Phép trừ là một phép tính cơ bản trong toán học. Nhưng riêng với toán lớp 2 phép trừ có nhớ là một bước tiến mới trong quá trình bé làm quen với phép tính này, cũng như là một kiến thức nâng cao của phép tính trừ. Vậy nên, để giúp bé học, tiếp thu kiến thức này một cách trơn tru hơn bố mẹ hãy dành ra vài phút để tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Phép trừ có nhớ lớp 2 là gì?

Đây là phương pháp trừ, theo dạng xếp hai số bị trừ và số trừ thẳng một dạng dọc và cùng vị trí đơn vị với nhau (Hình minh họa). Sau đó ta trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Khi trong cùng một hàng mà chữ số bị trừ bé hơn chữ số trừ, ta phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ (vẫn được gọi là nhớ 1 như phép cộng). Bù lại, khi tiến tới đơn vị tiếp theo, ta cộng 1 ở số trừ trong hàng sau.

Ví dụ:

Ví dụ minh họa. (Ảnh: Montoan.com)

Các dạng toán trừ có nhớ lớp 2 thường gặp

Dưới đây là các dạng bài tập và ví dụ về toán cộng trừ có nhớ lớp 2 thường gặp nhất, do Wikihoc tổng hợp và chọn lọc để các bé có thể tham khảo và tiến hành luyện tập dễ dàng:

Dạng 1: Tính

Phương pháp giải: Phép tính sẽ được đặt theo hàng ngang, nên các em sẽ phải thực hiện phép tính như thông thường. Hoặc có thể đặt phép tính theo hàng dọc để tính rồi viết kết quả vào bài tập tương ứng.

Tham khảo thêm:   Cách giải toán lớp 1 phép trừ trong phạm vi 100 giúp bé chinh phục dễ dàng

Ví dụ: Tính 

a) 13 – 7

b) 25 – 8

c) 26 – 9

Giải:

a) 13 – 7 = 6

b) 25 – 8 = 17

c) 26 – 9 = 17

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

Phương pháp giải: Các em sẽ đặt phép tính dưới dạng cột dọc (hàng đơn vị cùng hàng đơn vị, hàng chục cùng hàng chục) rồi thực hiện tính từ phải sang trái, áp dụng quy tắc tính toán trừ có nhớ lớp 2 để giải chính xác.

Ví dụ: 

 32

– 

 18

 —

 …

Giải:

Ta có 2 không thể trừ được cho 8, mượn 1 thành 12 – 8 = 4 (nhớ 1)

Tiếp theo, ta lấy 3 – 1 = 2 rồi trả 1 đã mượn là 2 – 1 = 1

Kết quả, 14

 32

– 

 18

 —

 14

Lưu ý: Khi thực hiện giải các em chỉ cần ghi đáp án, không cần diễn giải ra chi tiết như trên.

Dạng 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

Phương pháp giải: Các em sẽ dựa vào ô trống cần tìm là hiệu, số trừ hay số bị trừ rồi dựa vào các số đã cho để tìm được đáp số chính xác.

Ví dụ: Điền số chính xác vào chỗ chấm

36 – … = 9

Giải:

Ta suy luận, 36 sẽ trừ cho số bao nhiêu để bằng 9, hoặc 9 cộng cho một số nào đó sẽ được 36. Lúc này, ta thấy chỉ có số 27 mới phù hợp nhất. Vì 9 + 27 = 36. Hoặc ta thử đặt tính rồi tính phép trừ 36 – 27 cũng sẽ được bằng 9.

Dạng 4: Tìm x

Phương pháp giải: Ta sẽ xác định số x cần tìm là số bị trừ hay số trừ. Sau đó ta tiến hành chuyển vế số đã cho sang phía vế hiệu, đồng thời đổi dấu để thực hiện phép tính chính xác.

Ví dụ: x + 25 = 32

Giải:

x + 25 = 32

=> x = 32 – 25

=> x = 7

Tham khảo thêm: Hướng dẫn ba mẹ các cách dạy tính nhẩm toán lớp 2 cho con dễ hiểu và dễ áp dụng nhất

Dạy trẻ tính nhẩm các phép tính cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 5: Các phép tính cộng trừ có nhớ lớp 2 có lời văn

Phương pháp giải: Các em sẽ phải đọc kỹ đề bài để biết những dữ kiện đã cho, yêu cầu tính những gì để từ đó đưa ra phép tính và cách giải chính xác nhất. Với dạng bài tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 sẽ yêu cầu có lời giải văn và đáp án rõ ràng

Tham khảo thêm:   Phần mềm học toán Vioedu - Ứng dụng luyện thi Violympic cho học sinh các cấp

Ví dụ 1: Một nhà máy có hai tổ, tổng cộng có 84 công nhân, tổ một có 48 công nhân. Hỏi tổ hai có bao nhiêu công nhân?

Giải

Số công nhân của tổ hai là: 84 – 48 = 36 (công nhân)

Đáp số: 36 công nhân.

Ví dụ 2: Lan có 1 hộp kẹo có 52 viên kẹo, Lan cho Hồng 18 viên kẹo. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu viên kẹo?

Giải:

Số viên kẹo còn lại của Lan là: 52 – 18 = 34 (viên kẹo)

Đáp số: 34 viên kẹo.

Các mẹo hay khi dạy toán trừ có nhớ lớp 2 cho con tại nhà

Đối với các ba mẹ hiện đại, việc dạy con học toán bằng phương pháp truyền thống hầu như không mang lại hiệu quả rõ rệt. Dưới đây một số cách dạy toán trừ lớp 2 hiệu quả cho con ngay tại nhà, mà ba mẹ nên thử áp dụng một lần.

Dạy con cách xem xét và phân tích đề bài

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình dạy trẻ phép tính trừ có nhớ. Việc xem xét, phân tích đề bài sẽ giúp trẻ dễ dàng tóm lược các ý chính. Từ đó định hình cách giải bài tập ấy một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Xem thêm: Các trò chơi toán học lớp 2: Tăng cường tư duy và xây dựng hứng thú học cho trẻ

Dạy trẻ chọn phép tính phù hợp

Ở bước này, sau khi trẻ không thể tự định hình cách giải, bạn có thể hỗ trợ con bằng cách đưa ra các gợi ý liên quan. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên đưa ra các gợi ý để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không giúp trẻ giải bài tập, điều này không chỉ gây cho trẻ tính ỷ lại, mà còn làm hẹn chế sự phát triển tư duy của trẻ.

Đồng thời, với các bé lớp 2 chỉ nên cho con thực hiện các phép tính trừ có nhớ phạm vi 100. Không nên cho bé thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000 ngay từ đầu, dễ khiến con cảm thấy quá sức và khó hiểu khi học.

Tham khảo thêm:   Rèn luyện khả năng toán học cho con với 5 phần mềm học toán cho bé 4 tuổi chất lượng

Hướng dẫn trẻ học toán tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng con thực hành, luyện tập các bài toán cộng trừ có nhớ lớp 2 thường xuyên

Nếu chỉ nắm lý thuyết mà không được thực hành thường xuyên, bé rất dễ nhanh quên kiến thức. Chính vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện, cơ hội và yêu cầu trẻ thực hành nhiều hơn.

Việc thực hành ở đây có thể là cùng con làm các bài tập trên SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức toán cộng trừ có nhớ lớp 2 trên internet, lấy các ví dụ trong thực tiễn để bé dễ hình dung và giải chúng, học thông qua các trò chơi, tham gia các cuộc thi… Khi được thực hành thường xuyên sẽ thúc đẩy năng lực học toán và tư duy của trẻ tốt hơn, cũng như có sự hứng thú hơn trong quá trình học.

Các bài tập tự luyện toán lớp 2 về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a) 43 – 26

b) 35 – 19

c) 26 – 8

d) 22 – 7

Bài 2: Tính:

a) 56 – 6 – 10

b) 37 – 7 – 20

c) 85 – 5 – 12

d) 48 – 8 – 11

Bài 3:  Điền số thích hợp vào ô trống

Bài 4: Hoa có một số bóng bay. Mẹ Hoa cho Hoa thêm 8 quả nữa là Hoa có chẵn hai chục quả. Hỏi lúc đầu Hoa có bao nhiêu quả bóng bay?

Bài 5: Gói kẹo cà phê và gói keo dừa có tất cả là 90 cái.Riêng gói kẹo dừa là 43 cái. Hỏi:

A. Gói kẹo cà phê có bao nhiêu cái?

B. Phải bớt đi bao nhiêu cái kẹo ở gói kẹo cà phê để số kẹo ở 2 gói bằng nhau?

Bài 6: Tìm x

a) 25 – x = 13

b) x + 24 = 42

c) 62 – x = 35

d) 34 + x = 41

Bài 7: Lớp 2 A có 30 học sinh nữ. Số học sinh nữ nhiêu hơn số học sinh nam là 7 bạn.

A. Tính số học sinh nam?

B. Tính số học sinh của cả lớp?

Bài 8: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 9: Tính nhẩm:

11-8 = …….

11 – 4 = ………..

11- 6 = …….

11 – 9 = ………..

11-9 = 2

11 – 3 = …….

11 – 7 = ……..

11 – 5 = …….

11 – 3 = ………..

60 – 5 = ………..

50 – 4 = ………..

60 – 27 = ………..

40 – 15 = ………..

Bài 10: Một nhà máy có hai tổ, tổng cộng có 84 công nhân, tổ một có 48 công nhân. Hỏi tổ hai có bao nhiêu công nhân?

Trên đây là các dạng bài tập toán lớp 2 phép trừ có nhớ thường gặp và các mẹo dạy trẻ học toán tại nhà hiệu quả. Hy vọng, thông qua những chia sẻ của Wikihoc sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn phần nào trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ. Hãy theo dõi chuyên mục “Ba mẹ cần biết” để đón đọc những bài viết hữu ích mới nhất nhé!

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *