Đề toán lớp 1 thi thử sẽ không có quá nhiều kiến thức khó, đa phần xoay quanh trong việc nhận biết số, tập đếm, so sánh. Nhưng để giúp bé có thể ôn tập để chinh phục các kỳ thi toán lớp 1 sắp tới đạt kết quả cao, bố mẹ có thể cùng con ôn luyện một số bộ đề sau.

Nội dung đề thi toán lớp 1 thường có những gì?

Đề toán lớp 1 sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng kỳ thi. Trong đó, mỗi một kỳ thi, người ra đề có thể đưa ra những dạng câu hỏi khác nhau với các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản, nội dung đề thi toán lớp 1 sẽ thuộc phạm vi kiến thức, chương trình các con đã học. Những nội dung sẽ xuất hiện trong đề thi thường là nhận biết số, đếm số, so sánh,…

Nội dung đề toán lớp 1 có gì? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Vì sao nên cho bé luyện đề thi thử môn toán lớp 1

Việc cho con luyện đề thi thử môn Toán lớp 1 mang đến rất nhiều lợi ích cho các con, đó là:

Đánh giá năng lực của bé

Thông qua việc cho con làm đề thi thử, bố mẹ có thể nắm được lực học của con, biết được trình độ của con ở đâu, kiến thức có đủ để thi hay không. Nếu bé chỗ chỗ nào kém, bố mẹ có thể bổ sung ngay kiến thức cho con.

Cho con làm đề thi thử đánh giá năng lực của bé (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Rà soát kiến thức một cách tổng quát

Cho con làm đề thi thử cũng chính là cách giúp các bé có thể rà soát kiến thức toán lớp 1 cơ bản của bé một cách tổng quát nhất. Các con sẽ được tiếp cận, cọ sát với nhiều dạng bài tập để rà soát lại kiến thức của mình, không lo xảy ra tình trạng hổng kiến thức.

Giúp bé ghi nhớ kiến thức

Lợi ích tiếp theo của việc cho các con làm thử đề toán lớp 1 chính là một cách giúp các bạn nhỏ có thể ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn nhất.

Bởi những kiến thức nếu không được nhắc lại thường xuyên chắc chắn sẽ bị mai một đi. Trong khi đó, làm đề thi thử lại là cách để các con có thể cập nhật kiến thức một cách liên tục.

Làm đề thi thử toán lớp 1 giúp con ghi nhớ kiến thức (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bố mẹ hiểu lý do khiến con bị điểm kém

Khi các bậc phụ huynh theo dõi con làm bài, bố mẹ sẽ biết được vì sao bé nhà mình lại bị điểm kém, con thường làm sai ở dạng bài tập nào, con mắc lỗi gì khi làm bài thi,… Từ đó bố mẹ có thể đưa ra được giải pháp khắc phục tốt nhất cho con.

Rèn luyện tâm lý, kỹ năng, cách phân bổ thời gian cho các con trước khi thi thật

Đây là những yếu tố rất cần, phục vụ tốt kiến thức cho con khi làm bài thi. Cụ thể:

Rèn luyện tâm lý khi cho bé thi thử (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  • Tâm lý: Đây là yếu tố rất quan trọng khi các con đi thi. Nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả làm bài của bé. Chính vì thế, bố mẹ nên cho con làm thử đề toán lớp 1 để bé rèn luyện tâm lý, không bị cuống khi làm bài, không hoang mang, lo sợ, hồi hộp.

  • Phân chia thời gian hợp lý: Việc phân chia thời gian khi làm bài thi rất quan trọng. Nhiều bạn nhỏ không biết cách phân chia thời gian nên đã gặp phải tình trạng không làm được hết các câu trong bài thi dẫn đến điểm kém.

  • Có kỹ năng làm bài:  Các con có thể bỏ qua những câu hỏi dễ ăn điểm, cứ tập trung mãi vào câu khó đến khi hết bài phải nộp giấy trắng,… Trong khi đó, khi bé tự học toán lớp 1, tự luyện đề thi thử, bố mẹ thấy tình trạng này đã có thể nhắc nhở con ngay.

Gợi ý một số đề thi toán lớp 1 tham khảo

Sau đây sẽ là một số bài toán thường xuất hiện trong các đề toán lớp 1. Bố mẹ nên tham khảo và cho bé luyện tập nhé.

Tham khảo thêm:   7 phần mềm học toán cho bé 5 tuổi được đánh giá cao bởi chuyên gia

1. Đề 1

Phần trắc nghiệm

Khoanh vào những câu trả lời đúng

Câu 1

Số gồm 8 chục và 0 đơn vị là:

  1. 08

  2. 89

  3. 80

  4. 78

Câu 2

Số nào là số lớn nhất?

  1. 89

  2. 99

  3. 2

  4. 17

Câu 3

Số liền trước 90 là bao nhiêu?

  1. 89

  2. 88

  3. 91

  4. 92

Câu 4

Điền vào chỗ … trong phép tính sau:

12 + … = 67

  1. 45

  2. 55

  3. 65

  4. 54

Phần tự luận

Câu 1

Viết vào chỗ …

  1. 57: ……………….

  2. Ba mươi sáu: …….

  3. 60:……………………..

  4. Mười chín: ……….

Câu 2

Đặt tính và tính

  1. 67 + 12

  2. 39 – 12

  3. 36 + 4

  4. 99 – 23

Câu 3

Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ …

  1. 65 + 12 … 90

  2. 89 – 46 … 12

  3. 76 + 5 … 81

  4. 88 – 24 … 56

2. Đề 2

Câu 1

Điền kết quả vào các phép tính sau:

  1. 98 cm – 76 cm + 12 cm = ………….

  2. 50 dm + 19 dm – 43 dm = …………

Câu 2

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 12, 98, 65, 89, 34, 09

Cấu 3

Trả lời các câu hỏi sau:

Nhìn hình vẽ và trả lời câu hỏi (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Hình vẽ có mấy hình vuông? Mấy hình tròn? Mấy hình tam giác?

Câu 4

Hoàng có 18 quả cam. Hoàng cho Phương 12 quả. Hỏi Hoàng còn bao nhiêu quả cam?

3. Đề 3

Khoanh vào những câu trả lời đúng

Câu 1

Số 75 đọc là:

  1. Bảy mươi lăm

  2. Bảy mươi năm

  3. Năm mươi bảy

Câu 2

Số “chín mươi tám” được viết là:

  1. 89

  2. 98

  3. 19

  4. 87

Câu 3

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Đồng hồ chỉ mấy giờ? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. 1 giờ kém 5 phút

  2. 11 giờ 5 phút

  3. 12 giờ

  4. 5 giờ

Câu 4

Có mấy hình vuông?

Có bao nhiêu hình vuông? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. 4

  2. 5

  3. 6

  4. 7

Câu 5

Số nào bé nhất trong dãy số sau: 7, 89, 56, 43, 2, 67

  1. 67

  2. 2

  3. 7

  4. 43

Câu 6

Số nào là số chẵn trong những số sau: 1, 5, 77, 90, 67, 97

  1. 5

  2. 90

  3. 67

  4. 97

Câu 7

Điền số phù hợp vào dãy số sau: 2, 4, 6, 8, …, 12, 14, 16

  1. 9

  2. 10

  3. 11

  4. 13

Câu 8

Số lớn nhất có 2 số giống nhau là:

  1. 11

  2. 22

  3. 33

  4. 99

Câu 9

Huyền có 10 bông hoa. Huyền được mẹ cho thêm 23 bông hoa. Hỏi Huyền có tất cả bao nhiêu bông hoa?

  1. 12

  2. 33

  3. 43

  4. 10

Câu 10

Thứ ba là ngày 31/ 7/2022. Hỏi ngày 3/8/2022 là thứ mấy?

  1. Thứ tư

  2. Thứ năm

  3. Thứ sáu

  4. Thứ bảy

4. Đề 4

Câu 1

Thực hiện phép tính sau:

  1. 34 + 11

  2. 78 – 12

  3. 89 – 76

  4. 99 – 33

Câu 2

Trong vườn có 78 con gà, trong đó đã có 6 chục con vào chuồng. Hỏi còn bao nhiêu con chưa vào chuồng?

Câu 3

Tờ lịch này đọc như thế nào?

Đọc tờ lịch (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 4

Đặt tính rồi tính

  1. 40 + 10

  2. 60 – 20

  3. 70 + 30

  4. 100 – 30

Câu 5

Phương có 45 quả táo. Phương cho em 32 quả táo. Hỏi Phương còn lại bao nhiêu quả táo?

5. Đề 5

Câu 1

Hộp bút dài bao nhiêu cm?

Hộp bút dài mấy cm (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 2

Hôm qua là thứ mấy biết rằng hôm nay là thứ hai?

Hôm qua là thứ mấy? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 3

Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ …

  1. 89 … 90

  2. 98 … 87 + 13

  3. 44 … 98 – 23

  4. 67 … 98

Câu 4

Ghi Đ cho đáp án đúng, S cho đáp án sai

  1. 34 là số liền sau của 35

  2. 89 là số liền trước của 90

  3. 87 là số liền sau của 86

  4. 23 là số nhỏ hơn 67

Câu 5

Mẹ có 60 cái kẹo. Mẹ cho bé 43 cái kẹo. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu cái kẹo?

6. Đề 6

Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1

Cây dừa nào cao nhất?

Cây dừa nào cao nhất? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. Cây A

  2. Cây B

  3. Cây C

Câu 2

Từ 23 đến 78 có bao nhiêu số tròn chục?

  1. 5 số

  2. 4 số

  3. 3 số

  4. 7 số

Câu 3

Cây có bao nhiêu quả?

Cây có bao nhiêu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. 12

  2. 11

  3. 20

  4. 56

Câu 4

Trong dãy số sau, số nào lớn nhất 89, 67, 54, 90, 99, 23

  1. 89

  2. 99

  3. 23

  4. 67

Câu 5

Số 90 có mấy chục và mấy đơn vị?

  1. 9 chục 9 đơn vị

  2. 9 chục 0 đơn vị

  3. 8 chục 10 đơn vị

  4. 6 chục 9 đơn vị

Phần tự luận

Câu 1

Tính các phép tính sau:

  1. 98 – 34

  2. 56 + 13

  3. 88 – 22

  4. 89 + 11

Câu 2

Điền dấu >, < hoặc = khi so sánh 2 quả xoài sau:

Quả xoài nào nặng hơn? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 3

Lớp 1C có 23 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi lớp 1C có tất cả bao nhiêu bạn?

7. Đề 7

Câu 1

Có bao nhiêu hình tròn?

Có bao nhiêu hình tròn? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 2

Tính các phép tính sau:

  1. 89 – 76

  2. 77 + 23

  3. 99 – 76

  4. 99 – 34

Câu 3

Số nào là số bé nhất trong những số sau: 67, 98, 99, 43, 76

Câu 4

Số nào là số lớn nhất trong những số sau: 90, 65, 78, 9, 23

Câu 5

Nhi có 12 quả bưởi. Nhi được bà ngoại cho thêm 12 quả bưởi nữa. Hỏi Nhi có tất cả bao nhiêu quả bưởi?

8. Đề 8

Câu 1

Điền số thích hợp vào chỗ …

5, 10, 15, …, 25, 30, …, …, 45, 50, 55, 60, …, …, …, 80

Câu 2

Viết số hoặc chữ vào …

  1. 78: …………………………………….

  2. Sáu mươi bảy: …………………………

  3. 92: ……………………………………..

  4. Bảy mươi chín: ………………………..

Câu 3

Tính các phép tính sau:

  1. 78 + 12

  2. 99 – 13

  3. 87 – 67

  4. 88 + 12

Câu 4

Điền dấu >, < hoặc =

  1. 99 … 89

  2. 90 – 12 … 88

  3. 93 … 85

  4. 100 – 34 … 54

Câu 5

Bé vào vườn hái được 12 bông hồng. Mẹ hái được 45 bông hồng. Hỏi mẹ và bé hái được tất cả bao nhiêu bông hồng?

9. Đề 9

Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1

Số liền trước của 34 là bao nhiêu?

  1. 33

  2. 35

  3. 36

  4. 32

Câu 2

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Đồng hồ chỉ mấy giờ? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. 10 giờ 10 phút

  2. 2 giờ kém 10

  3. 12 giờ

  4. 10 giờ

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách dạy bé viết số từ 0 đến 9 nhiều phụ huynh áp dụng thành công

Câu 3

Có bao nhiêu hình tam giác?

Có bao nhiêu hình tam giác? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

  1. 7

  2. 8

  3. 9

  4. 10

Câu 4

Số tròn chục trong các số sau là: 12, 78, 50, 99

  1. 12

  2. 78

  3. 50

  4. 99

Câu 5

Số nào lớn nhất trong những số sau: 89, 76, 34, 37

  1.  89

  2. 76

  3. 34

  4. 37

Phần tự luận

Câu 1

Viết các số từ 78 đến 90

Câu 2

Tính các phép tính sau:

  1. 56 – 12

  2. 87 + 113

  3. 89 – 45

  4. 78 – 11

Câu 3

Thứ bảy là ngày 31/7/2021. Hỏi thứ ba của tuần tiếp theo là ngày bao nhiêu?

10. Đề 10

Câu 1

Điền vào chỗ …

Câu 2

Tính các phép tính sau:

  1. 78 – 12

  2. 76 + 16

  3. 99 – 19

  4. 100 + 23

Câu 3

Hình sau có bao nhiêu hình tròn? Bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình chữ nhật? Bao nhiêu hình tam giác?

Đếm hình học và trả lời câu hỏi (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 4

Một đoạn dây dài 8 dm, Hoàng đã cắt 50 cm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu dm?

Câu 5

Nhìn vào những tờ lịch sau và trả lời câu hỏi nếu hôm nay là thứ tư thì ngày kia là thứ mấy?

Nhìn tờ lịch và trả lời câu hỏi (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Một số sai lầm cần tránh khi luyện đề toán lớp 1 thi thử cần tránh

Để giúp các con có thể làm đề toán lớp 1 dễ dàng, hoàn thành tốt bài thi kết thúc lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2 thì bố mẹ nên nhắc nhở con tránh những sau lầm sau đây:

Ôn thi quá muộn – gần sát kỳ thi mới ôn

Sai lầm lớn nhất nhiều bạn nhỏ hiện nay gặp phải đó chính là ôn thi quá muộn. Các con chủ quan, thường để đến gần sát ngày thi mới ôn vì sợ rằng ôn trước sẽ dễ quên kiến thức.

Sai lầm khi ôn thi quá muộn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Vậy nhưng đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Việc ôn thi quá muộn sẽ khiến các con không có đủ thời gian để ôn bài. Bên cạnh đó, việc gần sát đến kỳ thi mới ôn cũng tác động rất lớn đến tâm lý của các bạn nhỏ.

Chú trọng điểm số hơn kiến thức

Sai lầm thứ hai mà các bạn nhỏ có thể mắc phải khi làm đề toán lớp 1 nói riêng và luyện thi nói chung chính là quá chú trọng đến điểm số. Việc đặt ra mục tiêu cần phải đạt bao nhiêu điểm trong kỳ thi rất tốt.

Thế nhưng, các con nên chú trọng đến việc các con tiếp thu được những kiến thức gì thay vì chỉ chăm chú vào điểm số. Vì kiến thức là nền tảng quan trọng để các con đạt điểm số cao, là nền móng để các con tiếp thu các kiến thức sau này.

Đôi khi, các con vì tâm lý muốn đạt điểm số cao sẽ bị áp lực. Và điều này khiến cho bé ôn thi không hiệu quả, khi làm đề toán lớp 1 cũng bị áp lực nên không đạt điểm cao.

Bé không chủ động

Việc ôn thi có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của các bạn nhỏ. Vì thế các con không thể phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ hay giáo viên.

Phụ huynh và giáo viên chỉ hỗ trợ các con ôn thi, cho các con làm thử đề toán lớp 1, chỉ dẫn cho các con cách làm bài hiệu quả. Còn việc các con lựa chọn phương pháp ôn thi như thế nào, làm bài kiểu gì hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các con.

Do đó, các bạn nhỏ nên chủ động hơn, đừng quá trông chờ vào việc thầy cô giáo cho những bài tập gì thi làm bài tập đó. Các con có thể chủ động liên hệ với thầy cô để xin thêm đề thi thử.

Con không nắm vững kiến thức cơ bản

Việc không nắm vững kiến thức cơ bản sẽ khiến cho các con khó có thể làm được đề toán lớp 1 cũng như tiếp thu các kiến thức mới ở chương trình lớp cao hơn. Và điều này vô cùng nguy hiểm với các bạn nhỏ.

Bé không nắm vững kiến thức cơ bản (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Do đó, bố mẹ nên chú ý, kiểm tra kiến thức của con để xem bé nắm được những kiến thức nào, có phần kiến thức nào cần bổ sung. Khi các con không nắm vững kiến thức cơ bản, bố mẹ nên dành thời giúp bé củng cố kiến thức trước khi làm đề thi thử.

Con học vẹt, học tủ

Một tình trạng khá phổ biến ở nhiều bạn trẻ hiện nay chính là học vẹt, học tủ. Các con thường chỉ học thuộc các định nghĩa mà không hiểu bản chất của vấn đề như thế nào. Chính vì thế mà các bé không áp dụng lý thuyết vào thực hành để giải bài tập được.

Để con chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ này thì bố mẹ nên chia nhỏ các kiến thức mà con tiếp cận ra để bé học. Trong mỗi phần, bố mẹ có thể kiểm tra thử xem bé đã hiểu rõ ngọn ngành vấn đề hay chưa.

Chọn đề không phù hợp, luyện đề thi tràn lan

Sai lầm thường thấy khi bố mẹ cho con làm thử đề toán lớp 1 chính là chọn đề cho con không phù hợp cũng như cho con luyện đề thi tràn lan. Hiện nay có rất nhiều các đề thi thử xuất hiện trên mạng cho các bậc phụ huynh lựa chọn cho bé.

Điều này giúp cho bố mẹ không phải quá vất vả trong việc tìm đề thi cho con. Thế nhưng, nó lại tiềm ẩn một nguy cơ là nếu không cẩn thận, các bậc phụ huynh có thể sẽ chọn phải đề thi kém chất lượng cho con luyện.

Tham khảo thêm:   Toán VNEN lớp 3: Khái niệm, nội dung học và phương pháp học hay

Ngoài ra, còn có nhiều bậc phụ huynh “quá tham”, đề nào cũng cho bé luyện nên các con ôn thi không đúng trọng tâm. Điều này khiến bé vừa mất thời gian luyện đề lại vừa khiến con chán nản.

Tâm lý sợ điểm kém

Chắc chắn, bạn nhỏ nào khi làm bài thi cũng đều lo lắng tâm lý bị điểm kém. Điều này khiến cho các con bị áp lực trong quá trình làm bài thi. Lời khuyên dành cho các bạn nhỏ chính là nên bình tĩnh và chủ động hơn khi làm bài.

Tâm lý bé sợ điểm kém (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đề toán lớp 1 sẽ luôn nằm trong phạm vi kiến thức các con đã học. Vì thế, nếu các con đã nắm chắc kiến thức ôn thi thì sẽ không bao giờ bị điểm kém. Các bạn nhỏ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Phương pháp giúp bé luyện đề thi toán lớp 1 hiệu quả

Muốn con tránh được một số sai lầm khi làm đề toán lớp 1 thì các bậc phụ huynh có thể bỏ túi những phương pháp giúp bé luyện đề thi hiệu quả hơn như:

Chọn đề thi phù hợp với năng lực của con

Việc chọn đề thi thử phù hợp với năng lực của bé rất quan trọng. Nếu như bố mẹ chọn đề thi quá khó, quá năng lực của con thì bé sẽ thấy áp lực khi ôn thi và khi đi thi. Còn nếu chọn đề thi quá dễ, không đạt được mục tiêu của kỳ thi thì công sức bé làm bài thi sẽ phí hoài và đặc biệt là bé thấy chán vì đề thi quá dễ.

Bố mẹ nên chọn đề thi phù hợp với bé (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Không đặt nặng vấn đề điểm số

Bố mẹ không nên tạo ra áp lực điểm số với bé. Thay vì yêu cầu con phải đạt điểm cao, bố mẹ nên động viên con cố gắng hết mình trong các kỳ thi. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cần chú trọng vào nguồn kiến thức mà bé nhận được.

Nếu bố mẹ chỉ chăm chú đến điểm số, không quan tâm đến việc con tiếp thu được những kiến thức gì thì các bạn nhỏ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bằng mọi giá phải đạt điểm cao, bỏ qua việc hiểu rõ ngọn ngành các kiến thức. Đặc biệt là áp lực điểm số còn khiến bé làm bài thi không hiệu quả.

Cùng con lên kế hoạch học tập với mục tiêu cụ thể

Trước các kỳ thi, bố mẹ hãy cùng con đặt ra mục tiêu cụ thể bé cần đạt được và cùng con lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

Các bé còn nhỏ nên việc đặt ra mục tiêu cũng như lập kế hoạch sẽ khá khó khăn. Vậy nhưng, khi có sự hỗ trợ của bố mẹ thì các con có thể học tập hiệu quả hơn, luyện đề toán lớp 1 cũng đúng trọng tâm hơn.

Rèn luyện cho bé thói quen tự học

Bố mẹ cũng nên rèn luyện cho con có thói quen tự học chứ không nên để bé quá phụ thuộc vào phụ huynh và giáo viên. Khi bé tự học, bé sẽ có ý thức tự chủ động hơn với việc tìm hiểu kiến thức.

Bố mẹ nên rèn cho bé thói quen tự học (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đây chính là bí quyết khơi dậy ở các con có tình yêu với môn toán nói riêng và niềm đam mê với việc học nói chung. Bố mẹ có thể gợi ý cho bé những cách tự học hiệu quả là nên đặt báo thức giờ bắt đầu học tập mỗi ngày.

Tập trung cho con ôn luyện kiến thức cơ bản

Muốn con làm được đề toán lớp 1 hiệu quả thì các bậc phụ huynh nên cho bé ôn luyện kiến thức cơ bản mỗi ngày. Bố mẹ có thể ở cạnh để hỗ trợ con học bài, làm bài thay vì chỉ đưa ra các yêu cầu con phải làm thế này, con phải làm thế kia.

Khi các con đã có được kiến thức cơ bản thì các bạn nhỏ sẽ tự tin hơn trong việc làm bài thi. Bé sẽ chủ động hơn trong việc làm bài và đạt được kết quả thi như mong muốn.

Rèn cho bé khả năng tập trung

Việc rèn cho các con khả năng tập trung thực sự rất quan trọng. Vì nếu như các bạn nhỏ vừa học, vừa quan tâm đến việc khác thì hiệu quả thu được sẽ chỉ là 50%, thậm chí là còn thấp hơn.

Do đó, khi con học, ôn luyện đề thi, bố mẹ cần yêu cầu con tắt hết các thiết bị liên quan đến mạng xã hội, không chú ý đến những yếu tố xung quanh như tivi hay điện thoại,… Khi các con tập trung làm bài, bé sẽ thu được kết quả như mong muốn.

Mang đến cho con môi trường ôn tập thoải mái

Để các con có thể tập trung học, ôn thi hiệu quả thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một vấn đề, đó chính là mang đến cho các con một môi trường học tập thoải mái.

Khi các bé được học ở một không gian yên tĩnh, không bị làm phiền bởi những yếu tố xung quanh thì các con có thể học bài hiệu quả hơn, tập trung hơn cho việc giải đề thi.

Bố mẹ nên tạo cho con môi trường học tập thoải mái (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên chuẩn bị cho bé một tâm lý thoải mái để học hành hiệu quả hơn. Bố mẹ không nên tạo áp lực cho con. Thay vì bắt ép bé thế này, bé thế kia thì bố mẹ nên có những lời động viên để con học tập hiệu quả.

Phụ huynh kiểm tra bài làm của bé

Khi các con làm thử đề toán lớp 1 xong, bố mẹ không chỉ kiểm tra kết quả của bé mà con cần phải kiểm tra quá trình con làm bài để biết được bé có đúng công thức hay không. Điều này cũng nên được áp dụng với cả việc bé đã thi thật xong.

Các bậc phụ huynh đừng vội nghĩ rằng bé đã thi xong rồi, kết quả đúng hay sai giờ đây không cần phải quan tâm vì “sự đã rồi”.

Bố mẹ cần kiểm tra bài làm của con để xem bé có hiểu sai vấn đề gì không, nếu có bố mẹ có thể nhắc nhở để con không tiếp tục mắc sai lầm vì toán học là môn học có tính kế thừa. Lần này bé sai rất có thể sẽ dẫn đến quá trình học tập sau này của con cũng bị ảnh hưởng.

Như vậy, Wikihoc vừa chia sẻ rất chi tiết về đề toán lớp 1 cho các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh tham khảo. Bố mẹ đừng quên áp dụng những phương pháp trên đây để giúp con học bài hiệu quả hơn nhé.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *