Học bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 với các bé lớp 2 tưởng chừng đơn giản, nhưng nhiều trẻ vẫn làm sai bài tập. Chính vì vậy, để bé có thể học kiến thức này dễ dàng, hiệu quả hơn thì những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ rất hữu ích mà bố mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé yêu của mình.

Mục Lục Bài Viết

Những khó khăn khi bé học phép cộng có nhớ trong phạm vi 20

học toán lớp 2 bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 có thể sẽ gặp phải một số khó khăn. Bởi phép cộng có nhớ thường khó hơn phép cộng thông thường. Các con thường bị quên phần có nhớ đi. Và những khó khăn mà bé chủ yếu có thể gặp phải là:

Những khó khăn của bé khi học phép cộng có nhớ phạm vi 20 (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Không phân biệt được thế nào là phép cộng có nhớ và thế nào là phép cộng không nhớ

Khó khăn đầu tiên mà các bé gặp phải đó chính là không biết phân biệt đâu là phép cộng có nhớ và đâu là phép cộng không nhớ.

Các con không nhận thức được điều này nên khi thực hiện phép cộng có nhớ thì các bé cứ thực hiện giống như khi làm phép cộng không nhớ. Và điều này khiến cho các bạn nhỏ trả lời kết quả bị sai.

Bé chưa nắm vững được những số đếm trong phạm vi 20

Vấn đề tiếp theo mà các bạn nhỏ thường gặp phải khi về bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 chính là các con không nắm vững kiến thức về số đếm.

Đây là kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng để các con có thể thực hiện được các phép tính. Nhưng vì bé chưa nắm vững được kiến thức về số đếm nên các con không biết con số này mang giá trị bao nhiêu và khi thực hiện phép cộng nó sẽ có kết quả như thế nào.

Các bài toán liên quan đến bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 quá nhiều

Đây cũng là một khó khăn khiến cho các bạn nhỏ không biết mình đang làm dạng toán gì và cách trình bày dạng toán đó ra sao. Chính vì điều này mà các con thường trả lời sai những yêu cầu của đề bài đưa ra.

Các dạng bài tập liên quan đến phép cộng có nhớ quá đa dạng (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bí quyết giúp bé học toán lớp 2 phép cộng có nhớ phạm vi 20 hiệu quả

Các bậc phụ huynh muốn giúp cho bé có thể học tốt Toán lớp 2 có nhớ trong phạm vi 20 thì nên có những bí quyết riêng. Trong đó bố mẹ có thể chia sẻ cho con một vài bí quyết như:

Tham khảo thêm:   Có nên cho trẻ học toán bàn tính Soroban hay không?

Bố mẹ có thể trang bị cho bé những công cụ hỗ trợ tính toán

Để có thể giúp cho con tính toán với bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 dễ dàng nhất thì bố mẹ nên trang bị cho con những bộ que tính. Que tính sẽ giúp cho bé có thể kiểm tra kết quả mà mình vừa thực hiện liệu có đúng hay không.

Ngoài ra thì các bậc phụ huynh cũng có thể mua cho bé những chiếc máy tính cầm tay đơn giản để các bạn nhỏ kiểm tra lại kết quả mà mình vừa mới thực.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên để cho bé quá lạm dụng vào máy tính mà quên mất cách thực hiện các phép cộng có nhớ như thế nào.

Bố mẹ cùng với con nắm vững kiến thức về các dạng toán

Khi các bạn nhỏ học Toán lớp 2, về phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, bố mẹ cần học cùng con. Bởi khi các bậc phụ huynh học cùng với bé thì bố mẹ sẽ biết được con gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học tập.

Các bậc phụ huynh học cùng với bé sẽ giúp cho các bé cảm thấy tự tin hơn trong quá trình học tập. Nếu như các con gặp phải bất cứ vấn đề gì thắc mắc thì bé đều có thể hỏi bố mẹ ngay trực tiếp.

Bố mẹ cùng với con làm bài tập thường xuyên

Bí quyết tiếp theo để giúp cho các con có thể học bảng cộng có nhớ chồng phạm vi 20 đó chính là bố mẹ cùng với con làm bài tập thường xuyên. Khi các phụ huynh cùng với bé làm bài tập thì bố mẹ sẽ biết được các con gặp phải những khó khăn gì khi những kiến thức lý thuyết vào thực hành.

Bố mẹ cho con làm bài tập thường xuyên (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Điều đặc biệt là việc cho các con làm bài tập thường xuyên sẽ giúp cho bé có thể ghi nhớ được kiến thức cơ bản một cách chắc chắn nhất. Bởi nếu như các bé không thực hành thì các con sẽ rất dễ quên những gì đã được học.

Cho con học toán với phép cộng có nhớ qua trò chơi

Việc cho bé thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 thông qua trò chơi sẽ giúp cho bé tiếp thu được kiến thức dễ dàng hơn.

Bởi khi tham gia vào những trò chơi, các con sẽ cảm thấy rất thoải mái. Bé vừa có thể tiếp thu được những kiến thức Toán học quan trọng, vừa có thể vui chơi giải trí với các trò chơi.

Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những trò chơi thông minh để kích thích thích tư duy của các bạn nhỏ phát triển. Chẳng hạn như bố mẹ sẽ cho con tham gia vào trò chơi với sự tham gia của những khối Lego hay những khối Domino,…

Cho con học những thủ thuật tính nhanh

Đối với chương trình kiến thức bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 thì các bạn nhỏ sẽ làm quen với rất nhiều dạng bài toán khác nhau. Trong những dạng bài tập này sẽ có dạng bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

Vì thế mà các bậc phụ huynh phải cho con học những thủ thuật tính nhanh thì các bé mới có thể không mất thời gian cho những phép tính này.

Thông thường thì phép cộng có nhớ mạng yêu cầu tính nhanh thường sẽ là những phép cộng với các số hạng có tổng tròn chục hoặc tròn trăm. Các bậc phụ huynh cần nhắc nhở bé để các con có thể thực hiện phép tính dễ dàng.

5 dạng toán lớp 2 khi học phép cộng có nhớ phạm vi 20

Khi các con học toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 thì bố mẹ cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về những dạng toán mà bé sẽ được học. Trên cơ sở đó có một phụ huynh sẽ tìm ra cho con những phương pháp học thực sự phù hợp:

Dạng 1: Tính nhẩm

Dạng toán tính nhẩm lớp 2 là dạng toán rất quen thuộc mà hầu hết các bạn nhỏ đều gặp trong bất cứ bài kiểm tra nào. Đối với phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 thì việc tính nhiệm vô cùng đơn giản.

Bé tính nhẩm trong phạm vi 20 (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Các con chỉ cần ghi nhớ những cặp số kết hợp với nhau để tạo thành số tròn chục là đã có thể làm được bài toán này. Ví dụ 13 + 7 = 20.

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

Dạng bài tập thứ hai sẽ là dạng bài tập liên quan đến việc đặt tính rồi tính. Ở dạng bài tập này các con sẽ trình bày việc đặt tính của mình rồi ghi kết quả vào phía dưới phần đặt tính. Ví dụ: 3 + 9

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 40+ bài toán lớp 1 đếm hình và kinh nghiệm chinh phục bài tập hiệu quả

Dạng 3: Giải toán có lời giải

Toán lớp 2 có lời giải là dạng toán cũng rất cơ bản thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra. Với dạng toán có lời văn, các bạn nhỏ vẫn sẽ áp dụng theo các bước để làm bài tập giải toán có lời văn khác.

Các con chỉ cần ghi nhớ phép tính mà các con cần thực hiện trong dạng bài tập này là dạng phép tính có nhớ. Chính vì thế mà bé phải ghi nhớ để thực hiện phép tính cho đúng.

Dạng 4: So sánh

Dạng toán so sánh xuất hiện ở các bài kiểm tra liên quan đến bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 thường sẽ là dạng toán yêu cầu các bạn nhỏ so sánh hai vế với nhau trong đó xuất hiện các phép cộng có nhớ. Các con sẽ phải thực hiện phép tính ở từng vế ra nháp để làm cơ sở điền dấu lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng.

Toán so sánh (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: 6 + 7 … 5 + 9

Dạng 5: Tìm x toán lớp 2

Một trong những dạng toán rất cơ bản nữa mà các bé thường gặp trong các bài kiểm tra chính là dạng toán tìm x. Dạng toán này vẫn là dạng toán tìm x giống như thông thường nhưng khi các con thực hiện phép tính thì các con phải nhớ rằng mình thực hiện phép tính cộng có nhớ.

Để dạy bé học toán lớp 2 dạng này, nhỏ chỉ cần chuyển con số xuất hiện ở vế trái sang vế phải và thực hiện phép cộng là xong. Nhiệm của các con khi thực hiện phép cộng là phải lưu ý để thực hiện cho đúng về phép tính có nhớ.

Ví dụ: tìm x trong trường hợp x – 7 = 8

Bài tập liên quan bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 để bé tự luyện

Những bài tập liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 mà các bậc phụ huynh có thể cho con thực hành là:

Bài tập toán lớp 2 với phép cộng có nhớ (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 1

Tính nhẩm:

  1. 12 + 8

  2. 15 + 5

  3. 13 + 7

  4. 9 + 11

Bài tập 2

Đặt tính rồi tính:

  1. 5 + 8

  2. 6 + 9

  3. 12 + 8

  4. 13 + 7

Bài tập 3

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …:

  1. 5 + 9 … 7 + 6

  2. 8 + 5 … 12 + 7

  3. 6 + 7 … 5 + 9

  4. 4 + 8 … 13 + 9

Bài tập 4

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 5 = 7

  2. x – 9 = 8

  3. x – 5 = 9

  4. x – 6 = 8

Bài tập 5

Hoa có 8 cái kẹo. Nhi có nhiều hơn Hoa 8 cái kẹo. Hỏi Nhi có bao nhiêu cái kẹo?

Bài tập 6

Tính nhẩm:

  1. 16 + 4

  2. 5 + 15

  3. 8 + 12

  4. 6 + 14

Bài tập 7

Đặt tính rồi tính:

  1. 6 + 8

  2. 8 + 7

  3. 9 + 3

  4. 8 + 9

Bài tập 8

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …:

  1. 4 + 8 … 7 + 7

  2. 6 + 9 … 5 + 8

  3. 3 + 9 … 9 + 11

  4. 8 + 7 … 6 + 8

Bài tập 9

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 7 = 8

  2. x – 5 = 6

  3. x – 8 = 7

  4. x – 4 = 8

Bài tập 10

Yến có 7 cái nhãn vở. Trung có 8 cái nhãn vở. Hỏi cả 2 bạn có bao nhiêu cái nhãn vở?

Bài tập 11

Tính nhẩm:

  1. 7 + 13

  2. 6 + 14

  3. 4 + 16

  4. 8 + 12

Bài tập 12

Đặt tính rồi tính:

  1. 8 + 12

  2. 7 + 5

  3. 9 + 6

  4. 6 + 8

Bài tập 13

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …:

  1. 6 + 5 … 8 + 9

  2. 7 + 9 …6 + 5

  3. 8 + 4 … 3 + 9

  4. 4 + 8 … 12

Bài tập 14

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 7 = 9

  2. x – 6 = 8

  3. x – 5 = 9

  4. x – 6 = 8

Bài tập 15

My có 6 chú gấu bông. Mẹ mua thêm cho My 7 chú gấu bông. Hỏi My có tất cả bao nhiêu chú gấu bông?

Bài tập 16

Tính nhẩm:

  1. 5 + 5

  2. 6 + 4

  3. 3 + 7

  4. 14 + 6

Bài tập 17

Đặt tính rồi tính:

  1. 5 + 9

  2. 8 + 6

  3. 9 + 4

  4. 9 + 3

Bài tập 18

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …:

  1. 7 + 4 … 8

  2. 5 + 7 … 12

  3. 6 + 8 … 4 + 9

  4. 6 + 9 … 15

Bài tập 19

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 7 = 9

  2. x – 8 = 7

  3. x – 6 = 9

  4. x – 1 = 19

Bài tập 20

Trang có 8 chiếc váy. An có nhiều hơn Trang 7 chiếc váy. Hỏi An có bao nhiêu chiếc váy?

Bài tập 21

Tính nhẩm:

  1. 6 + 14

  2. 7 + 13

  3. 12 + 8

  4. 9 + 11

Bài tập 22

Đặt tính rồi tính:

  1. 5 + 8

  2. 8 + 9

  3. 6 + 9

  4. 8 + 7

Bài tập 23

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …:

  1. 4 + 8

  2. 9 + 4

  3. 8 + 7

  4. 9 + 6

Bài tập 24

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 3 = 9

  2. x – 8 = 7

  3. x – 9 = 3

  4. x – 2 = 9

Bài tập 25

Tùng có 7 quyển vở. Tùng được bà ngoại cho thêm 9 quyển vở. Hỏi Tùng có tất cả bao nhiêu quyển vở?

Bài tập 26

Tính nhẩm:

  1. 14 + 6

  2. 8 + 12

  3. 5 + 15

  4. 7 + 13

Bài tập 27

Đặt tính rồi tính:

  1. 7 + 9

  2. 5 + 9

  3. 6 + 8

  4. 6 + 5

Bài tập 28

Điền dấu <, > hoặc = vào chỗ …

  1. 5 + 8 … 9

  2. 6 + 7 … 9 + 5

  3. 5 + 7 … 6 + 9

  4. 6 + 8 … 4 + 8

Bài tập 29

Tìm x trong những trường hợp sau:

  1. x – 8 = 9

  2. x – 7 = 4

  3. x – 9 = 6

  4. x – 3 = 9

Bài tập 30

Mai Anh có 6 chiếc mũ. Mai Anh được chị gái cho thêm 8 chiếc mũ. Hỏi Mai Anh có tất cả bao nhiêu chiếc mũ?

Một số lưu ý khi bố mẹ dạy bé học toán phép cộng có nhớ phạm vi 100

Khi các con học toán lớp 2 chắc chắn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Chính vì thế mà bố mẹ cần phải lưu ý đến một vài vấn đề sau khi dạy bé học:

Tham khảo thêm:   Phần mềm học toán Vioedu - Ứng dụng luyện thi Violympic cho học sinh các cấp

Bé học toán lớp 2 phụ huynh cần lưu ý gì? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Không để con học một mình không có định hướng

Việc để cho các bé học một mình không có định hướng sẽ là một trong những điều vô cùng sai lầm. Phụ huynh đừng suy nghĩ rằng để cho trẻ tự học là một điều tốt.

Bởi việc cho các bạn nhỏ tự học trong không gian kiến thức vô cùng rộng lớn như vậy sẽ khiến cho các bé không biết mình nên học những gì và không nên học những gì.

Đôi khi các bé có thể học kiến thức quá dàn trải Không đúng trọng tâm hoặc các bạn nhỏ học kiến thức nhảy cóc nên không hiểu bài.

Vì thế ngoài sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo ở trên lớp thì các bậc phụ huynh cần phải đồng hành cùng với con trong mỗi giờ học ở nhà.

Sự đồng hành của bố mẹ ở đây không chỉ là một lời động viên, giúp cho tâm lý của các con thoải mái hơn mà đây còn là sự hỗ trợ kịp thời cho bé trong những trường hợp con gặp phải những khó khăn.

Tuy nhiên có một điều mà các bậc phụ huynh cần phải thực sự chú ý đó chính là khi dạy bé học thì cần phải thực sự nghiêm túc, không làm bài tập hộ con.

Phải kiểm tra sách vở của bé thường xuyên để nắm rõ được năng lực học tập của bé

Muốn biết được năng lực học tập của các con như thế nào để có thể đưa ra được những phương pháp học phù hợp thì bố mẹ cần phải kiểm tra sách vở của các bạn nhỏ thường xuyên.

Mỗi ngày sau khi con đi học về, bố mẹ nên dành thời gian từ 10 đến 15 phút kiểm tra tất cả vỏ của những môn học ngày hôm đó còn ở trên lớp.

Phụ huynh kiểm tra sách vở của mỗi ngày (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi kiểm tra bài vở của các bé thì bố mẹ sẽ biết được chương trình kiến thức ngày hôm nay con học là gì, cô giáo có giao cho con bài tập về nhà hay không cũng như ngày hôm nay con được cô giáo chấm điểm mấy ở trên lớp và được cô giáo phê như thế nào.

Phụ huynh cùng với giáo viên trao đổi

Không phải lúc nào con học kém thì bố mẹ và giáo viên mới gặp nhau mà các bậc phụ huynh nên thường xuyên tương tác với giáo viên hơn. Lý do là bởi khi các bậc phụ huynh thường xuyên tương tác với các thầy cô giáo thì sẽ biết được lực học của con như thế nào, tình hình học lực của bé trong thời gian gần đây có giảm sút hay không.

Điều đặc biệt nhất chính là các thầy cô sẽ gắn bó với con một khoảng thời gian rất dài trên lớp và về nhà thì các bậc phụ huynh cũng sẽ gắn bó với con trong suốt thời gian còn lại.

Do đó phụ huynh và giáo viên cần phải trao đổi với nhau để biết rõ được sở thích, thói quen và cách học thường ngày của bé.

Trên cơ sở đó, phụ huynh cũng như các thầy cô giáo sẽ tìm ra được một phương pháp dạy học phù hợp hơn để giúp cho các con tiếp thu được kiến thức hiệu quả hơn. Điều này cũng nhằm mục đích tránh sự không đồng nhất trong việc dạy học của các thầy cô giáo và các bạn học sinh.

Bố mẹ tuyệt đối không được tạo áp lực cho các con khi dạy bé học bài

Muốn con học tập hiệu quả thì việc chuẩn bị tâm lý cho cả các con và phụ huynh là điều rất cần thiết. Nếu như bé học tập trong một không gian không thoải mái, yếu tố tâm lý tác động thì các bạn nhỏ thường học sẽ không bao giờ hiệu quả.

Bố mẹ không nên tạo áp lực cho các con (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Do đó mà trong quá trình học tập, mẹ không nên tạo áp lực cho bé về điểm số 2 về việc các con tiếp thu kiến thức. Bởi vì mỗi bạn nhỏ sẽ có một trình độ tiếp thu kiến thức khác nhau nên các bậc phụ huynh không thể ép khối lượng kiến thức mà bạn nhỏ này tiếp thu được vào con của mình.

Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên có tư tưởng so sánh các bạn nhỏ với “con nhà người ta”. Điều này khiến cho các bạn nhỏ cảm thấy rất tự ti và áp lực trong quá trình học bài nên sẽ khiến cho các con không tập trung để tiếp thu kiến thức.

Bố mẹ hãy xây dựng cho con một lịch học tập và nghỉ ngơi khoa học

Việc xây dựng cho bé một lịch học tập và nghỉ ngơi khoa học là điều rất cần thiết. Bởi nếu như các bạn nhỏ chỉ có học mà không có thời gian nghỉ ngơi thì sẽ khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng, sức khỏe của bé sẽ rơi vào tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

Do đó mà bên cạnh thời gian các bạn nhỏ học tập thì bố mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí để thư giãn chẳng hạn như đi bơi, cho bé học đàn, chơi thể thao, cho con tham gia vào các hoạt động nghệ thuật,… Điều này sẽ giúp cho các bạn nhỏ có thêm được niềm phấn khởi với mỗi buổi học.

Đầu tư cho bé một chiếc máy tính

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay việc học online của các con đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vì thế mà việc đầu tư cho các bé một chiếc máy tính để giúp các con học tập hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

Bố mẹ nên đầu tư cho con những chiếc máy tính để bàn hoặc laptop có kết nối mạng để cho bé có thể tìm được thông tin tài liệu dễ dàng và tham gia vào một số cuộc thi giải Toán online. Tuy nhiên khi cho các bạn nhỏ học Toán trên mạng thì bố mẹ cũng cần phải lưu ý đến vấn đề mạng xã hội.

Bởi các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội hiện nay rất đa dạng nên có những thông tin sẽ không thực sự phù hợp với các bạn nhỏ. Chính vì thế mà bố mẹ cần phải quản lý con chặt chẽ hơn.

Với những thông tin tổng hợp trên đây về Toán lớp 2 bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20, bố mẹ đã biết nên tự những bí quyết nào để giúp con học toán hiệu quả hơn hay chưa? Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ mang đến nguồn kiến thức bổ ích các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ khi học toán.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *