Nắm chắc bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị, các bạn nhỏ có thể quy đổi dễ dàng chục và đơn vị, biết đọc viết các chữ số tròn chục, cấu tạo của số có 2 chữ số từ đó phát triển các năng lực Toán học. Ba mẹ hoàn toàn có thể đồng hành giúp con ôn tập và học tốt chủ đề này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Toán lớp 1 chục và đơn vị dạy trẻ những gì?

Bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị là kiến thức quan trọng, làm nền tảng để bé học các bài tiếp theo như so sánh các số trong phạm vi 100. Theo phân phối chương trình học hiện nay, chủ đề học này được chia làm 2 tiết học. Trong tiết học thứ nhất, các bạn nhỏ lớp 1 sẽ được làm quen với khái niệm về “chục”; Trong tiết học thứ 2, các bạn nhỏ sẽ làm quen với khái niệm về cấu tạo của số có 2 chữ số, gồm chục và đơn vị.

Bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết thúc bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị trên lớp, con có thể:

  • Biết quy đổi 1 chục bằng 10 đơn vị.

  • Biết đọc và có thể viết các số tròn chục.

  • Nhận biết số có 2 chữ số cấu tạo như thế nào và chỉ ra thành phần cấu tạo của nó.

  • Áp dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống thực tế.

Thông qua thực hành bài học, vận dụng, quan sát và trao đổi, bài học về chục và đơn vị cũng giúp con phát triển các năng lực Toán học cho bản thân.

Các dạng bài Toán lớp 1 chục và đơn vị phổ biến ba mẹ có thể hướng dẫn con học

3 dạng bài tập Toán ba mẹ nên hướng dẫn cho con là nhận biết 1 chục, các số tròn chục và cấu tạo số có 2 chữ số. Cụ thể:

Dạng 1 – Nhận biết 1 chục

Nhận biết 1 chục là dạng bài tập cơ bản đầu tiên trong bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị con cần biết. Với dạng bài tập này, ba mẹ hãy nhắc lại kiến thức để con nhớ: “10 đơn vị bằng 1 chục” (10 đơn vị = 1 chục).

Dạy con nhận biết 1 chục. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Ví dụ:

  • 10 quả trứng = 1 chục quả trứng

  • 10 quả dừa = 1 chục quả dừa.

  • 10 cái đĩa = 1 chục đĩa.

Tham khảo thêm:   Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 giờ phút giây đầy đủ nhất hiện nay

Để con ghi nhớ kiến thức và hiểu bài nhanh, ba mẹ có thể cho con thực hành và nhắc lại lý thuyết vừa học:

  • Ba mẹ nói với con lấy 10 que tính đặt lên bàn học.

  • Đếm số que tính theo thứ tự từ 1 đến 10.

  • Ba mẹ giải thích với con rằng, còn vừa lấy 10 que tính, hay còn gọi là 1 chục que tính. 10 que tính bằng 1 chục.

  • Để con nhắc lại câu: “10 que tính bằng 1 chục”, “1 chục = 10 que tính”.

Tương tự như mẹo này, ba mẹ có thể tìm bất kì vật nào trong nhà để con thực hành: Lấy 10 chiếc bát (lấy 1 chục bát), lấy 10 chiếc đĩa (lấy 1 chục đĩa), lấy 10 cái chén (lấy 1 chục chén), lấy 10 cái bút (lấy 1 chục bút)… Khi gắn bài học với các ví dụ thực tế gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, con chắc chắn sẽ hiểu bài nhanh hơn!

Dạng 2 –  Nhận biết các số tròn chục

Dựa vào hình các khối lập phương trong sách giáo khoa, ba mẹ để con quan sát và đếm chúng, cách thực hiện tuần từ từ 1 chục, 2 chục, 3 chục đến 4 chục.

Nhận biết các số tròn chục. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

  • Nhận biết 1 chục: 10 khối lập phương gán vào thành 1 thanh => có 10 khối lập phương tức 1 chục khối lập phương. Như vậy “10 = 1 chục”. Ba mẹ để con nhắc lại 10 = 1 chục. Đọc là “Mười hoặc một chục”.

  • Nhận biết 2 chục: Lấy 20 khối lập phương, ghép thành 2 thanh => 20 khối lập phương còn gọi là 2 chục khối lập phương. Như vậy “20 = 2 chục”. Ba mẹ để con nhắc lại 20 = 2 chục.

  • Nhận biết 3 chục: Lấy 30 khối lập phương, ghép thành 3 thanh => 30 khối lập phương còn gọi là 3 chục khối lập phương. Như vậy “30 = 3 chục”. Ba mẹ để con nhắc lại 30 = 3 chục.

  • Nhận biết 4 chục: Lấy 40 khối lập phương, ghép thành 4 thanh => 40 khối lập phương còn gọi là 4 chục khối lập phương. Như vậy “40 = 4 chục”. Ba mẹ để con nhắc lại 40 = 4 chục.

Tương tự với các số 50, 60, 70, 80 và 90, ba mẹ cũng giải thích cụ thể như vậy để con nhận biết các số tròn chục.

Cấu tạo số có 2 chữ số

Trong nội dung bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị thì cấu tạo số có 2 chữ số là phần kiến thức khiến nhiều trẻ cảm thấy khó học. Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng vội lo lắng, chỉ cần theo sát đồng hành bên con, con sẽ sớm hiểu bài và vận dụng lý thuyết để giải các bài tập dễ dàng.

Chục và đơn vị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bắt đầu học cấu tạo số có 2 chữ số, ba mẹ hãy cho con quan sát và nói theo mẫu:

  • Quan sát hình vẽ thấy các thanh 10 và khối lập phương rời, ba mẹ hãy để con đếm lần lượt 10, 20, 30, 31, 32.

  • Giải thích 32 là số có 2 chữ số, số 3 đứng trước và số 2 đứng sau.

  • Số 3 chỉ 3 chục khối lập phương. Số 2 chỉ 2 khối lập phương rời.

  • Tiến hành viết số 3 vào cột chục và số 2 vào hàng đơn vị.

  • Chúng ta sẽ nói số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bộ đề thi học sinh giỏi toán lớp 2 cấp huyện các năm gần nhất

Ba mẹ hãy nhấn mạnh để cho con hiểu, số có 2 chữ số cấu tạo gồm 2 phần: Chục và đơn vị. Số hàng chục đứng trước, số hàng đơn vị đứng sau. Qua phần học này, con dễ dàng biết được 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị, 3 chục bằng bao nhiêu đơn vị, 1 chục bằng mấy đơn vị, số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị…

Hướng dẫn giải Toán lớp 1 chục và đơn vị chi tiết SGK Cánh Diều

Sau khi đã nắm vững những kiến thức lý thuyết Toán lớp 1 chục và đơn vị, ba mẹ hãy cùng con bắt tay vào thực hành làm các bài tập trong SGK Cánh Diều nhé.

Bài tập 1 (SGK, trang 105)

Bài tập 1. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

a/ Ba mẹ hướng dẫn cho con biết bài Toán có 6 bó que tính. Đếm mỗi bó que tính có 10 que tính. Như vậy, chúng ta có thể đếm lần lượt theo nhóm mười: Mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi que tính. Vậy ở đây có 60 que tính hay 6 chục que tính.

Đáp án:6 chục que tính.

b/ Tương tự, ở phần này, mỗi chồng bát có 10 cái bát. Đếm lần lượt theo nhóm mười ta có: Mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi cái bát. Vậy có tổng cộng 80 cái bát hay 8 chục cái bát.

Đáp án: 8 chục cái bát.

Bài tập 2 (SGK, trang 105)

Bài tập 2. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Băng giấy ghi các số với một số ô trống. Để trẻ quan sát và suy nghĩ cùng với gợi ý của chú voi. Nhìn vào bài Toán ta sẽ thấy đây là băng giấy có các số tròn chục theo thứ tự tăng dần từ 10 đến 90.

Đáp án các số còn thiếu lần lượt là: 20, 40, 50, 60, 80.

Sau khi đã hoàn thành bài tập, ba mẹ hãy để con đọc số theo hai cách: Đọc số thông thường và đọc theo chục. Ví dụ 20 (Đọc: Hai mươi/ hai chục).

Bài 3 (SGK, trang 105)

Bài tập 3. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Dựa vào gợi ý trong SGK, ba mẹ có thể thực hành chơi với nhiều đồ vật. Ba mẹ là người đưa ra số lượng để con lấy đủ số lượng đó hoặc đổi vị trí để con đưa ra số lượng và ba mẹ lấy theo số lượng con nói.

Bài 4 (SGK, trang 106)

Bài tập 4. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Vận dụng kiến thức về cấu tạo số có 2 chữ số, ba mẹ hãy để con thực hành nói theo mẫu sau khi điền các số thích hợp vào dấu “?”.

  • Số 24: 2 chục, 4 đơn vị: Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị.
  • Số 53: 5 chục, 3 đơn vị: Số 53 gồm 5 chục và 3 đơn vị.
  • Số 6: 7 chục, 6 đơn vị: Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị.
  • Số 60: 6 chục, 0 đơn vị: Số 60 gồm 6 chục và 0 đơn vị.
Tham khảo thêm:   Sự thật về việc học toán lớp 2 chân trời sáng tạo bố mẹ nên cân nhắc!

Bài 5 (SGK, trang 106)

Bài tập 5. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Ba mẹ dạy con tư duy: Trong số có 2 chữ số, số đứng trước là số chỉ chục, số đứng sau chỉ đơn vị. Ví dụ: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.

Tương tự đáp án các phần dưới như sau:

b/ Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị.

c/ Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị.

d/ Số 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị.

Bài 6 (SGK, trang 106)

Bài tập 6. (Ảnh: SGK Toán 1 - Bộ sách Cánh Diều)

Ở sợi dây thứ nhất có 3 màu khác nhau, mỗi màu có 10 hạt: 10 hạt màu đỏ, 10 hạt màu vàng và 10 hạt màu xanh. Chúng ta sẽ đếm lần lượt: Mười, hai mươi, ba mươi. Vậy dây thứ nhất có 30 hạt (3 chục hạt).

Đáp án: Có 3 chục.

Ở sợi dây thứ 2, có các đoạn, mỗi đoạn có 10 hạt. Ba mẹ và bé có thể đếm: Mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi. 50 hay còn gọi là 5 chục.

Đáp án: Có 5 chục hạt.

Những lưu ý khi dạy Toán lớp 1 chục và đơn vị cho trẻ tại nhà

Như đã chia trẻ ở trên, nội dung bài học Toán lớp 1 chục và đơn vị rất quan trọng. Để giúp con hiểu bài dễ dàng, ba mẹ hãy cố gắng:

Một só lưu ý khi dạy trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Chuẩn bị các dụng cụ thực hành trước khi học: Ví dụ như ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn que tính, viên bi, cái đĩa để con thực hành đếm và nhận biết chục, đơn vị khi đến phần kiến thức đó.

  • Lấy các ví dụ gắn liền với thực tế: Ba mẹ đừng lấy những ví dụ xa xôi mà hãy bắt đầu từ những đồ vật con tiếp xúc hàng ngày như bút chì, cục tẩy, khối lập phương ghép hình… để con dễ dàng hình dung hơn khi học bài.

  • Hướng dẫn con tư duy làm từng bài tập: Đừng để con biết đáp án vội vì như vậy con sẽ lười suy nghĩ hơn đó ba mẹ ạ! Trước mỗi bài tập, ba mẹ hãy để con đọc to và rõ ràng yêu cầu của bài và hỏi con cách con sẽ làm để giải bài Toán. Trường hợp con chưa tìm được cách giải, ba mẹ hãy nhẹ nhàng gợi ý cách tư duy sau đó làm mẫu một bài và để con thực hành các bài tương tự tiếp theo.

  • Đồng hành và khích lệ con: Trẻ nhỏ luôn cần sự động viên và khuyến khích từ ba mẹ. Điều đó giúp con có động lực và hào hứng trong học tập hơn. Nếu con làm tốt, ba mẹ hãy thưởng cho những món quà đơn giản và nếu con làm sai cũng đừng vội la mắng, hãy nhẹ nhàng động viên để con bình tĩnh ôn tập và làm bài lại.

Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn ba mẹ và các bạn nhỏ đã hiểu hơn về Toán lớp 1 chục và đơn vị rồi phải không? Đừng quên chia sẻ bài viết và nhấn “NHẬN CẬP NHẬT” để đọc những thông tin chia sẻ thú vị mới và nhanh nhất mỗi tuần từ Wikihoc nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *