Bên cạnh đại số thì toán hình lớp 4 cũng là kiến thức quan trọng mà trẻ cần phải ghi nhớ ngay khi mới bắt đầu bước vào năm học mới. Nắm bắt được tình hình chung, Wikihoc đã tổng hợp tất cả các kiến thức của hình học lớp 4 từ khái niệm, công thức đến các dạng bài tập vận dụng thường gặp ngay trong bài viết này.

Các dạng hình học trong chương trình toán hình lớp 4

Để nhìn nhận các dạng hình học trong chương trình toán lớp 4 một cách tổng quát hơn. Bạn hãy cho trẻ xem sơ đồ tư duy sau đây:

Sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức toán lớp 4 hình học. (Ảnh: Download.vn)

Hình chữ nhật

Định nghĩa: Hình chữ nhật chính là hình tứ giác có 4 góc vuông, trong đó có: 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Hai công thức cơ bản cần nhớ của hình chữ nhật, gồm:

  • Công thức tính chu vi: P = (a + b) x 2

  • Công thức tính diện tích: S = a x b

Ví dụ về hình chữ nhật. (Ảnh: Download.vn)

Tính chất chung:

  • Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt (Vì có 4 cạnh bằng nhau).

  • Chu vi hình chữ nhật là 1 số chia hết cho 2 nếu chiều dài và chiều rộng là các số tự nhiên.

  • Nếu tăng chiều dài hoặc chiều rộng của hình chữ nhật lên a đơn vị thì chu vi sẽ tăng lên a x 2 đơn vị (Vì có 2 chiều dài hoặc 2 chiều rộng). Tương tự như giảm a đơn vị.

  • Nếu gấp/giảm một chiều của một hình chữ nhật lên bao nhiêu lần thì diện tích sẽ tăng/giảm lên bấy nhiêu lần.

Hình vuông

Định nghĩa: Hình vuông là hình tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng.

Hai công thức cơ bản cần nhớ của hình vuông, gồm:

  • Công thức tính chu vi: P = a x 2

  • Công thức tính diện tích: S = a x a

Tham khảo thêm:   5 bước giúp bé học toán lớp 1 phạm vi 20 bố mẹ nào cũng làm được!

Ví dụ về hình vuông. (Ảnh: Download.vn)

Tính chất chung:

  • Nếu tăng 1 cạnh lên a đơn vị thì chu vi sẽ tăng 4 x a đơn vị.

  • Nếu cạnh tăng lên a lần thì diện tích sẽ tăng lên a x a lần.

Hình bình hành

Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h

Ví dụ về hình bình hành. (Ảnh: Download.vn)

Tính chất chung: Nếu hình bình hành có 1 góc vuông, thì đây là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật.

Hình thoi

Định nghĩa: Hình thoi là hình tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và có 4 cạnh bằng nhau.

Công thức tính diện tích hình thoi: S = (m x n)/2

Ví dụ về hình thoi. (Ảnh: Download.vn)

Các dạng bài tập thường gặp

Dưới đây là các dạng bài toán lớp 4 hình học, mà trẻ thường gặp trên lớp và trong các bài thi.

Dạng 1: Nhận biết hình

Ở dạng bài toán này, trẻ sẽ thường gặp hai loại như sau:

  • Đọc tên các hình có được trên một hình vẽ cho trước.

  • Tính số hình có được trong trường hợp hình có trước một số lượng điểm và cạnh lớn.

Bài tập vận dụng cơ bản: Cho tứ giác ABCD như hình vẽ. Hãy vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được 6 hình tứ giác.

Hướng dẫn giải:

Nếu vẽ như hình trên, ta sẽ có 6 hình tứ giác gồm: AEGD; AHKD; ABCD; EHKG; EBCG và HBCK.

Bài tập vận dụng nâng cao: Nối điểm chính giữa cạnh hình vuông thứ nhất ta được hình vuông thứ hai. Nối điểm chính giữa các cạnh hình vuông thứ hai ta được hình vuông thứ ba, và cứ tiếp tục như vậy…. Hãy tìm số hình tam giác có trong hình vẽ như vậy đến hình vuông thứ 100?

Hướng dẫn giải: 

Theo đề, ta ngay lập tức có bảng sau:

Số hình tam giác được tạo thành là: 4 × 99 = 396 (Tam giác).

Dạng 2: Cắt ghép hình

Đây là dạng bài toán tương đối khó, đòi hỏi trẻ phải linh hoạt, có khả năng quan sát và phân tích vấn đề một cách nhạy bén.

Tham khảo thêm:   Tính nhanh toán lớp 2 7 cộng với một số cực đơn giản khi biết mẹo này!

Nhận biết và đếm

Tổng quát: Bài toán sẽ yêu cầu trẻ cần cắt hình cho trước thành nhiều hình bé rồi ghép lại thành hình khác theo đề bài.

Bài tập vận dụng: Cho tấm bìa bên gồm 14 hình vuông. Hỏi có thể cắt thành 7 tấm bìa nhỏ hình chữ nhật mà mỗi tấm bìa nhỏ gồm 2 ô vuông được không?

Hướng dẫn giải:

Tô màu 6 ô vuông như hình vẽ dưới đây. Từ đó nhận thấy cứ mỗi hình chữ nhật gồm 2 ô vuông được cắt ra thì có 1 ô màu trắng và 1 ô màu. Như vậy nếu cắt tấm bìa đã cho thành 7 tấm bìa nhỏ mà mỗi tấm bìa có 2 ô vuông thì sẽ có 7 ô màu trắng và 7 ô màu. Cho nên điều này sẽ không thể xảy ra vì chỉ có 6 ô màu.

Có tính toán

Tổng quát: Ở dạng bài toán này trẻ cần phải ghi nhớ chính xác các công thức tính chu vi và diện tích đã được học. Sau đó vận dụng khéo léo các công thức này để lập ra các phép tính, từ đó tính toán để ra đáp án mà đề bài yêu cầu.

Bài tập vận dụng: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Sân được mở rộng về hai phía, 1 phía chiều dài và 1 phía chiều rộng mỗi chiều 2m. Sân mới cũng là hình chữ nhật có diện tích hơn sân cũ là 84m2. Tính diện tích sân cũ?

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài ta có hình sau:

Qua hình vẽ ta thấy diện tích tăng thêm là diện tích hình chữ nhật có chiều rộng 2m và chiều dài bằng tổng chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu cộng thêm 2m.

Tổng chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu là: 84 : 2 – 2 = 40 (m)

Chiều rộng sân vận động ban đầu là: 40 : (3 + 1) = 10 (m)

Chiều dài sân vận động ban đầu là: 10 × 3 = 30(m)

Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm giúp bé học tốt toán lớp 1 hình vuông hình tròn

Diện tích sân vận động là: 10 × 30 = 300(m2)

Suy ra đáp số sẽ là 300(m2)

Các mẹo dạy con học toán hình tại nhà hiệu quả

Không phải tự dưng đứa trẻ nào cũng có thể dễ dàng tiếp thu được các kiến thức khó, nhất là môn toán quá khô khan và đầy rẫy những con số. Vậy thì phải làm sao để dạy trẻ học toán hình lớp 4 tại nhà, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Chia nhỏ lượng kiến thức cần thu nạp

Không chỉ ở toán học, mà ở bất kỳ một môn học nào khác, việc học dồn chỉ khiến cho não bộ của trẻ bị quá tải. Ngoài ra, việc học quá nhiều kiến thức cùng một lúc, còn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, học trước quên sau,… Cho nên đây là một cách học kém hiệu quả nhất.

Thay vào đó, hãy chia nhỏ lượng kiến thức cần học theo ngày, theo tuần, thậm chí là theo tháng. Để trẻ dễ dàng hơn trong việc làm quen, ghi nhớ và ứng dụng các lý thuyết đó vào trong các bài tập thực tế. Chỉ với một mẹo đơn giản này đã giúp trẻ học hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Dạy con học toán tại nhà hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lặp lại một dạng bài cho đến khi quen thuộc

Để có thể ghi nhớ một lượng kiến thức mới nào đó thì não bộ của trẻ cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn dạy trẻ và cho trẻ luyện tập một dạng bài toán cho đến khi cảm thấy quen thuộc.

Đây chính là nền tảng để trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức toán học mới sau này. Vì trong chương trình GDPT mới, các lý thuyết hay định nghĩa từ các cấp học đều có sự liên kết với nhau, không nhiều thì ít. Thế nên, việc rèn luyện cho trẻ hiểu và nhớ lâu một dạng toán nào đó, sẽ có lợi hơn trên hành trình học tập sau này của trẻ.

Hy vọng với những chia sẻ về các mẹo dạy con học toán hình lớp 4 trên đây, sẽ phần nào giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục “Ba mẹ cần biết” của Wikihoc để nhận thêm nhiều lời khuyên bổ ích nhất nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *