Hiện nay, học toán lớp 2 nâng cao đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các bậc phụ huynh, liệu việc này có hoàn toàn là xấu? Hãy cùng Wikihoc tìm hiểu bài viết dưới đây, để đi sâu vào phân tích toán lớp 2 nâng cao là gì? Có nên áp dụng việc học nâng cao cho các bé khi còn quá nhỏ hay không? 

Và một số phương pháp dạy toán nâng cao cho các bé lớp 2 mà bố mẹ nên biết để các bé có phương pháp học đúng đắn.

Tổng quan về toán lớp 2 nâng cao

Ngày nay, trẻ con ngày càng được tạo nhiều cơ hội hơn để phát triển về kỹ năng cũng như trí tuệ. Cả nhà trường và các bậc phụ huynh đều có mong muốn đào tạo con mình ngay từ bé, ngoài các giờ học trên lớp còn có các lớp học nâng cao khác. Với các bé tiểu học, dạy toán nâng cao lớp 2 nhận được nhiều ý kiến tiêu cực. Vậy thực chất học toán lớp 2 nâng cao có những những điểm gì, Wikihoc sẽ lý giải cho bạn.

Toán lớp 2 nâng cao là gì? 

Môn toán đã quá quen thuộc với mỗi người, bất kể là ai, ở lớp 2 chúng ta thường học những bài toán đơn giản, làm quen với những phép tính cơ bản. Nhưng với toán lớp 2 nâng cao chắc chắn sẽ có nhiều kiến thức mới và độ khó cũng cao hơn nhiều

“Nâng cao” chắc chắn sẽ khác với toán lớp 2 thông thường, học toán lớp 2 nâng cao các bé sẽ được tiếp xúc với những bài toán có độ khó cao và có tính thách thức hơn toán cơ bản. Đôi khi, những kiến thức để giải toán sẽ vượt ra ngoài chương trình học và đòi hỏi sự tự tìm tòi để học hỏi thêm thì mới có thể học toán lớp 2 nâng cao đạt được kết quả tốt.

Toán lớp 2 nâng cao là gì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nên cho trẻ học nâng cao toán khi còn quá nhỏ?

Câu hỏi này dường như không có câu trả lời, bởi lẽ mỗi bậc phụ huynh sẽ có một suy nghĩ và cách nhìn nhận riêng về vấn đề này. Thế nên, từ cái nhìn tổng quát Wikihoc sẽ rút ra một vài ưu và nhược điểm về việc cho trẻ học toán nâng cao khi còn quá nhỏ.

Ưu điểm

  • Rèn luyện tư duy cho trẻ từ khi còn nhỏ, học toán giúp các bé có sự nhạy bén trong việc xử lý các con số, mài dũa trí thông minh của trẻ từ khi còn nhỏ. Như vậy, khi lớn lên bé sẽ ngày càng trở nên thông minh và đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập.

  • Tạo cho bé sự chăm chỉ, việc học nâng cao thường rất khó, thế nên cần nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu. Thế nên sẽ rèn luyện cho các bé khả năng tự học và sự tập trung mà ít đứa bé nào có thể làm được.

  • Nâng cao thành tích của trẻ, với các bé được đào tự từ nhỏ thì sẽ có một nền móng rất tốt cho việc đi sâu vào để học những kiến thức nâng cao hơn và chắc hẳn sẽ đặt được nhiều thành tích tốt.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài tập và lý thuyết cần nhớ về toán lớp 4 mét vuông

Những ưu điểm trên là những điểm nổi bậc khi dạy toán nâng cao lớp 2 cho các bé tiểu học. Nhưng đừng chỉ nhìn vào những mặc nổi, không phải tự nhiên mà vấn đề này lại bị nhiều người phản đối. 

Cùng điểm qua một số nhược điểm sau đây:

  • Như đã nói trên học toán nâng cao lớp 2 sẽ tốn khá nhiều thời gian, nên ta thường dùng với câu “đánh mất tuổi thơ của trẻ” nhưng không hẳn là như vậy nếu gia đình biết cách cân bằng giữa việc học và chơi của con mình.

  • Với nhiều gia đình quá tham vọng sẽ xảy ra tình trạng ép con học, làm cho trẻ bị áp lực và mắc những bệnh về tâm lý.

Mọi vấn đề đều có hai mặc, sẽ có những mặt tốt nhưng cũng tồn tại nhiều những nhược điểm. Để khắc phục những nhược điểm của vấn đề này gây ra, Wikihoc khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ việc cho con theo học toán tiểu học nâng cao lớp 2 và sắp xếp thời gian cho con hợp lý để cân bằng cuộc sống.

Có nên cho trẻ học toán nâng cao lớp 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trẻ em nào nên học toán nâng cao khi mới lớp 2

Không phải tất cả trẻ em đều có thể học toán lớp 2 nâng cao, cũng giống như việc thi học sinh giỏi thông thường một lớp chỉ có một số học sinh được chọn. Vậy trẻ em có những đặc điểm nào thì nên học toán nâng cao lớp 2.

  • Những bé vốn đã có niềm yêu thích với môn Toán, các bé thường có điểm môn toán cao, yếu thích việc tính toán và ham học hỏi.

  • Bé đã có kiến thức nền về môn toán, thường thì những bé này rất dễ đào tạo và ham học hỏi

  • Gia đình không quá áp lực chuyện thành tích nếu không các bé sẽ chịu những sức ép từ gia đình của mình

Ngoài ra có những trường hợp các bé thông minh nhưng lại ham chơi, khi đó bạn không nên dùng biện pháp ép buộc bé phải học mà có thể đợi các bé này lớn hơn và có ý thức về việc học khi đó đào tạo hay cho con học nâng cao vẫn chưa muộn

Cách dạy toán nâng cao lớp 2 cho trẻ mà bố mẹ nào cũng nên biết

Sai lầm của các phụ huynh mà gây ảnh hưởng lớn đến các bé chính là dạy toán nâng cao lớp 2 không đúng cách cho con. Điều này ảnh hưởng lớn đến cả việc học sau này, thế nhưng đừng lo lắng, Wikihoc sẽ giới thiệu cho bạn một số cách cách dạy toán nâng cao lớp 2 mới lạ và đúng đắn cho bé nhà bạn. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 20+ bài tập toán ô vuông lớp 1 và bí quyết giúp bé học tốt

Wikihoc Math – Ứng dụng học toán thú vị cho trẻ Mầm non & Tiểu học

Ứng dụng học toán này được thiết kế bởi Wikihoc, với phương pháp học mới lạ, dễ hiểu và tạo hứng thú cho các bé Mầm non & Tiểu học. Hiện nay ngày càng được nhiều phụ huynh ưa chuộng, một số đặc điểm của ứng dụng này:

  • Có 4 cấp độ học, từ cơ bản đến nâng cao, bám sát vào Chương trình GDPT mới cho trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện

  • Học toán kết hợp với những trò chơi vui nhộn, gợi nên sự hứng thú với môn toán cho các bé

  • Trong quá trình học, Wikihoc sẽ lồng ghép thêm tiếng anh vào tạo cảm giác mới lạ và có thể cùng lúc học được cả 2 thứ

  • Wikihoc được xây dựng dựa trên tình yêu thương và mong muốn ươm mầm những chồi non mới, luôn cam kết đem lại những gì tốt nhất cho trẻ

Với những đặc điểm nổi bật trên toán tiểu học nâng cao lớp 2 không còn quá khó khăn đối với các bé vì đã có sự giúp đỡ tận tình từ ứng dụng Wikihoc Math – Người thầy dẫn đường đến niềm đam mê môn toán cho các bé.

Wikihoc Math là ứng dụng học Toán số 1 cho trẻ Mầm non & Tiểu học. (Ảnh: Wikihoc)

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho bé

Việc sắp xếp thời gian hợp lý nên được tiến hành từ khi các bé còn rất nhỏ, khi học toán nâng cao thì thời gian sẽ dành nhiều cho việc học. Thế nhưng với lứa tuổi còn quá nhỏ, sự ham chơi sẽ lấn chiếm phần nhiều trong tâm trí trẻ nhỏ. Muốn trẻ học tốt hơn bạn cấn sắp xếp thời gian biểu hợp lý để cân bằng giữa vừa học và vừa chơi. 

Trẻ con là lứa tuổi thường có xu hướng chống đối, vì thế các bậc phụ huynh nên sắp xếp để không bị gò bó cuộc sống của con quá nhiều vào việc học. Lưu ý đừng ép các bé học quá nhiều, sẽ đâm ra chán ghét việc học và không muốn tiếp tục nữa

Xem thêm: Bật mí cho ba mẹ 4 mẹo dạy Toán lớp 1 tại nhà hỗ trợ phát triển khả năng tư duy ở trẻ

Học cùng con

Không phải nhà trường là nơi nuôi dạy con nên người, chính cha mẹ là người cầm tay con chỉ dạy những bước đầu tiên. Dù đã là tiểu học nhưng sự chỉ dạy của cha mẹ cũng rất quan trọng vừa tạo môi trường tốt cho con học và mang lại sự ấm áp từ tình cảm gia đình cho con.

Nhiều cha mẹ còn e ngại vì chưa biết cách dạy con như thế nào, đừng lo lắng Wikihoc luôn đồng hành bên bạn, đem đến những bài học theo sát chương trình và ba mẹ có thể dựa vào đó để dạy con. Cha mẹ dù bận rộn nhưng vẫn nên dành nhiều thời gian để bên con và học cùng con như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trẻ

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bộ đồ dùng học toán lớp 2 đầy đủ để hỗ trợ việc học tốt hơn

Không đặt nặng chuyện điểm số lên con trẻ

Vấn đề thành tích luôn được nhiều người quan tâm, ai cũng mong muốn con mình có một thành tích cao, nằm trong top lớp nhưng điều đó lại vô tình tạo áp lực rất lớn đến con. Những đứa trẻ nằm trong độ tuổi tiểu học rất dễ bị tổn thương, đặc biệt bởi những sức ép từ chính cha mẹ của mình. Thế nên phụ huynh hãy đặt mục tiêu phù hợp với thực tế và có thể cao một chút để con cố gắng, đi kèm là một số phần thưởng nho nhỏ.

Bố mẹ nên dành thời gian học cùng con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Top các video dạy toán nâng cao lớp 2 trên youtube uy tín nhất

1. Ôn tập toán nâng cao | Toán khó lớp 2

Ôn tập toán nâng cao. (Ảnh: Youtube.com)

Video dạy toán nâng cao lớp 2 của cô Huệ được nhiều bé tiểu học xem và ưa thích. Video tổng hợp các dạng bài toán lớp 2 nâng cao khó và rất hay gặp trong đề thị ngoài ra cô còn giải rất tận tình và chi tiết về những loại bài tập này.

2. Ôn tập các dạng toán nâng cao

Ôn tập các bài toán nâng cao. (Ảnh: Youtube.com)

Video dạy toán nâng cao lớp 2 nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bé lẫn nhiều bậc phụ huynh, các bài toán lớp 2 có độ khó đã được thầy giảng dạy và tập hợp trong 1 video ngắn nhưng rất chi tiết vè dễ hiểu.

Chửa đề toán nâng cao lớp 2

Chửa đề toán nâng cao lớp 2. (Ảnh: Youtube.com)

Đây là một chuỗi video gồm 20 đề toán khác nhau được giải dạy trong nhiều tiết, đây là tài liệu ôn tập rất quý báu cho các bé khi học toán nâng cao lớp 2. Kho đề này sẽ giúp các bé làm quen với nhiều dạng bài khác nhau hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật mới để giải toán nhanh và thông minh hơn.

Ngoài những giờ học trên lớp phụ huynh có thể dạy thêm cho con bằng những video dạy toán nâng cao lớp 2, con có thể tiếp cận với nhiều bài toán mới và phương pháp giải phát triển tư duy.

Một số bài tập toán nâng cao lớp 2 dành cho trẻ

Toán lớp 2 nâng cao thường có rất nhiều dạng bài và mỗi dạng bài lại có nhiều kiểu bài khác nhau, độ đa dạng này đòi hỏi các bé tiểu học cần có sự chuẩn bị kỹ càng và nghiên cứu chuyên sâu. Sau đây Wikihoc sẽ giới thiệu đến một vài bài tập toán nâng cao lớp 2 dành cho trẻ để các phụ huynh có thể tham khảo:

  • Bài toán tình tổng, ví dụ: 4 + 4 + 12 + 8 =

  • Bài toán tìm ẩn x,y ví dụ: 100 – 55 = y – 13

  • Bài toán tìm số, ví dụ: Tìm một số, biết 96 trừ đi số đó thì bằng 40 trừ đi 22?

  • Một số bài giải toán khác

Bên trên chỉ là một số dạng toán cơ bản thường xuất hiện trong đề thi toán toán lớp 2 nâng cao, quỳ phụ huynh có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Một số bài toán lớp 2 nâng cao thường gặp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Toán lớp 2 nâng cao không thật sự khó đối với một đứa trẻ lớp 2, nếu bạn tìm ra được phương pháp học đúng cho con mình và sắp xếp được thời gian để đồng hành cùng bé nhà mình.

Tương lai của con trẻ luôn là những điều mà bố mẹ lo lắng nhất, ai cũng mong con mình phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ, nhưng đừng vì tham vọng của bố mẹ và đặt nặng những kỳ vọng lên con của mình. Hãy để Wikihoc đồng hành cùng những chặng đường tiểu học, làm nền móng cho chặng đường sau này của con trẻ.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *