Số la mã lớp 3 bao gồm từ một đến nhiều ký tự phức tạp dễ khiến các em bị rối và lúng túng khi làm bài. Nhưng bạn đừng lo lắng vì Wikihoc sẽ giúp các ba mẹ giải quyết tình trạng của số đông học sinh lớp 3 bằng các bí quyết dạy học và bài tập áp dụng cho dạng ký tự đặc biệt này ngay bài viết này nhé.

Khái niệm và những điều bạn cần biết về chữ số la mã

Dường như chữ số la mã đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, ở các cấp bậc Tiểu học các em sẽ được học kĩ và biết cách nhận diện và đọc được số la mã. Vậy liệu bạn có tò mò nguồn gốc và ứng dụng thực tế của số la mã trong đời sống? Và sự thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới đây nhé.

Tham khảo thêm:   3 cuốn toán lớp 2 sách giáo khoa bố mẹ nên đầu tư cho bé để nâng cao kiến thức toán học

Sự ra đời đầy thú vị của chữ số la mã

Theo nguồn gốc, chữ số la mã xuất hiện ở thời Roma cổ đại, được dựa theo chữ số Etruria. Trong hệ thống Etruria, các con số sẽ biểu thị bằng sự kết hợp giữa chữ cái trong bảng chữ Latinh và ký hiệu. Chữ số la mã được sử dụng rộng rãi từ thời cổ đại đến Trung cổ và hiện nay vẫn đang tồn tại và phát triển.

Chữ ra đời đầy thú vị của chữ số la mã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực chất, lịch sử xuất hiện của chữ la mã bắt đầu từ thế kỷ 8 và 9 trước công nguyên. Nó được xem là sự ra đời cùng lúc với quá trình thành lập La Mã cổ đại xung quanh Đồi Palantine. Và thực tế cho đến ngày nay, hầu hết các bé sẽ học số la mã lớp 3 tại các trường học chính quy ở Việt Nam.

Ứng dụng của chữ số la mã hiện nay

Vai trò của số la mã hiện nay vô cùng quan trọng, vì thế kiến thức về chúng luôn được dạy bé càng sớm càng tốt. Chúng ta dễ dàng bắt gặp số la mã ở những vật dụng trong nhà như đồng hồ, trên quyển sách hay một số hoạt động khác như: Ngày ra mắt phim, thế vận hội Olympic hoặc số thứ tự của những nhà chính trị tiếp nối nhau,…

Một số quy tắc cần lưu ý khi cho trẻ học số la mã lớp 3

Vì hàng ngày con sẽ tiếp xúc với bảng chữ số thường là 1, 2, 3, 4 nhiều hơn nên hệ thống chữ số la mã là kiến thức khá mới mẻ đối với bé. Vì vậy, để bé tập làm quen ba mẹ có thể áp dụng các quy tắc sau giúp con có nền tảng cơ bản trước:

Tham khảo thêm:   Bật mí cách đọc, viết và làm bài tập cùng số 1999 la mã chính xác

Các kí tự cơ bản trong số la mã

Đầu tiên, bé sẽ được học chữ số la mã lớp 3 gồm có 7 ký tự cơ bản:

  • Ký tự I: thể hiện giá trị 1 đơn vị

  • Ký tự V: thể hiện cho 5 đơn vị

  • Ký tự X: thể hiện cho 10 đơn vị

  • Ký tự L: thể hiện cho số 50

  • Ký tự C: thể hiện cho số 100

  • Ký tự D: thể hiện cho số 500

  • Ký tự M: thể hiện cho số 1000

Với các chữ cái đại diện cho từng con số sẽ hơi lạ với bé, vì thế ba mẹ hãy từ tốn hướng dẫn con nhận biết và nhớ một cách hiệu quả chính là luyện tập cho bé viết thường xuyên bằng số la mã lớp 3.

Các ký tự cơ bản trong số la mã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc bạn cần biết cho số lần lặp của các ký tự

Theo quy định, thông thường các chữ số I, X, C, M không được phép lặp lại quá 3 lần trên cùng một phép tính, chẳng hạn: I = 1, II = 2, III = 3. Ngoài ra, các chữ số V, L, D chỉ nên xuất hiện một lần duy nhất. Đối với chữ số cơ bản thì được lặp lại 2 hoặc 3 lần nhằm biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.

Quy tắc về vị trí đứng của các ký tự trong hệ số la mã

Ở đây, số la mã không như hệ thống chữ số cơ bản của Việt Nam, vì thế bé phải cần nắm rõ vị trí đứng của ký tự để tránh sai sót trong quá trình làm bài. Theo nguyên tắc, I chỉ được đứng trước V hoặc X, X thì chỉ đứng trước L hoặc C và C chỉ đứng trước chữ D hoặc M.

Tham khảo thêm:   5 bước dạy toán tư duy lớp 1 cho con đơn giản và dễ hiểu nhất

Quy tắc về vị trí đứng của các ký tự trong hệ số la mã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy ước chung cho các số có giá trị hơn 4000

Đối với số lớn (từ 4000 trở lên) thì một dấu gạch ngang đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân lên cho 1000. Tuy nhiên, những số lớn thường không có dạng thống nhất nên mặc dù hai gạch trên hay một gạch dưới còn biểu thị cho phép nhân lên 1.000.000. Ví dụ: X gạch dưới có nghĩa là mười triệu.

Một số dạng toán vận dụng từ cơ bản đến nâng cao bằng số la mã lớp 3

Sau khi bé đã nắm được các phần lý thuyết cơ bản thì ba mẹ có thể áp dụng ngay vào bài tập để giúp con dễ hình dung hơn nhé. Wikihoc đã liệt kê một số dạng gần gũi từ cơ bản đến nâng cao ngay dưới đây dành cho bé:

Đối với dạng toán từ hệ số này đổi sang hệ số khác:

  • Số 22 được viết thành chữ số la mã là bao nhiêu? Đáp án: XXII

  • Số la mã XV được đọc là bao nhiêu? Đáp án: 15

Đối với dạng toán tự luận nâng cao:

  • Hãy viết các số lẻ bắt đầu từ 2 đến số 10 bằng chữ số la mã? Đáp án: III, V, VII, IX

  • Hãy thực hiện phép tính sau đây: X – IV; XX – IX;  XIX + IX

Hướng dẫn giải:

X – IV = VI ( Lý do: X là 10, IV là 4 mà 10 – 4 = 6, 6 là IV)

XX – IX = XI ( Lý do: XX là 20, IX là 9 mà 20 – 9 = 11, 11 là XI )

XX + IV = XXIV ( Lý do: XX là 20, IV là 4 mà 20 + 4 = 24, 24 là XXIV)

  • Theo đề bài cho số la mã là IX. Em hãy điền một chữ vào để có một số mới có giá trị ngược lại giá trị số la mã đã cho.

Hướng dẫn giải: 

Ta có: IX = 9, quay ngược số 9 ta được số 6. Vậy IX = 6

Điền một chữ vào để có giá trị ngược lại với giá trị số la mã đã cho, ta điền S vào được SIX = 6 trong tiếng Anh.

Một số dạng toán vận dụng từ cơ bản đến nâng cao bằng số la mã lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết đã tổng hợp một số quy tắc và bài tập đa dạng của kiến thức số la mã lớp 3. Mong rằng qua bài viết ba mẹ đã có thể giúp bé hiểu và làm bài tốt về ký tự độc đáo này nhé. Chúc bạn thành công!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *