Phương pháp Montessori được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để trẻ phát triển toàn diện, trong đó bao gồm cả toán học. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, cha mẹ cùng Wikihoc tìm hiểu về dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori ngay sau đây để có thực hiện chuẩn nhất.
Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ em được sáng lập bởi nhà giáo dục người Ý, tiến sĩ Maria Montessori. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến được áp dụng từ 0-6 tuổi dựa trên những bản năng về sự nhạy cảm của thời kỳ này đối với môi trường xung quanh.
Tiến trình của phương pháp này được xây dựng dựa trên những giác quan và cảm nhận của trẻ. Đặc biệt, đây là phương pháp đề cao tính riêng biệt của mỗi đứa trẻ, các em sẽ tự mình phát triển mà không hề bị gián đoạn. Trẻ có cơ hội được thỏa sức sáng tạo và khám phá thế giới riêng của mình theo cách các em muốn.
Thông qua những giáo cụ trực quan, các em sẽ dần dần hình thành tư duy logic, phát triển các giác quan và có thể tự mình tìm ra các giải quyết linh hoạt. Phương pháp này được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, giác quan, văn hóa, toán học và khoa học.
Tại sao nên áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ khi học toán?
Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori là cách giáo dục sớm và hiệu quả. Việc đào tạo trẻ theo mô hình này sẽ đem đến những lợi ích cho trẻ như sau:
Tạo hứng thú cho trẻ
Những phương pháp giáo dục truyền thống luôn áp đặt và buộc trẻ hoạt động và tư duy theo định hướng sẵn có. Chính vì thế, nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú với việc học và không thể ghi nhớ kiến thức lâu dài. Nhưng dựa trên triết lý Montessori, trẻ có thể tiếp cận được với môn Toán một cách tự nhiên và mới mẻ, mang đến hiệu quả cao hơn.
Phương pháp này Montessori sẽ thiết lập và kích hoạt để cho trẻ có trí tưởng tượng và đam mê. Từ đó kích hoạt niềm đam mê và mang đến sự thành công cho bé sau này.
Gắn kết với giáo dục từ sớm
Mô hình Montessori, không đơn thuần chỉ dạy trẻ học toán để hình thành sự liên kết giữa hình học, số học từ rất sớm. Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori không thực hiện theo một lịch trình cứng nhắc. Trẻ được trao quyền tự do, vui vẻ và quyết định xem bản thân con muốn làm gì và thực hiện trong bao lâu.
Mô hình này mọi thứ đều nương theo trẻ, phụ huynh và trẻ luôn hoạt động trong hứng thú, học và làm nhiều hơn. Việc của cha mẹ là quan sát, kiên nhẫn, tích cực và luôn khuyến khích cho sự cố gắng của trẻ. Phương pháp này luôn mang lại những kết quả ưu việt, làm kim chỉ nam cho con đường học tập sau này của trẻ.
Theo khả năng tiếp thu toán học
Những bài toán “khó nhằn”, những phép tính trừu tượng có thể gây khó khăn cho bé khi mới tiếp xúc. Cha mẹ nên biết rằng khả năng ở mỗi trẻ là khác nhau, có những sở thích, nên có sự thích ứng tiếp thu với tốc độ khác nhau. Nhờ vào sự lặp đi lặp lại của Montessori, mỗi đứa trẻ có thể học nhanh chóng một kỹ năng nào đó, đến khi trở nên thuần thục về kiến thức toán học.
Tập trung và tự giác
Một trong những lợi ích nổi bật mà dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori mang đến chính là dạy trẻ sự tập trung và tinh thần tự giác. Đây là những kỹ năng đóng vai trò nền tảng cho việc học của trẻ.
Mỗi bài học đều được thiết kế liên tục, không ngắt quãng và không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Trẻ có những kiến thức toán học sớm sẽ trở nên tự tin hơn và hình thành thói quen tự giác mỗi khi đến giờ vào bàn học bài.
Đáp ứng được nhiều phương pháp học
Montessori có cách đào tạo vô cùng đa dạng, trẻ sẽ tiếp thu những bài học rất nhanh qua những hình ảnh, âm thanh, video… Trẻ được cảm nhận những con số trực quan, ý nghĩa của những con số trong đời sống hàng ngày… Đồng thời, bé cũng có thể vận dụng những giác quan của chính mình để tiếp xúc với toán học thông qua những hình dạng đồ vật.
Môn học có sự liên kết
Ngày nay, không khó để bắt gặp tình trạng nhiều học sinh học lệch, học tủ. Trẻ sẽ chỉ tập trung cho những môn học yêu thích và tránh xa những môn học cảm thấy khó khăn. Montessori sẽ giúp cân bằng giữa những môn học, trẻ được tự do lựa chọn những gì mình thích, đồng thời những môn học cũng được lồng ghép một cách linh hoạt để giúp trẻ yêu thích đồng đều các lĩnh vực.
Hiểu được “căn nguyên của toán học”
Phương pháp Toán học mà Tiến sĩ Maria Montessori nghiên cứu và được sử dụng rộng rãi hàng trăm năm qua là vô cùng khoa học. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với toán sẽ được trải nghiệm học về số đếm, ý nghĩa qua những vật dụng.
Tiếp đến là học những khái niệm trừu tượng, phép tính phức tạp. Nhờ vậy, để trẻ học tập theo phương pháp này sẽ để trẻ thực sự hiểu biết về căn nguyên của toán học, hình thành sự tự tin cũng như năng lực đối với những con số.
Phát triển tư duy
Những con số bản thân nó không thể định nghĩa được mình, việc con người hiểu được các con số là từ sự trải nghiệm vật thể. Các khái niệm về số không phải là sự đóng góp của cá nhân nào mà là sự tiến hóa của loài người. Khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori chính là cách để con tiếp nhận được những “thuật ngữ nhân loại”, học cách tư duy sâu sắc hơn.
Những lợi ích khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori là rất lớn. Nó sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi thu nhận những kiến thức một cách chủ động mà không hề cảm thấy bị gò bó hay ép buộc. Lĩnh hội những kiến thức số học một cách tự nhiên sẽ giúp hoàn thiện trí tuệ và tài năng một cách nhanh chóng.
Nên dạy trẻ học Toán theo phương pháp Montessori từ giai đoạn nào?
Mỗi giai đoạn của trẻ, lại có sự tiến bộ khác nhau về ý thức và sự tiếp nhận. Theo tiến sĩ Montessori, bé từ 0-6 tuổi sẽ trải qua “giai đoạn nhạy cảm” và “trí tuệ thẩm thấu”. Đây chính là “thời điểm vàng” để bé học mọi thứ một cách nhanh chất và dễ dàng, qua thời kỳ này bé lĩnh hội kiến thức cũng trở nên khó khăn hơn.
Để lựa chọn được dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori, tốt nhất là nên thực hiện trong 6 năm đầu đời của trẻ. Niềm đam mê toán học của con sẽ bộc lộ từ rất sớm khi cha mẹ áp dụng mô hình này ngay từ khi con còn nhỏ.
Đặc biệt, Montessori rất hiệu quả khi áp dụng cho bé trong độ tuổi từ 1-2. Hãy dành sự quan tâm và đầu tư cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, tránh để sau này khi con học tiểu học mới định hướng trẻ học môn Toán. Bởi trong giai đoạn này sẽ cần nhiều thời gian để trẻ có thể hiểu được khái niệm môn toán chứ không còn nhanh nhạy như khi còn nhỏ nữa.
Hướng dẫn cách dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori
Như đã đề cập ở trên, để bé tiếp xúc với môn Toán trong giai đoạn từ 1-2 tuổi trở đi sẽ giúp định hướng và bộc lộ tiềm năng phát triển của con ngay từ khi còn bé. Để dạy trẻ theo phương pháp này, cha mẹ có thể phân chia bài học thành nhiều nhóm và áp dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Học theo nhóm bài tập trong Montessori
Các bài tập khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori được chia thành 6 nhóm khác nhau. Có những nhóm yêu cầu phải học tuần tự, lại có những nhóm có thể học song song cùng những nhóm khác. Cụ thể là:
-
Nhóm đầu tiên là nhóm tập đếm số tự nhiên từ 1-10, việc học cần thực hiện tuần tự.
-
Nhóm thứ hai về hệ thống số thập phân, được dạy sau khi trẻ nắm bắt và hiểu được kiến thức nhóm thứ nhất. Trọng tâm của bài học là sự phân cấp và những chức năng của nó thông qua những phép tính đơn giản.
-
Nhóm thứ 3 được nâng cấp từ nhóm thứ nhất, được học song song cùng nhóm thứ 2. Sau khi trẻ thuần thục từ 1-10, bắt đầu học từ hàng chục, hàng trăm.
-
Nhóm thứ 4 yêu cầu ghi nhớ tất cả bảng số học, bao gồm 3 nhóm trên.
-
Nhóm thứ 5 sẽ hỗ trợ trẻ làm quen với những khái niệm trừu tượng, ví dụ như học cộng trừ, nhân chia… Các phép toán yêu cầu trẻ có sự tư duy và hiểu biết sâu rộng về sự vận hành của số học. Khi hoàn thành nhóm này, trẻ sẽ không cần dùng đến giáo cụ theo Montessori nữa mà thay bằng những ký hiệu số học.
-
Nhóm thứ 6 là về các phân số, có thể học song song cùng với nhóm thứ 5. Những kiến thức liên quan đến phân số là một phần quan trọng trong việc nắm bắt được những khái niệm của số học.
Học theo nhóm độ tuổi
Trên thực tế, trong phương pháp Montessori không có sự phân chia giai đoạn. Một lớp học có thể bao gồm những học sinh trong nhiều độ tuổi, dựa theo sự thích ứng của bản thân mỗi bé. Nhìn chung cha mẹ có thể dạy trẻ dựa theo 3 giai đoạn chính là:
Khi trẻ có hứng thú với môn Toán
Khi ba mẹ cảm thấy con mình tập đếm mọi thứ 1 cách tự nhiên, hay thích hỏi về số lượng, nói chuyện về những con số… Đây chính là thời điểm bé có thể học Toán. Nếu như bé không có những dấu hiệu tỏ ra thích thú với toán học, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, ba mẹ có thể giới thiệu các hoạt động liên quan đến Toán học cho bé, có thể mất từ 1-2 tháng hoặc 4-5 tháng.
Từ 1- 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 1-3 tuổi, một số bé sẽ được tiếp cận với Montessori bằng cách học và chơi với những giáo cụ như trong môn học Kỹ năng sống và Cảm quan. Đây chính là cơ hội để trẻ học đếm và tạo nên nền tảng học toán cho trẻ ở những giai đoạn say này.
Chính vì thế, thời kỳ này phụ huynh có thể để trẻ làm quen với những môn học Kỹ năng sống và Cảm quan trước. Khi đó, trẻ sẽ có hứng thú học tập và sẵn sàng chuẩn bị cho việc học môn toán một cách dễ dàng và thú vị. Thông qua học tiếp xúc về tay, mắt, các bé sẽ định hình được vật thể, hình học, không gian và hiểu hơn về những khái niệm trừu tượng.
Trong giai đoạn từ 4-6
Khi lên 4, hầu hết các bé đều có sự nhạy cảm với Toán học và có sự yêu thích đặc biệt với những con số. Với một số ít các em bé, nhiều phụ huynh và thầy cô có thể không nhận rõ được điều này. Phụ huynh hãy tìm kiếm các học cụ, học liệu đến môn Toán để giúp bé có hứng khởi và bắt đầu học tập. Có thể chia thành 6 nhóm học tập như trên và đào tạo trẻ thông qua những giáo cụ.
Học theo những bài học thực tế
Bài tập đầu tiên để con làm quen với toán học chính là tập đếm, để mang những thứ “lạ lẫm” đến gần hơn với trẻ. Phương pháp Montessori khuyến khích việc học tập môn toán cùng con thông qua những trò chơi:
-
Tập đếm thông qua đồ chơi, vật dụng, hay những bộ đếm đầy màu sắc, ghép hình để con thêm hứng thú…
-
Chơi trò chơi về phép toán cộng trừ qua các hoạt động ăn uống, vui chơi…
-
Dùng các que tính, bộ hạt đếm để trẻ hình dung rõ hơn về hàng đơn vị, hàng trăm…
-
Bài tập về so sánh nhiều, ít, cao thấp… như bát cơm nào nhiều hơn, cái thước nào nhiều hơn.
-
Đặt câu hỏi về hình học như hộp bánh này hình gì, những hình tam giác này có thể xếp thành hình vuông được không?
Lưu ý cần thiết khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori
Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori không phải là quá khó khăn, ngay trong những hoạt động gần gũi thường ngày cha mẹ cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Vai trò của người hướng dẫn
Bố mẹ, thầy cô là những người giám sát, chịu trách nhiệm với môi trường học tập của trẻ. Chính vì thế, người lớn cũng cần có một nền tảng kiến thức về toán học tốt để hướng dẫn trẻ. Cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, kỹ càng đồng thời tạo hứng thú để giúp con học tập.
Phụ huynh không nên áp đặt những suy nghĩ tiêu cực đến trẻ, ép buộc trẻ khi con không thích. Nếu như bé có sự yêu thích với những con số, việc hấp thu những kiến thức toán học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trẻ sẽ tự tin, có niềm vui khi khám phá được kho tàng tri thức mới. Nếu như người hướng dẫn thấu hiểu được quá trình phát triển của trẻ, việc giải thích những khái niệm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Môi trường học tập
Khi lựa chọn dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori, cả bố mẹ và giáo viên cần lưu ý đến môi trường, giáo cụ học tập cho trẻ. Tìm hiểu kỹ càng những gì phù hợp với con để giúp con hoàn thiện tốt nhất khả năng của mình. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng riêng biệt, nên đừng bao giờ quy chụp hay sử dụng những lời nói tiêu cực tác động đến trẻ.
Đa dạng cách tiếp cận
Montessori được xây dựng trên cơ sở tôn trọng trẻ và tạo điều kiện để trẻ bộc lộ và phát huy tài năng của bản thân. Chính vì thế, không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tiếp thu nhanh chóng. Hãy thay đổi cách tiếp cận, đa dạng nguồn tài liệu như qua bài hát, câu chuyện, ứng dụng học tập hay vận động ngoài trời… chứ không nhất thiết phải sử dụng giáo cụ.
Ứng dụng Wikihoc mang đến môi trường dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori ngay tại nhà. Từ đó, phụ huynh có thể an tâm hơn về sự phát triển toàn diện về số học, hình học ở con. Những bài học thân thiện, gần gũi sẽ giúp con làm quen với những con số nhanh hơn và ứng dụng vào đời sống hàng ngày dễ dàng hơn.
Wikihoc Math được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những phương pháp giáo dục sớm, để trẻ trở nên hứng thú và đam mê với toán học ngay từ khi còn bé. Phần mềm có những hình ảnh trực quan sinh động, trò chơi luyện tập giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Nhờ vậy, bé sẽ hoàn thiện được nhiều kỹ năng, bao gồm cả phát triển các giác quan tốt nhất.
Như vậy, Wikihoc đã tổng hợp những kiến thức về dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori. Qua đó, phụ huynh sẽ áp dụng một cách hiệu quả để giáo dục trẻ tốt nhất. Đừng quên liên hệ đến Wikihoc để chúng tôi trở thành người bạn đồng hành tốt nhất để bé phát triển tốt nhất.