Toán lớp 3 hình học bé sẽ học những gì? Làm sao giúp bé học toán hình lớp 3 hiệu quả? Là nỗi niềm của nhiều phụ huynh. Vì đây là phần kiến thức cơ bản nhưng quan trọng, nên để giúp con có thể học và tiếp thu hiệu quả thì bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ trong bài viết sau đây nhé.

Toán lớp 3 hình học bé sẽ học những gì?

Kiến thức toán hình học lớp 3 sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến đường gấp khúc, chu vi tam giác và hình tứ giác…. Thay vì chỉ nhận biết hình, đếm hình như kiến thức toán hình lớp 1, lớp 2 thì đến lớp 3 bé sẽ học nâng cao hơn. Cụ thể, các con cần nắm vững các kiến thức về toán lớp 3 hình học sau đây:

  • Cách tính độ dài đường gấp khúc: Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

  • Chu vi hình tam giác: Bằng tổng độ dài các cạnh của tam giác

  • Chu vi tứ giác: Bằng tổng độ dài các cạnh của tứ giác

  • Chu vi, diện tích các tứ giác đặc biệt: Tùy vào từng hình sẽ có công thức khác nhau

  • Góc vuông: Là góc có tổng số đo bằng 90 độ.

Lưu ý: Độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo

Sơ đồ tư duy về kiến thức hình học lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng bài tập toán lớp 3 hình học hiệu quả

Dựa vào kiến thức hình học trên khi học toán lớp 3, dưới đây là một số dạng bài tập liên quan mà các em sẽ được gặp, làm quen và chinh phục.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách đọc cách viết số la mã từ 0 đến 100 chi tiết nhất

Dạng 1: Nhận biết và đếm hình theo yêu cầu

Phương pháp giải: Đầu tiên các em cần xác định yêu cầu của đề bài là nhận biết và đếm hình nào? Sau đó tiến hành nhớ lại đặc điểm của hình và bắt đầu đếm rồi tính tổng số hình vừa đếm được.

Ví dụ: Trong hình sau có bao nhiêu hình tứ giác?

Giải: Có tổng cộng 12 hình tứ giác

Dạng 2: Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình theo yêu cầu

Phương pháp giải: Các em cũng sẽ đọc kỹ yêu cầu sẽ phải kẻ thêm đoạn thẳng để được hình gì? Sau đó dựa vào đặc điểm của hình để tiến hành vẽ thêm đường thẳng phù hợp.

Ví dụ: Cho một hình tứ giác cùng 1 đoạn thẳng, hãy chỉ dùng đoạn thẳng đó để kẻ vào tứ giác sao cho được 1 hình tam giác và 2 hình tứ giác.

Giải: Sẽ có 2 cách vẽ như sau:

Dạng 3: Tính độ dài đường gấp khúc

Phương pháp giải: Ta sẽ phải đọc kỹ đề bài để xác định yêu cầu bài toán. Sau đó áp dụng công thức tính độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của hình, rồi trình bày lời giải và đưa ra phép tính, đáp số.

Lưu ý: Khi tính độ dài đường gấp khúc thì độ dài đoạn thẳng phải cùng đơn vị đo.

Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc sau:

Giải: Độ dài đường gấp khúc ABCDMNP bằng tổng độ dài các đoạn thẳng sau:

AB + BC + CM + MN + NP = 34 + 34 + 17 + 13 +20 = 118 (Cm)

Đáp số: Độ dài đường gấp khúc ABCDMNP = 118cm

Dạng 4: Tính chu vi hình tam giác

Phương pháp giải: Đầu tiên ta cần đọc và xác định rõ yêu cầu của đề bài đưa ra, rồi tiến hành áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình. Sau đó cũng trình bày lời giải, phép tính và đáp số.

Ví dụ: Một khu vườn hình tam giác có độ dài lần lượt các cạnh là 15cm, 28cm, 32cm. Hỏi chu vi mảnh đất là bao nhiêu?

Giải:

Chu vi mảnh đất hình tam giác là:

15 + 28 + 32 = 75 (cm)

Vậy chu vi mảnh đất là 75cm.

Dạng 5: Tính chu vi của hình tứ giác

Phương pháp giải: Ta sẽ phải đọc kỹ đề bài để xác định yêu cầu bài toán. Sau đó áp dụng công thức tính chu vi hình tứ giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình, rồi trình bày lời giải và đưa ra phép tính, đáp số.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách đọc các số la mã siêu đơn giản

Lưu ý: trong hình tứ giác có nhiều hình đặc biệt như hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi,… Các em cũng cần phải nắm rõ công thức của mỗi hình để thực hiện phép tính chính xác.

Ví dụ: Cho hình tứ giác ABCD, với độ dài các cạnh tương ứng là AB = 10cm, BC = 15cm, CD = 22cm và DA = 17cm. Tính chu vi tứ giác ABCD.

Giải:

Chu vi tứ giác ABCD là: AB + BC + CD + DA = 10 + 15 + 22 + 17 = 64 cm

Vậy chu vi tứ giác ABCD = 64cm.

Dạng 6: Các bài toán về hình tròn

Các bài tập bao gồm: Xác định tâm, bán kính, đường kính của một hình tròn.

Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc trong một hình tròn, đường kính lớn gấp hai lần bán kính. Hoặc khi vẽ một hình tròn cần dùng compa.

Dạng 7: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng

Phương pháp giải: Ta phải kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa? Cũng như phải kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.

Dạng 8: Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không.

Phương pháp giải: Góc vuông là góc có số đo 90 độ, nên để kiểm tra ta có thể dùng thước eke. Cụ thể, đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với một cạnh của góc đã cho. Nếu cạnh góc vuông còn lại của thước trùng với cạnh còn lại của góc đã cho, đó chính là góc vuông; nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông.

Bí quyết giúp bé học toán hình học lớp 3 hiệu quả

Đối với kiến thức toán hình học lớp 3 sẽ bắt đầu khó, chính vì vậy để giúp các bé có thể tiếp thu và chinh phục được chúng, dưới đây là một số bí quyết để bố mẹ cùng bé tham khảo:

Nắm vững kiến thức toán lớp 3 hình học

Để giải được các bài tập, đòi hỏi bé phải nắm chắc được lý thuyết, kiến thức về hình học trong chương trình toán lớp 3 đã trình bày trên. Bởi vì nếu không có nền tảng cơ bản thì chắc chắn bé sẽ không thể làm bài tập hay thực hành.

Tham khảo thêm:   7+ phần mềm học toán miễn phí dành cho học sinh các cấp tốt nhất hiện nay

Vậy nên, bố mẹ cần kiểm tra xem bé đã hiểu rõ kiến thức về đường gấp khúc, hình tam giác, tứ giác, công thức tính, các nhận biết hình… hay chưa? Nếu chưa cần củng cố kịp thời, tránh trường hợp để bé học kiến thức mới trong khi bài học cũ con chưa hiểu rõ. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập của con.

Cùng bé luyện tập, thực hành thường xuyên

Khi đã nắm chắc được lý thuyết, bố mẹ nên tạo điều kiện để bé được luyện tập và thực hành nhiều hơn. Việc thực hành ở đây đến từ việc hoàn thành các bài được được giao, làm thêm các bài tập ở SGK, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet,… chỉ khi con được thực hành nhiều hơn thì bé mới thực sự hiểu và chinh phục được bài tập.

Luyện tập, thực hành thường xuyên là điều không thể thiếu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học toán lớp 3 hình học liên hệ với thực tiễn

Đối với kiến thức hình học được ứng dụng trong thực tiễn rất nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan tới cuộc sống thực tế của bé để cùng con luyện tập. Chẳng hạn như từ một kệ sách, hãy thử yêu cầu con xếp thêm các cuốn sách để tạo thành bao nhiêu hình tam giác, hình tứ giác hay cho độ dài đồ vật nào đó mô phỏng và yêu cầu bé tính…

Khi được học thông qua thực tiễn sẽ giúp bé dễ dàng hình dung, nắm bắt được kiến thức và quan trọng gia tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo khi học tập của bé tốt hơn.

Trang bị các dụng cụ hình học hỗ trợ học toán

Để nâng cao hiệu quả khi bé học toán hình, bố mẹ nên đầu tư các dụng cụ học tập toán lớp 3 điển hình như các bộ lắp ghép, bộ dụng cụ hình học bán sẵn ngoài thị trường, thước kẻ, ê ke,… Đây đều là những công cụ hỗ trợ việc học toán hình của bé tốt hơn.

Bố mẹ nên dùng các dụng cụ trực quan để bé dễ hiểu hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập hình học toán lớp 3 để bé tự luyện

Sau khi đã nắm được các lý thuyết, dạng toán và bí quyết thì đã đến lúc cùng con thực hành chinh phục một số bài tập sau đây:

(Nguồn: Tổng hợp)

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán hình học lớp 3

Để nâng cao hiệu quả học toán hình lớp 3 cho trẻ, bố mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đồng hành cùng con để cùng hướng dẫn, hỗ trợ bé khi gặp khó khăn trong việc chưa hiểu kiến thức.

  • Kiểm tra bài vở trên trường để biết năng lực học của bé, từ đó giúp dễ dàng đưa ra được phương pháp học tập phù hợp với trẻ.

  • Trao đổi với giáo viên để cùng đưa ra phương án học tốt cho bé:

  • Không tạo áp lực trong quá trình học cho trẻ

  • Phân bổ thời gian học, chơi, ngủ nghỉ hợp lý

  • Đầu tư các trang thiết bị học tập thông minh cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức toán lớp 3 hình học để bố mẹ và các bé nắm rõ hơn. Hy vọng với những nội dung sẽ phần nào giúp phụ huynh nâng cao hiệu quả việc dạy học cho con trẻ đạt kết quả tốt nhất nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *