Bài học về Toán lớp 1 đo độ dài dạy trẻ cách xác định độ dài của một vật bằng những đơn vị không chính thống như gang tay, sải tay, que tính… Làm thế nào để ba mẹ đồng hành cùng con học chủ đề này dễ dàng và hiệu quả tại nhà? Cùng Wikihoc theo dõi bài viết dưới đây!

Toán lớp 1 đo độ dài dạy trẻ những gì?

Cùng với bài học Toán lớp 1 Dài hơn – Ngắn hơn, bài học về đo độ dài là tiền đề để trẻ học đơn vị đo Xăng-ti-met (cm). Trong bài học này, con sẽ được làm quen với:

Toán lớp 1 đo độ dài. (Ảnh: SGK Toán 1 - Sách Cánh Diều)

  • Cách đo độ dài bằng các đơn vị “không chính thống”: Con được hướng dẫn cách đo độ dài với những đơn vị “chưa chuẩn” như gang tay, sải tay, bước chân, que tính, sải tay…Từ đó, con có thể thực hành đo độ dài của một số vật quen thuộc với mình như cái bảng, cái bàn, quyển sách, quyển vở…

  • Hiểu được ý nghĩa của những đơn vị đó: Qua bài học, con cũng hiểu được sải tay, bước chân, gang tay… của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, kết quả đo chỉ mang tính “ước lượng”, “xấp xỉ”.

  • Hình thành tư duy đo bằng đơn vị chuẩn: Chính bởi sự tương đối trong cách đo bằng sải tay, bước chaan, gang tay… sẽ giúp con có mong muốn được biết chính xác độ dài của một vật là bao nhiêu, từ đó hình thành khái niệm cách đo độ dài chuẩn với thước sử dụng đơn vị xăng-ti-met trong bài học kế tiếp.

Qua quá trình quan sát, thực hành đo lường trong bài học Toán lớp 1 đo độ dài, năng lực Toán học như tư duy lập luận, giải quyết vấn đề Toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học Toán… trong con sẽ phát triển hơn.

Hướng dẫn chi tiết cách dạy Toán lớp 1 đo độ dài cho trẻ

Thực tế, có rất nhiều cách để dạy Toán lớp 1 đo độ dài cho trẻ. Ba mẹ có thể bắt đầu giới thiệu cách đo bằng sải tay, bước chân, gang tay… cho con với những đồ vật quen thuộc xung quanh. Tiếp đó là thực hành, luyện tập để con tự trải nghiệm và phát biểu ý hiểu của mình về nội dung đang học. Kết hợp học lý thuyết và luyện tập thực hành hợp lý sẽ giúp con tiếp thu bài học tối đa.

Tham khảo thêm:   Các dạng bài tập toán lớp 3 học kỳ 1 và 2 bé muốn học tốt cần nắm vững

Hướng dẫn đo độ dài cho trẻ. (Ảnh: SGK Toán 1 - Sách Cánh Diều)

Hướng dẫn đo độ dài bằng gang tay, sải tay và bước chân

Để trẻ bắt đầu hình thành khái niệm về đo độ dài, ba mẹ hãy giải thích cho con hiểu làm sao để đo độ dài bằng các đơn vị không chính thống như gang tay, sải tay, bước chân, que tính.

  • Toán lớp 1 đo độ dài bằng gang tay: Ba mẹ có thể giải thích cho con rằng đo độ dài bằng gang tay được tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa (khi duỗi trên một đường thẳng). Chúng ta có thể sử dụng gang tay để đo chiều dài bàn ăn, cửa sổ…

  • Đo độ dài bằng sải tay: Ba mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng khi ta dang rộng 2 tay, chiều dài sải tay được tính từ ngón giữa của cánh tay trái đến ngón giữa của ngón tay phải. Chúng ta có thể sử dụng sải tay để đo những vật có chiều dài lớn như chiếc bảng trên lớp học.

  • Đo độ dài bằng bước chân: Độ dài bước chân được tính từ mũi chân phía sau đến mũi chân phía trước khi ta bước 1 bước. Ba mẹ có thể cùng con bước chân để tính chiều dài trong nhà, chiều dài bục giảng…

  • Đo độ dài bằng que tính: Ngoài gang tay, sải tay hay bước chân chúng chúng ta có thể sử dụng que tính để đo độ dài, tương tự như thực hiện đo bằng gang tay. Ba mẹ có thể cùng con lấy que tính để đo chiều cao của chiếc ghế.

Ba mẹ cũng đừng quên nhắc lại về tính tương đối của các vật đo này. Ví dụ như bàn ăn có chiều dài bằng 10 gang tay của con nhưng chỉ bằng 6 gang tay của mẹ vì bàn tay của mẹ dài hơn con.

Thực hành và luyện tập đo độ dài

Từ những khái niệm ban đầu về các đơn vị đo “không chính thống” ở trên, ba mẹ có thể giải thích cho bé hiểu rằng chúng ta có thể sử dụng rất nhiều vật đo (vật dùng làm đơn vị đo) khác như cái ghim giấy, cục tẩy, dập ghim… để đo độ dài các đồ vật.

Để con nắm vững những gì vừa học, ba mẹ có thể khuyến con thực hành:

Một vài hoạt động thực hành đo độ dài. (Ảnh: Proudtobeprimary.com)

  • Đo các đồ vật trong nhà ví dụ như: Đo chiều dài chiếc bàn ăn, đo chiều dài bàn học, đo độ dài chiếc cặp, đo độ dài bức tranh…

  • Tìm đồ vật trong nhà có độ dài trong khoảng đơn vị đo nào đó: Ví dụ tìm trong nhà đồ vật có độ dài khoảng 2 gang tay con, tìm đồ vật trong nhà có độ dài khoảng 3 sải tay con…

  • Thực hiện so sánh các đồ vật: So sánh các đồ vật hàng ngày là một cách khác để thực hành Toán lớp 1 đo độ dài. Đặt một số đồ vật trước mặt trẻ và yêu cầu chúng xếp các đồ vật đó theo thứ tự. Chúng có thể theo thứ tự độ dài tăng dần hoặc giảm dần và để trẻ giải thích vì sao lại làm như vậy.

  • Đo độ dài bộ phận cơ thể như bàn tay, bàn chân bằng các hình khối: Để trẻ đo chiều dài bàn tay, bàn chân xem chúng bằng bao nhiêu hình khối và viết đáp án ra giấy…

Tham khảo thêm:   Đánh giá chất lượng sách học toán lớp 2 Cánh Diều có gì đặc biệt?

Xem thêm: 

  • 3 cách dạy Toán lớp 1 nhiều hơn ít hơn đơn giản, con hiểu bài ngay
  • Đơn vị đo độ dài là gì? Tìm hiểu cách đo và bảng đơn vị đo độ dài

Các dạng bài tập Toán lớp 1 đo độ dài ba mẹ nên dạy trẻ

Sau khi cùng con tìm hiểu những lý thuyết đơn giản về cách đo độ dài bằng những đơn vị không tiêu chuẩn, ba mẹ hãy giới thiệu cho con một số dạng bài tập Toán lớp 1 đo độ dài thường gặp và hướng giải để con dễ dàng áp dụng khi gặp:

Tìm hiểu một số dạng bài tập về đo độ dài. (Ảnh: Shutterstock.com)

  • Điền số vào chỗ trống: Đề bài đưa ra hình vẽ của 1 vật cụ thể kèm theo các đơn vị đo không tiêu chuẩn như chiếc ghim, cục tẩy… Nhiệm vụ của con là xác định độ dài của vật đó. Với dạng bài tập này, ba mẹ hãy dạy con đếm số lượng của vật được dùng làm đơn vị đo (cái tẩy, chiếc ghim…) để xác định độ dài của vật. Ví dụ, đề bài đưa hình cái bút kèm, đơn vị đo là chiếc ghim giấy. Có 6 chiếc ghim đặt thẳng dưới chiếc bút đó thì ta nói chiếc bút dài 6 ghim giấy.

  • So sánh độ dài của các vật cho trước: Đề bài cho hình vẽ các vật với độ dài (chiều cao) khác nhau, nhiệm vụ của trẻ là xác định vật dài nhất (hoặc cao nhất), vật ngắn nhất (hoặc thấp nhất), 2 vật có chiều dài như nhau (hoặc cao bằng nhau), vật nào dài hơn/ ngắn hơn (hoặc cao hơn/ thấp hơn) vật nào. Với dạng bài tập này, ba mẹ hướng dẫn con tư duy đồ vật nào có chiều dài (chiều cao) bằng nhiều vật đo (cục tẩy, ghim giấy…) thì đồ vật đó dài hơn (cao hơn).

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10+ mẹo học toán lớp 2 giúp kích thích tư duy não bộ trẻ tốt hơn

Bài tập toán lớp 1 đo độ dài SGK Cánh Diều kèm lời giải

Sau khi đã tìm hiểu về những kiến thức Toán lớp 1 đo độ dài, ba mẹ hãy hướng dẫn con làm một số bài tập trong SGK Toán 1 (bộ sách Cánh Diều) để củng cố những kiến thức được học.

Bài tập 1 (SGK, trang 115)

Bài tập 1. (Ảnh: SGK Toán 1 - Sách Cánh Diều)

Ba mẹ có thể hỏi con trong từng tranh vẽ bạn học sinh sử dụng gì để đo đồ vật. Ví dụ: Đo chiếc bàn bằng gang tay, đo bục giảng bằng bước chân, đo chiều dài bảng bằng sải tay, đo chiều cao ghế bằng que tính… và sau đó để con thực hành. 

Bài tập 2 (SGK, trang 116)

Bài tập 2. (Ảnh: SGK Toán 1 - Sách Cánh Diều)

Để trẻ quan sát đếm số lượng của vật đo và điền đáp án.

a)      6; 4; b) 9

Bài tập 3 (SGK, trang 116)

Bài tập 3. (Ảnh: SGK Toán 1 - Sách Cánh Diều)

Để trẻ quan sát tranh sau đó trả lời các câu hỏi. Dưới đây là đáp án để ba mẹ tham khảo:

  • Tòa nhà B cao nhất.

  • Tòa nhà C thấp nhất.

  • Tòa nhà A cao bằng tòa nhà D.

  • Tòa nhà A thấp hơn tòa nhà B.

Những lưu ý khi dạy trẻ học Toán lớp 1 đo độ dài

Như đã chia sẻ, bài học Toán lớp 1 đo độ dài rất quan trọng, là nền tảng để con học bài đo bằng đơn vị cm. Để con học hiệu quả, ba mẹ nên chú ý:

Ba mẹ hãy cố gắng đồng hành cùng con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Chuẩn bị sẵn các dụng cụ học cần thiết: Ví dụ như ghim giấy, dập ghim, que tính, cục tẩy… để con thực hành đo.

  • Giải thích chậm rãi, gắn bài học với thực hành: Rất khó để trẻ học và vận dụng vào thực hành nếu chỉ giải thích lý thuyết suông. Kết hợp giải thích và thực hành với những dụng cụ học sẽ giúp con hào hứng và tiếp thu bài nhanh hơn.

  • Hãy để con bày tỏ cách làm của mình: Trong quá trình học, ba mẹ hãy khuyến khích để con chia sẻ suy nghĩ, cách làm để giải quyết bài Toán. Có như vậy, con mới chủ động học tập và hiểu bài nhanh hơn.

Để con phát triển toàn diện các năng lực Toán học, phát triển tư duy và khả năng ngôn ngữ ngay từ giai đoạn đầu cấp 1, ba mẹ đừng quên cho con học tập với Wikihoc Math nhé. Đây là ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh được phát triển bởi Wikihoc Việt Nam – thương hiệu có hơn 10 triệu người dùng từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Wikihoc Math có gì thú vị? Ba mẹ hãy tìm hiểu qua video ngắn dưới đây:

Mong rằng những chia sẻ về Toán lớp 1 đo độ dài trên đây đã giúp ba mẹ có thêm một vài ý tưởng để đồng hành cùng con học Toán dễ dàng hơn tại nhà. CLICK “NHẬN CẬP NHẬT” trên đầu trang để nhận những chia sẻ hữu ích về các chủ đề kiến thức nuôi dạy con mỗi tuần từ Wikihoc ba mẹ nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *