Bài viết sau đây Wikihoc sẽ giúp bạn tìm hiểu về toán lớp 2 làm quen với hình phẳng cho trẻ. Đồng thời cung cấp đến bạn đọc một số dạng bài tập tự rèn luyện tại nhà từ cơ bản đến nâng cao. Đừng bỏ lỡ các thông tin toán học bổ ích này nhé!

Các lý thuyết cần nắm trong chủ đề “làm quen với hình phẳng” ở chương trình toán lớp 2

Để giải được một số bài tập về hình phẳng trong chương trình toán lớp 2. Trẻ cần nắm vững được lý thuyết cũng như các tính chất về đoạn thẳng, đường thẳng, điểm, đường cong, hình gấp khúc…

Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng

Điểm

Một dấu chấm nhỏ trên trang giấy chính là một điểm. Điểm là một khái niệm rất cơ bản trong hình học. Người ta thường sử dụng các chữ cái in hoa để đặt tên cho một điểm bất kỳ.

Điểm trong toán lớp 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hai điểm phân biệt còn được gọi là hai điểm không trùng nhau. Với nhiều điểm gộp lại ta có thể xây dựng được các điểm.

Đoạn thẳng 

Đoạn thẳng là khoảng cách để nối 2 điểm lại với nhau. Tên của một đoạn thẳng thường được viết bằng hai chữ cái in hoa. Đoạn thẳng được tạo thành từ vô vàn các điểm. Chẳng hạn như đoạn thẳng AB sẽ bao gồm 2 điểm A, B và tất cả những điểm nằm giữa A, B.

Tham khảo thêm:   3 cuốn toán lớp 2 sách giáo khoa bố mẹ nên đầu tư cho bé để nâng cao kiến thức toán học

Đoạn thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường thẳng 

Đường thẳng là tập hợp của rất nhiều điểm tạo thành. Nhưng nó không bị giới hạn bởi 2 phía như đoạn thẳng và đặc biệt là không có độ dài của đường thẳng. Để ký hiệu người ta thường dùng các chữ cái thường như: a, b, c…

Đường thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường cong 

Đường cong là một đường tương tự như đường thẳng nhưng nó không đòi hỏi phải thẳng. Do đó có thể thấy đường thẳng là một trường hợp đặc biệt của đường cong. Hay nó không có độ cong. 

Toán lớp 2 làm quen với hình phẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tính chất ba điểm thẳng hàng

Nếu 3 điểm cùng nằm trên cùng một đường thẳng thì chúng được gọi là thẳng hàng. Có thể cho trẻ thực hành xác định bằng cách dùng thước đo. Khi thấy 3 điểm đó cùng nằm trên 1 cạnh của thước thì chúng thẳng hàng với nhau.

3 điểm thẳng hàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường gấp khúc và hình tứ giác

Đường gấp khúc

Đường gấp khúc là đường gồm có nhiều đoạn thẳng nối tiếp nhau và chúng không thẳng hàng với nhau. Bạn có thể chỉ ra cho trẻ nhận biết thông qua một số hình ảnh trong thực tế như: Giá sách, khung cửa sổ, bậc thang…

Đường gấp khúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình tứ giác

Hình tứ giác gồm có 4 cạnh và 4 đỉnh trong đó không có đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng. Trong thực tế một số hình ảnh tứ giác mà cha mẹ có thể chỉ cho bé như: Mặt tủ, khung ảnh…

Hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dạng bài tập tự luyện lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao

Toán lớp 2 làm quen với hình phẳng là một chủ đề khá quan trọng với trẻ. Vì vậy để các bé học tốt và nắm vững kiến thức dưới đây là một số bài tập được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao.

Tham khảo thêm:   Những bí quyết học giỏi toán lớp 5 nhất định bố mẹ nên áp dụng với con của mình

Điểm

Câu 1: Dựa vào hình vẽ hãy trả lời câu hỏi sau đây:

  • Điểm M thuộc những đường thẳng nào trong hình?

  • Điểm N thuộc những đường thẳng nào trong hình?

  • Điểm P thuộc những đường thẳng nào trong hình?

  • Điểm Q thuộc những đường thẳng nào trong hình?

Bài tập về điểm toán lớp 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu 2:  Vẽ hình theo yêu cầu dưới đây:

  • Hai điểm A và B đều thuộc một đường thẳng

  • Vẽ đường thẳng không đi qua 2 điểm A và B

  • Đường thẳng đi qua điểm A nhưng không qua điểm B

Đoạn thẳng

Câu 1: Kể tên tất cả những đoạn thẳng có trong hình và nêu kích thước của đoạn thẳng đó?

Trung điểm đường thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu 2: Thực hiện bài tập trong hình dưới đây.

Các dạng toán ôn tập về hình học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường thẳng

Hãy kể tên tất các điểm thuộc cùng một đường thẳng trong hình bên dưới.

Bài tập về đường thẳng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường cong

Trong hình dưới đây hãy chỉ ra con kiến nào bò theo đường cong?

Bài tập đường cong. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đường gấp khúc

Hãy tính xem độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?

Dạng toán gấp khúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 giờ phút giây đầy đủ nhất hiện nay

Hình tứ giác

Có bao nhiêu hình tứ giác trong ảnh sau đây?

Dạng toán tìm hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý cần nhớ trong quá trình dạy trẻ lớp 2 học toán

Cho trẻ học toán trong giai đoạn từ 3 đến 9 tuổi được coi là thời điểm vàng của não bộ. Ngoài những kiến thức được học trên lớp thì phụ huynh thường bổ trợ thêm cho bé tại nhà. Dưới đây là 3 lưu ý mà cha mẹ cần nắm được khi cho trẻ học toán lớp 2.

Tham khảo thêm:   7+ website học toán lớp 1 trên máy tính giúp bé học toán dễ dàng

Đồng hành cùng trẻ

Tự giác là một đức tính rất tốt cần được phát huy ở trẻ nhỏ. Nhưng đối với lứa tuổi tiểu học thì trẻ lại thường có xu hướng thích học và chơi cùng cha mẹ. Do vậy ba mẹ hãy dành nhiều thời gian cùng bé học và giải các bài tập. Khi trẻ gặp khó khăn hãy giải thích từ từ để trẻ hiểu. 

Bạn có thể đóng vai diễn cô giáo và học sinh hoặc đổi ngược lại mình là học trò còn bé là thầy cô. Việc này sẽ giúp trẻ hào hứng hơn trong các buổi học mà không bị nhàm chán.

Luôn đồng hành cùng trẻ khi học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chia nhỏ khung thời gian học

Trong một ngày không nên ép trẻ học quá nhiều thay vào đó bạn hãy chia nhỏ thời gian học ra. Với trẻ ở độ tuổi tiểu học thì 15 đến 20 phút là khoảng thời gian lý tưởng cho một phiên học. Khi buổi học bị kéo dài quá lâu sẽ khiến bé mau chán và không tập trung. Hơn nữa bạn cũng sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn.

Chia nhỏ các kiến thức cần học

Một trong những phương pháp học được áp dụng nhiều nhất tại các quốc gia đó là Micro Learning. Bằng cách học này khối lượng kiến thức sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều phần trong thời gian ngắn giúp việc học hiệu quả hơn.

Chẳng hạn như khi dạy bé cộng 2 số trong phạm vi dưới 5. Bạn hãy dạy trẻ cộng số đó với 0 rồi tăng dần lên 1,2,3…Cách cộng này có thể sử dụng được bằng các ngón tay. Nhưng khi cộng theo Micro Learning trẻ sẽ hiểu được một số bất kỳ khi cộng với 0 thì sẽ bằng chính nó.

Trên đây là những thông tin về toán lớp 2 làm quen với hình phẳng mà Wikihoc muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua những điều trên bạn sẽ tự tin hơn khi dạy trẻ học tại nhà và bé tiếp thu kiến thức nhanh chóng!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *