Hình tứ giác là một trong những loại toán cơ bản mà các bé ở độ tuổi lớp 2 cần nắm. Toán lớp 2 hình tứ giác có khá nhiều dạng toán khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về lý thuyết cũng như các dạng toán thường gặp của dạng toán này thông qua bài viết sau nhé!

Tổng quan các kiến thức về toán lớp 2 hình tứ giác

Để tìm hiểu sâu về hình tứ giác trong chương trình toán lớp 2, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về tổng quan các lý thuyết như là khái niệm hình tứ giác, các tính chất của hình tứ giác.

Hình tứ giác là hình như thế nào?

Hình tứ giác là một đa giác gồm có 4 cạnh và 4 đỉnh nối liền với nhau. Có nhiều loại tứ giác khác nhau như là tứ giác đơn và tứ giác kép. Trong tứ giác đơn lại chia ra thành tứ giác lồi và tứ giác lõm.  Tuy nhiên, dù là loại tứ giác nào thì tổng 4 góc của 1 hình tứ giác vẫn bằng 360 độ. Đây là đặc điểm đặc trưng để nhận biết một hình thuộc hình tứ giác.

Lý thuyết và bài tập toán lớp 2 hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các tính chất của hình tứ giác

Tứ giác bao gồm 2 tính chất cơ bản đó là tính chất hình chéo và tính chất góc của hình tứ giác.

  • Tính chất hình chéo: Nó được phát biểu là hai đường chéo của tứ giác lồi sẽ cắt nhau tại một điểm thuộc miền trong của hình tứ giác đó. Phát biểu ngược lại vẫn đúng đó là một tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại miền trong của nó thì đó là tứ giác lồi.

  • Tính chất góc của hình tứ giác: Tổng 4 góc của hình tứ giác luôn là 360 độ dù cho đó là tứ giác lồi, lõm, đơn hay kép.

Các dạng tứ giác thường gặp

Trong toán học, có rất nhiều dạng tứ giác khác nhau. Tuy nhiên có 4 dạng tứ giác thường gặp nhất mà ba mẹ, thầy cô cần giới thiệu cho các bé ở độ tuổi lớp 2 đó là tứ giác đơn, tứ giác lồi, tứ giác lõm, tứ giác không đều. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 4 loại tứ giác này nhé!

Tham khảo thêm:   Toán lớp 2 lít: Định nghĩa, các dạng bài tập và bí quyết học hiệu quả

Tứ giác đơn

Hình tứ giác đơn. (Ảnh:Sưu tầm Internet)

Tứ giác đơn là những loại tứ giác có đặc điểm là không có bất cứ cạnh nào cắt nhau.

Tứ giác lồi

Tứ giác lồi là những loại tứ giác mà có tất cả các góc trong của nó đều nhỏ hơn 180 độ. Hai đường chéo của tứ giác cắt nhau tại điểm nằm bên trong tứ giác. Xét dưới góc độ mặt phẳng hình học, tứ giác lồi là tứ giác nằm gọn về một phía so với mặt phẳng có bờ chứa 1 cạnh của tứ giác.

Các loại hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tứ giác lõm

Đây là loại tứ giác mà có chứa 1 góc trong lớn hơn 180 độ. Một trong hai đường chéo của loại tứ giác này nằm bên ngoài tứ giác

Hình tứ giác lõm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tứ giác không đều

Tứ giác không đều là loại tứ giác không có cặp cạnh nào song song với nhau. Đây là loại tứ giác đại diện cho loại tứ giác lồi nhưng không có đặc điểm nào đặc biệt như là song song, vuông góc,…

Loại tứ giác không đều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dạng hình tứ giác đặc biệt

Bên cạnh 4 loại hình tứ giác phổ biến được kể trên thì toán học còn có những tên gọi khác cho các loại tứ giác có một số điểm đặc biệt. Cùng điểm qua một số hình tứ giác đặc biệt ngay sau đây.

Hình thang

Hình thang ABCD. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình thang là một loại hình tứ giác có ít nhất 2 cạnh đối song song với nhau. Trong hình thang còn có hình thang cân với tính chất đặc biệt hơn về góc và đường chéo. Đó là hình mà có 2 góc kề cạnh đáy bằng nhau hoặc có 2 đường chéo với độ dài bằng nhau.

Hình bình hành

Hình bình hành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình bình hành là loại hình tứ giác mà có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Đây là trường hợp đặc biệt của hình thang với 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Hình thoi

Hình thoi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình thoi là hình tứ giác với 4 cạnh bằng nhau. Đây là một dạng đặc biệt của hình bình hành với 2 đường chéo cắt nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường.

Hình chữ nhật là gì lớp 2?

Hình chữ nhậthình tứ giác đặc biệt với 4 góc vuông và có 2 đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Hình chữ nhật ABCD. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình vuông

Hình vuông là một hình tứ giác đặc biệt với không chỉ hội tụ yếu tố song song và bằng nhau mà còn có 4 góc vuông. Hình vuông là sự kết hợp của hình thoi và hình chữ nhật. Một tứ giác là hình vuông khi và chỉ khi đó vừa là một hình thoi và vừa là một hình chữ nhật.

Tham khảo thêm:   Cùng bé toán lớp 2 đặt tính rồi tính hiệu quả hơn với 6 bí quyết bất bại

Hình vuông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình tứ giác nội tiếp

Tứ giác nội tiếp là hình tứ giác có 4 điểm nằm trên một đường tròn với bán kính nhất định gọi là bán kính ngoại tiếp. Và đường tròn có 4 đỉnh của hình tứ giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp. Thông thường hình tứ giác nội tiếp thường là hình tứ giác lồi, nhưng cũng có thể tồn tại dạng tứ giác nội tiếp lõm.

Tứ giác nội tiếp đường tròn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dạng bài tập nhận biết và xác định hình tứ giác dành cho học sinh lớp 2

Trên đây là một số dạng tứ giác thường gặp khi các bé làm toán. Để dễ dàng hơn trong quá trình học và rèn luyện, cùng bé luyện tập một số dạng bài tập nhận biết và xác định hình tứ giác sau đây:

Dạng bài tập 1: Nhận biết hình tứ giác.

Phương pháp giải: Các em cần phải nắm rõ các đặc điểm nhận biết từng hình tứ giác để có thể xác định được loại hình chính xác.

Ví dụ: Trong các hình tứ giác cho dưới đây, đâu là hình tứ giác lồi?

Bài tập xác định hình tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải: 

Ở hình 1a đúng, bởi vì nếu đo góc thì các góc ở hình 1a luôn nhỏ hơn 180 độ. Bằng một mẹo nhỏ đó là nếu ta lấy 1 cạnh làm bờ của mặt phẳng thì tất cả các cạnh còn lại đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Từ đó ta có thể khẳng định hình 1a là hình tứ giác lồi.

Hình 1b sai vì nó nằm trên 2 bờ của mặt phẳng nếu bờ là cạnh BC hoặc CD.

Hình 1c sai vì nó nằm trên 2 bờ của mặt phẳng nếu bờ đó là cạnh AD hoặc BC.

Xem thêm: Toán lớp 2 làm quen với hình phẳng và các dạng bài tập thường gặp

Dạng bài tập 2: Đếm số hình tứ giác trong 1 hình vẽ.

Phương pháp giải: Ta cũng sẽ vận dụng đặc điểm của từng loại hình tứ giác, để quan sát, nhận biết và đưa ra đáp án chính xác.

Ví dụ: Trong mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tứ giác?

Bài tập đếm số tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải:

Hình tứ giác là hình có 4 cạnh và 4 đỉnh. Vì thế:

Ở hình a có 2 hình tứ giác.

Ở hình b có 3 hình tứ giác.

Ở hình c có 3 hình tứ giác.

Dạng bài tập 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được số hình tứ giác nhất định

Phương pháp giải: Dựa vào hình đã cho sẵn, kết hợp cùng với đặc điểm của hình tứ giác để tiến hành chấm thêm một điểm bên ngoài rồi tiến hành vẽ thêm đoạn thẳng nối những điểm đó lại với nhau để tạo thành hình tứ giác hoàn chỉnh.

Ví dụ: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng trong hình đã cho để được 3 hình tứ giác.

Cho hình tứ giác gốc MNPQ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải:

Để tạo thành 3 hình tứ giác như yêu cầu đề bài, cần vẽ như sau:

 Kẻ thêm 1 đường thẳng để được 3 tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bộ đề thi học sinh giỏi toán lớp 2 cấp huyện các năm gần nhất

Như vậy 3 hình tứ giác tạo thành lần lượt là MQLK; LKPN; MNPQ.

Bí quyết học hình tứ giác lớp 2 đơn giản, hiệu quả

Đối với kiến thức toán lớp 2 hình học, nhất là hình tứ giác bé chủ yếu là nhận biết hình, đếm hình chưa phải học nhiều kiến thức khó. Tuy nhiên, đây cũng chính là nền tảng quan trọng để giúp bé học kiến thức hình tứ giác nâng cao hơn ở lớp lớn. Chính vì vậy, để giúp con học tốt kiến thức này, bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau:

  • Đảm bảo bé nắm chắc kiến thức cơ bản: Để hiểu và giải được bài tập, bố mẹ nên giúp con nắm chắc kiến thức này như tứ giác là hình như thế nào, các loại hình tứ giác, các dạng bài tập,…thông qua việc phân tích, hướng dẫn, lấy ví dụ chi tiết để con có thể hiểu chúng hơn.
  • Học định nghĩa tứ giác thông qua thực tế: Hình tứ giác là một hình khá phổ biến trong thực tế như cái bảng, quyển vở, kệ tủ,… nên bố mẹ có thể lấy những ví dụ này để bé dễ hình dung và hiểu rõ hơn về thế nào là hình tứ giác.
  • Tổ chức các trò chơi liên quan: Phương pháp học toán thông qua trò chơi được đánh giá cực kỳ hiệu quả, giúp kích thích tư duy của trẻ. Chính vì vậy bố mẹ có thể tổ chức các trò chơi tìm kiếm hình tứ giác trong ngôi nhà để bé tham gia, ai tìm được nhiều hình đồ vật hơn sẽ chiến thắng,… Hoặc bố mẹ có thể đầu tư các bộ đồ chơi hình học để con trải nghiệm cũng rất hiệu quả. Đừng quên có thêm các phần thưởng để tạo động lực hơn cho trẻ nhé.
  • Cùng bé thực hành, luyện tập thường xuyên: Bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra bài tập của trẻ, cũng như yêu cầu trẻ làm bài tập trên lớp đầy đủ, cùng với việc tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hình tứ giác lớp 2 nâng cao hơn để giúp tăng khả năng học tập của trẻ sau khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản.
  • Học toán hình theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math: Đây là một ứng dụng dạy toán tư duy online dành cho đối tượng mầm non, tiểu học chất lượng hiện nay. Ứng dụng áp dụng phương pháp học thông qua video, hình ảnh ngộ ngĩnh, cùng hàng ngàn trò chơi tương tác bám sát hơn 60 chủ đề toán học, trong đó bao gồm cả hình học. Để qua đó giúp trẻ được tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, thúc đẩy phát triển năng lực toán học, kích thích tư duy sáng tạo và đam mê môn toán hơn. Dưới đây là video giới thiệu chi tiết về Wikihoc Math để bố mẹ tham khảo thêm nhé:

Một số bài tập toán lớp 2 hình tứ giác để bé cùng luyện tập

Sau khi đã nắm được kiến thức khái niệm hình tứ giác, hình tứ giác là hình gì? Có các loại hình tứ giác nào? thì dưới đây là một số bài tập để bé cùng luyện tập nhé:

(Nguồn: Tổng hợp)

Trên đây là lý thuyết và một số bài tập về dạng toán lớp 2 hình tứ giác thường gặp. Để hiểu và nhớ lâu dạng toán này, ba mẹ cần cho bé rèn luyện các bài tập thường xuyên. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích về hình tứ giác giúp ba mẹ, thầy cô có thể dạy cho các bé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *