Toán 4 bảng đơn vị đo khối lượng là một trong những kiến thức cơ bản không chỉ được ứng dụng trong học tập, mà còn ứng dụng trong thực tế. Vậy nên, để giúp trẻ có thể nắm vững được kiến thức này và thực hành hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết học và bài tập thực hành chi tiết nhất.

Khái niệm đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị là một hoặc những đại lượng dùng để đo đạc thường dùng trong các lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý hay trong đời sống. Ví dụ: Bao gạo nặng 25 kilogam, cái bàn dài 1 mét

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật khi cân lên. Nên để đo được khối lượng chính xác của vật ta phải dùng cân. Ví dụ: Khối lượng giỏ táo chính là cân nặng táo trong giỏ.

Đơn vị đo khối lượng là đơn vị sử dụng phổ biến trong thực tế. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Toán 4 bảng đơn vị đo khối lượng chi tiết

 

Ghi chú:

  • hg là viết tắt của héc-tô-gam

  • dag là viết tắt của đề-ca-gam

Hướng dẫn cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng toán lớp 4

Một trong những yếu tố khi học toán lớp 4 đơn vị đo khối lượng chính là nắm rõ các quy tắc quy đổi các đơn vị. Cụ thể:

Như vậy:

  • 1 Tấn = 10 Tạ

  • 1 Tạ = 10 Yến

  • 1 Yến = 10 Kg

  • 1 Kg = 10 Hg

  • 1 Hg = 10 Dag

  • 1 Dag = 10 gr

Tham khảo thêm:   Toán lớp 2 lít: Định nghĩa, các dạng bài tập và bí quyết học hiệu quả

Một số cách quy đổi đơn vị đo khối lượng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số cách quy đổi đơn vị đo khối lượng khác:

1 lạng bằng bao nhiêu gam?

1 lạng = 1/10kg mà 1kg = 1000g nên 1 lạng = 100g

1 lạng bằng bao nhiêu kg?

Theo đơn vị đo cổ, 1 lạng = 1/16 cân nên 8 lạng = nửa cân. Tuy nhiên, hiện nay thì mọi người chủ yếu áp dụng công thức đơn vị 1 lạng = 1/10 cân (tức 1/10kg).

1 cân bằng bao nhiêu kg?

1 cân = 1 kg (1 cân bằng 1 kg) = 0.1 yến = 0.01 tạ = 0.001 tấn

1 cân bằng bao nhiêu lạng?

1 cân = 10 lạng

1 cân bằng bao nhiêu gam?

1 cân = 1 kg = 1000 gam

Các dạng bài tập toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng

Trong chương trình toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng, các em sẽ được làm quen và giải các dạng bài tập sau đây:

Có nhiều dạng bài tập về đơn vị đo khối lượng cần học. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: So sánh đơn vị đo khối lượng

Phương pháp giải: Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta chỉ cần so sánh hai số tự nhiên. Nhưng nếu so sánh đơn vị đo khác nhau, ta phải thực hiện quy đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới thực hiện so sánh thông thường.

Ví dụ 1: So sánh 541 kg và 8000 g

Đổi: 8000 g = 8000 : 1000 = 8 kg

Vậy 541 kg > 5000 g

Ví dụ 2: So sánh 5200 g và 52 hg

Đổi 5200 g = 5200 : 100 = 52 hg

Vậy 5200 g = 52 hg

Dạng 2: Thực hiện phép tính với đơn vị đo khối lượng

Phương pháp giải: Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ các khối lượng trong bài toán. Nếu khối lượng giống nhau ta chỉ thực hiện tính toán tương tự với số tự nhiên rồi thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. Còn khi thực hiện phép tính có đơn vị đo khác nhau, ta phải quy đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính.

Ví dụ 1: 57 kg + 56 g = ?

57kg = 57 ×× 1000 = 57 000g

57kg + 56g = 57 000g + 56 g = 57056g

Ví dụ 2: 275 tấn – 849 tạ = ?

275 tấn = 275 ×× 10 = 2750 tạ

275 tấn – 849 tạ = 2750 – 849 = 1901 tạ

Dạng 3: Giải bài toán có lời văn

Phương pháp giải: Đọc và phân tích kỹ đề bài cho những dữ kiện gì? Yêu cầu tính toán những gì? Bài toán có cùng đơn vị đo khối lượng hay chưa? Nếu chưa cần quy đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện giải toán. Cuối cùng phải ghi đáp số rõ ràng.

Tham khảo thêm:   Giúp bé học tốt toán iq lớp 3 nhờ những phương pháp và bài tập đặc biệt này!

Ví dụ: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An có cân nặng là 35kg, Hoa có cân nặng là 420hg, Huyền có cân nặng là 45000g. Hỏi tổng số cân nặng của ba bạn là bao nhiêu ki-lô-gam?

Giải: Đổi: 420 hg = 42 kg

45 000 g = 45 kg

Tổng số cân nặng của ba bạn là: 35 + 42 + 45 = 122 (kg)

Đáp số: 122 kg

Bí quyết học toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng hiệu quả

Để có thể giúp bé học hiểu và chinh phục được các dạng bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng toán lớp 4, cũng như ứng dụng thực tế thì dưới đây là một số bí quyết:

Ứng dụng toán lớp 4 đo khối lượng với thực tiễn

Để giúp bé dễ dàng hình dung hơn trong việc học toán về bảng đơn vị đo khối lượng, bố mẹ có thể đưa ra các bài toán trong thực tế để bé thực hành. Chẳng hạn như cân, đo rau củ quả, cân nặng cơ thể, đồ vật,…

Học đơn vị đo khối lượng thông qua trò chơi

Học kết hợp với chơi là một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích bố mẹ thực hiện trong quá trình dạy con học. Bởi vì khi học toán thông qua trò chơi sẽ giúp gia tăng sự hứng thú hơn, tăng khả năng ghi nhớ hiệu quả hơn thay vì chỉ học trên sách vở.

Vậy nên, bố mẹ có thể tham khảo tìm mua các bộ đồ chơi đi chợ, cân nặng hay tự tổ chức các trò chơi liên quan tới quy đổi đơn vị, dự đoán cân nặng… để bé cùng tham gia và luyện tập hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 2 hình tứ giác từ cơ bản đến nâng cao

Chơi trò chơi và thực hành thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng bé thực hành thường xuyên rất quan trọng

Học đi đôi với hành luôn là yếu tố quan trọng khi học tập hay làm bất kỳ công việc nào. Chính vì vậy, bố mẹ cần tạo điều kiện để con được thực hành, luyện tập nhiều hơn thay vì học lý thuyết. Chẳng hạn như cùng con giải bài tập trong SGK, sách bài tập, tham khảo thêm nhiều kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, luyện qua trò chơi, ứng dụng thực tiễn,… Vì nếu học mà không hành thì bé dễ “học vẹt”, cũng như sẽ nhanh quên kiến thức.

Bài tập học toán lớp 4 đơn vị đo khối lượng để trẻ tự luyện

Dưới đây là một số bài tập về đơn vị đo khối lượng toán lớp 4 để các em cùng nhau luyện tập:

Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1dag = … g

b) 1hg = … dag

c)10g = … dag

d) 10dag =… hg

e) 4dag = … g

f)3kg = … hg

g) 2kg 300g = … g

h) 8hg = … dag

i) 7kg = … g

j) 2kg 30g = … g.

Câu 2: Tính:

a) 380g + 195g

b) 452g × 3

c) 928 dag – 274 dag

d) 768 hg : 6

Câu 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:

a) 5dag …. 50g

b) 4 tạ 30kg … 4 tạ 3kg

c) 8 tấn … 8100kg

d) 3 tấn 500kg … 350kg

Câu 4: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo?

Câu 5: Mẹ mua 5 quả dưa hấu, có 2 quả nặng 450dag, 1 quả nặng 35hg, 2 quả nặng 6000g. Hỏi 5 quả dưa nặng bao nhiêu kg

Câu 6: Trong kho có 3 tấn 8 tạ gạo tẻ. Số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ 12 tạ. Hỏi trong kho có bao nhiêu tạ gạo tẻ và gạo nếp?

Câu 7: Năm nay nhà bạn An thu hoạch được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc, trong đó số ki-lô-gam đỗ gấp 3 lần số ki-lô-gam lạc. Hỏi năm nay nhà bạn An thu hoạch được mỗi loại bao nhiêu ki-lô-gam ?

Câu 8: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống

a) 93hg … 380dag

b) 573kg … 5730hg

c) 3 tấn 150kg … 3150hg

d) 67 tạ 50 yến … 8395kg

Câu 9: Tính

a) 516 kg + 234 kg

b) 948 g – 284 g

c) 57hg x 14

d) 96 tấn : 3

Câu 10: So sánh

a. 6 kg và 7000 g

b. 4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg

c. 623 kg 300 dag và 6 tạ 35 kg

Kết luận

Với những thông tin chia sẻ kiến thức về toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng, chắc hẳn đã hỗ trợ nhiều quý phụ huynh và các bé hiểu rõ hơn. Hy vọng, dựa vào những phân tích, nhận định trên sẽ giúp việc dạy bé học của bố mẹ nhàn hơn, cũng như giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập vượt trội.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *