với bội số của 0 và 1 sẽ chia thành 2 trường hợp sau:
Nhân với số không: Thuộc tính không
Ở đây, bố mẹ có thể hướng dẫn bé bằng việc làm nổi bật việc nhân bất kỳ số nào với số 0 cũng sẽ bằng 0. Không giống như phép tính cộng khi cộng một số với 0 cũng bằng chính nó.
Ở đây, bạn nên khuyến khích con khám phá các ví dự về đồ vật trong lớp liên quan tới phép tính này để giúp bé dễ hình dung và theo học hơn. Ví dụ trong nhà có 4 cái ghế, nhưng không có con mèo nào ngồi lên mỗi cái ghế đó, có nghĩa là không có mèo trong nhà.
Nhân với một: Thuộc tính danh tính
Tiếp theo với phép tính nhân một số với 1 thì bố mẹ nên giải thích rõ cho bé rằng một số đã cho nhân với số 1 thì kết quả sẽ bằng chính nó n x 1 = n. Cũng giống như phép cộng giữa một số với 0 cũng bằng chính nó.
Để giúp bé dễ hình dung và ghi nhớ phép tính này, bố mẹ cũng nên đưa ra các ví dụ liên quan tới các đồ vật trong nhà. Điển hình như có một rổ táo có 10 quả thì đó vẫn là 10 quả nằm trong 1 rổ.
Học toán lớp 2 bảng nhân thông qua biểu đồ
Sau khi bé hiểu được bản chất của phép tính nhân chính là các phép cộng lặp lại, tiếp đến hãy hướng dẫn bé học toán lớp 2 phép nhân với các con số hay các phép tính đơn giản của bảng nhân số bằng 0 và 1 như bước trên.
Sau đó, bố mẹ có thể thực hiện bé học cách tính phép nhân dựa vào biểu đồ số và tìm phép tính dựa vào vị trí khớp các số ở trục ngang và trục dọc với nhau.
Có thể tham khảo ví dụ sau đây:
Đối với việc học toán lớp 2 phép nhân dựa vào bảng biểu đồ này cũng khá dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng chỉ thích hợp để học các phép tính với các số đơn giản từ 10 x 10 hay 12 x 12.
Học phép tính nhân dễ dàng hơn nhờ chỉ ra cách giao hoán
Cũng tương tự như phép cộng, phép nhân cũng có tính chất giao hoán. Có nghĩa là thứ tự các yếu tố không làm thay đổi kết quả. Hay nói cách khác, hai số nhân với nhau theo bất kỳ thứ tự nào thì kết quả của chúng vẫn giống nhau. Ví dụ như 3 x 4 = 12 cũng bằng 4 x 3 = 12.
Lúc này, bố mẹ nên truyền đạt cho bé một cách dễ hiểu rằng bé chỉ cần học thuộc một vế của phép tính nhân, ví dụ như khi con học 2 x 5 thì cũng sẽ giống như 5 x 2. Hay một khối hình học có 8 cột dọc và 2 hàng ngang về cơ bản tổng số lượng ô cũng sẽ bằng 8 hàng ngang và 2 cột dọc. Mặc dù cách sắp xếp của chúng khác nhau nhưng về tổng kết quả của chúng vẫn hoàn toàn giống nhau.
Việc giúp bé nắm được cách học toán lớp 2 bảng nhân này rất quan trọng. Để giúp con tự thực hiện và hiểu rõ được bản chất, hãy yêu cầu bé tạo các mô hình để minh họa ý tưởng để chứng minh a x b cũng bằng b x a.
Chia nhỏ việc ghi nhớ phép tính nhân thành các bước dễ dàng
Tại thời điểm này, con của bạn đã làm quen được việc ghi nhớ phép tính nhân. Tuy nhiên, thay vì học thuộc lòng theo bảng cửu chương thì bố mẹ nên chia nhỏ việc ghi nhớ phép tính thành các bước khác nhau, có thể áp dụng theo quy tắc sau:
- Khuyến khích bé sắp xếp thời gian để học bảng cửu chương nhân từ hành động đến lời nói.
- Giới thiệu các phép nhân từng cái một, dần dần và tăng lên các phép tính nhân cao hơn từ 2, 3, 4, 5….
- Hãy cho bé thời gian để thực hành các phép tính nhân thông qua việc làm bài tập, đưa ra các câu hỏi và tình huống để bé có thể xử lý.
- Hãy ghi nhớ phép tính nhân dễ trước khó sau như phép tính nhân 0, 1, 2, 5 rồi mới đến 3, 4, 6, 7, 8, 9.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan tới học toán lớp 2 phép nhân. Qua đó có thể thấy được đây là một nền tảng kiến thức cực kỳ quan trọng mà các bé cần phải nắm rõ, vì nó không chỉ liên quan tới kiến thức toán học cấp cao hơn mà còn ứng dụng trong đời sống. Hy vọng, với 5 bước đơn giản mà Wikihoc chia sẻ trên sẽ góp phần giúp bố mẹ hướng dẫn bé học và thực hành hiệu quả nhất nhé.