Bài viết sau đây của Wikihoc sẽ hướng dẫn cha mẹ một số cách làm đồ chơi toán học cực kỳ đơn giản ngay tại nhà. Giúp bé có một nền tảng kiến thức vững chắc để học toán tốt hơn. Hãy cùng Wikihoc theo dõi những thông tin bên dưới đây nhé

Học toán bằng đồ chơi ngay tại nhà có những ưu điểm và lợi thế nào?

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu một số cách làm đồ chơi toán học tại nhà. Cha mẹ cần biết được những ưu điểm và lợi thế tuyệt vời của việc cho trẻ học toán bằng đồ chơi. Điển hình như:

  • Tiết kiệm chi phí: Đây là ưu điểm đầu tiên có thể dễ nhận thấy nhất. Với những dụng cụ đơn giản và dễ kiếm tại nhà. Cha mẹ có thể làm thành các trò chơi giúp bé tập đếm số thứ tự, nhận biết con vật, đồ vật.

  • Giúp trẻ thư giãn: Vừa học vừa chơi không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn mà nó còn giúp bé được thư giãn. Đây là một phương thức dạy học tích cực được nhiều người yêu thích lựa chọn.

  • Cung cấp các kiến thức toán học mới cho trẻ: Việc cho trẻ làm quen dần với những đồ chơi toán học tự làm tại nhà. Sẽ giúp trẻ không bị bỡ ngỡ với những con số và phép tính khi học. Đây là yếu tố tiền đề bước đầu tạo điều kiện để bé học tốt hơn.

  • Kích thích các giác quan và não bộ của trẻ: Trong những năm đầu đời khi được học. Trẻ em sẽ nhớ rất lâu những kiến thức từng được tiếp cận. Việc học toán bằng đồ chơi sẽ giúp bé phát triển tối đa não bộ và kích thích giác quan.

  • Phát triển tư duy: Cha mẹ nên cân nhắc việc cho trẻ học toán từ sớm. Bởi đây sẽ là giai đoạn vàng để não bộ của các bé tiếp nhận kiến thức. Từ đó sẽ giúp hình thành tư duy phản xạ. Thông qua các trò chơi trẻ có thể nhận biết được màu sắc, con số, hình dạng…

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn học và giải bài tập toán lớp 4 tìm x trong ngoặc chi tiết nhất

Những trò chơi toán học sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số đồ chơi toán học có thể tự làm ngay tại nhà

Các bộ đồ chơi toán học có hình thù ngộ nghĩnh và đáng yêu sẽ luôn thu hút được trẻ nhỏ. Dưới đây là một số đồ chơi toán học mà cha mẹ có thể tự tay làm tại nhà:

Đồ chơi “Tìm hình và số từ những mảnh ghép”

Để thực hiện trò chơi này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như: Một tấm bìa cứng, bút dạ, bút màu và kéo. Trước tiên hãy vẽ những con số từ 1 đến 10 bằng bút chì. Sau đó kẻ đường viền cho con số bằng bút dạ. Ngoài ra có thể vẽ thêm những ô vuông, chấm tròn, hình tam giác có số lượng ứng với con số.

Tô màu cho các hình rồi dùng kéo cắt tấm bìa để 2 bên tách rời. Xáo trộn những hình vừa cắt để bé tự chọn một số. Hãy yêu cầu bé tìm được số hình tam giác, ô vuông tương ứng với số đó.

Cha mẹ có thể tự tay làm đồ chơi cho trẻ ngay tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chơi học toán tìm kiếm miếng Pizza

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: Compa, kéo, bút chì, thước kẻ, bút dạ màu đen, bút màu, 2 tấm bìa cát tông. Để làm được trò chơi này bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Dùng compa vẽ 2 hình tròn với đường kính bằng nhau trên 2 tấm bìa.

  • Bước 2: Trên một tấm bìa bạn dùng thước kẻ chia hình tròn thành 8 phần bằng nhau. Sau đó đánh số từ 1 đến 8.

  • Bước 3: Tô các màu khác nhau vào những con số trong hình.

  • Bước 4: Đối với hình tròn còn lại bạn cũng chia thành 8 phần bằng nhau nhưng không đánh số và hãy vẽ các hình tam giác, hình vuông.

  • Bước 5: Tô màu vào các hình đó.

  • Bước 6: Dùng kéo cắt những hình vuông, hình tam giác vừa được tô màu.

  • Bước 7: Dạy bé chơi bằng cách tìm các miếng Pizza có hình tương ứng với con số được đánh trước đó.

Tham khảo thêm:   11+ Mẹo toán học hay giúp ghi nhớ và thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng

Trò chơi tìm kiếm miếng Pizza. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chơi ghép số với hình tương ứng

Nguyên liệu cần có để làm đồ chơi này đó là bìa cát tông, bút chì, dao rọc giấy, thước kẻ và các loại bút màu. Các bước thực hiện trò chơi:

  • Bước 1: Cắt bìa cát tông thành các hình vuông, chia làm 4 phần.

  • Bước 2: Vẽ số lên một hình vuông và những hình còn lại vẽ các con vật với số lượng tương ứng.

  • Bước 3: Tiến hành cắt bìa cát tông theo hình đã vẽ là xong. Bạn hãy yêu cầu bé ghép các số với những hình con vật.

Khi chơi các bé sẽ được phát triển tư duy và khả năng phản xạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chơi học toán hay “Đặt que kem vào cốc”

Nguyên vật liệu để có một bộ đồ chơi toán học tự làm gồm có:

  • Cốc giấy dùng một lần

  • Màu nước

  • Bút chì

  • Bút dạ màu đen

  • Bút dạ màu

  • Que kem bằng gỗ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bút chì ghi các số từ 1 – 10 vào cốc giấy.

  • Bước 2: Sử dụng bút dạ đen vẽ viền của cốc và tô màu các con số trên đó.

  • Bước 3: Dùng màu nước tô màu lần lượt lên các que kem gỗ. Trò chơi này cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đặt các que kem vào những cốc tương ứng với con số trên đó.

Xem thêm: Các phần mềm học toán lớp 1 miễn phí uy tín nhất trên thị trường hiện nay có thể áp dụng tại nhà

Trò chơi đặt que kem vào cốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chơi dễ làm “Chia bánh vào hộp”

Nguyên vật liệu bao gồm:

  • Giấy lót bánh cupcake

  • Bút chì

  • Đất nặn

  • Một cái gắp kim loại

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm học toán geogebra dễ hiểu nhất

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên hãy dùng bút chì đánh số lên những ly bánh từ 1 đến 10.

  • Bước 2: Cắt đất nặn thành nhiều mảnh nhỏ sau đói nặn chúng thành hình những chiếc bánh với nhiều màu sắc khác nhau.

  • Bước 3: Yêu cầu trẻ hãy chia những bánh vừa nặn với số lượng bằng số được đánh trên giấy lót.

Một số tiêu chí quan trọng khi làm đồ chơi toán học cho trẻ

Việc làm đồ chơi toán học cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích để bé học tốt hơn. Do đó khi làm cha mẹ cần lưu ý một số tiêu chí quan trọng sau đây:

  • Tính an toàn: Trẻ em là lứa tuổi luôn thích khám phá sự mới mẻ xung quanh mình. Bởi vậy khi làm đồ chơi cho bé bạn cần đảm bảo được tính an toàn, độ bền. Những món đồ tự làm đều không được gây nguy hiểm cho bé và ít bị biến dạng.

  • Tính thẩm mỹ: Các bé luôn bị thu hút bởi những món đồ chơi có màu sắc nổi bật, đẹp mắt. Tính thẩm mỹ cũng là tiêu chí rất quan trọng mà cha mẹ cần đảm bảo khi làm.

  • Tính giáo dục cao: Đây là mục tiêu chính của các trò chơi toán học. Các đề tài cuộc sống, cây cối, phương tiện, đồ dùng trong nhà được lồng ghép vào. Giúp trẻ hình thành tư duy nhận thức và giáo dục cho trẻ về những điều mới được làm quen.

Trên đây là cách làm đồ chơi toán học vô cùng đơn giản mà cha mẹ có thể tự tay làm tại nhà. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ được thư giãn mà còn là tiền đề để học tập tốt hơn. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hãy thường xuyên ghé thăm Wikihoc nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *