Các dạng bài tập toán lớp 3 theo chương trình GDPT mới có nhiều sự thay đổi, nên để giúp bé học tốt hơn trong học kỳ mới này. Chính vì vậy, nội dung bài viết sau đây của Wikihoc sẽ giúp các bé nắm được những kiến thức đó để hỗ trợ việc học, thi cử và ứng dụng vào cuộc sống hiệu quả hơn.

Những thay đổi toán lớp 3 chương trình mới

Trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới với bộ môn toán tiểu học nói chung và Toán lớp 3 nói riêng thì các chương trình đào tạo kiến thức mới sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành. Đồng thời, Bộ giáo dục cũng xác định Toán học sẽ chú trọng tính ứng dụng thực tiễn, có sự gắn kết với đời sống thực tế cũng như các môn học khác.

Những thay đổi của Toán lớp 3 theo chương trình mới (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó, Toán học sẽ gắn liền với xu hướng phát triển của kinh tế, khoa học, xã hội và những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Và chương trình của môn Toán sẽ tích hợp xoay quanh 3 mạch kiến thức là số và đại số, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Các dạng bài tập toán lớp 3 cơ bản đến nâng cao theo GDPT mới

Để giúp các con có thể học tốt toán học lớp 3, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian cùng con tìm hiểu các dạng bài tập toán cơ bản đến toán lớp 3 nâng cao theo chương trình mới sau đây:

Tổng hợp các dạng toán lớp 3 có đáp án học kỳ 1

Trong học kỳ 1, các dạng bài tập được triển khai giảng dạy theo theo chương trình GDPT gồm:

– Giải bài Toán có lời văn

Trong dạng bài tập này sẽ có 2 phần kiến thức được giảng dạy đó là giải bài toán nhiều hơn, ít hơn và giải bài toán “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần” nhiều hơn, ít hơn. Theo đó thì các bé cần phải tìm giá trị của đại lượng chưa biết bằng các phép tính rồi tính giá trị tổng của hai đại lượng.

Dạng giải bài toán có lời văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Ví dụ: Mai có 3 cái kẹo, Hòa có số kẹo gấp 3 lần Mai. Hỏi Hòa có tổng bao nhiêu cái kẹo?

→ Đáp án: Vì số kẹo của Hòa gấp 3 lần Mai nên Hòa có 3 x 3 = 9 (cái kẹo).

– Đại lượng

Trong các dạng bài tập toán lớp 3 thì bài tập đại lượng với bảng đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng rất quan trọng. Cụ thể, bảng đơn vị đo độ dài là km – hm – dam – m – dm – cm – mm. Còn đơn vị đo khối lượng là kg – gam.

Tham khảo thêm:   Giúp bé học toán tiểu học nâng cao hiệu quả bố mẹ nên biết đến những phương pháp này!

Ví dụ: 5km bằng bao nhiêu m?

→ Đáp án: 5km bằng 5 x 1000 = 5.000 (m)

– Hình học

Đối với hình học, trong các bài toán cơ bản lớp 3 học kỳ 1, các bé sẽ phải nhận biết góc vuông, góc không vuông, tính chu vi hình chữ nhật = tổng 2 lần chiều rộng và chiều dài, tính chu hình vuông = 4 lần độ dài 1 cạnh.

Ví dụ: Hình vuông có cạnh bằng 5 cm. Tính chu vi hình vuông.

→ Đáp án: Chu vi hình vuông bằng 5 x 4 = 20 (cm)

– Tính giá trị của biểu thức

Khi tính giá trị của biểu thức, hướng dẫn giải các dạng toán lớp 3 này các bé cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Khi biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia thì thực hiện từ trái sang phải.
  • Trong biểu thức có cả phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì phép nhân, phép chia được thực hiện trước sau đó mới đến phép cộng, phép trừ.
  • Còn biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau:

3 + 5 x 6 – 7 + (3 x 4)

→ Đáp án: 3 + 5 x 6 – 7 + (3 x 4) = 3 + 5 x 6 – 7 + 12 = 3 + 30 – 7 + 12 = 38 vì tính trong ngoặc trước, sau đó tính phép nhân trước.

– Phép cộng – phép trừ

Trong các dạng bài tập toán lớp 3 phép cộng và phép trừ sẽ được áp dụng với các số có 3 chữ số có nhớ và không nhớ. Và theo đó, khi tính, các bé cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau.

Đối với phép tính không nhớ thì thực hiện từ phải sang trái. Còn với phép tính có nhớ thì viết hàng đơn vị của kết quả và nhớ lấy hàng chục. Sau đó cộng số vừa nhớ vào hàng chục và tính toán như bình thường.

Dạng toán làm phép tính (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Ví dụ: 767 + 689 = ?

→ Đáp án:

   767

+ 689

  —— 

  1456

– Phép nhân

Trong kiến thức phép nhân lớp 3 bé sẽ nhân số có hai chữ số hoặc ba chữ số với số có 1 chữ số. Cách thực hiện với phép nhân không nhớ là thực hiện từ phải qua trái. Còn ở phép tính có nhớ thì sẽ cộng phần nhớ vào phép tính phía trước phép tính có nhớ.

Ví dụ: 678 x 5 = ?

→ Đáp án:

  678

x    5

——

3390

– Phép chia

Đối với phép chia, kiến thức lớp 3 sẽ tập trung vào chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. Và các bước thực hiện là đặt tính rồi chia lần lượt từng số của số thứ nhất cho số thứ hai. Nếu phép chia có số dư là 0 thì là số dư hết, còn nếu số khác 0 thì là phép chia có dư.

Ví dụ: 22 : 5 = ?

→ Đáp án: 22 / 5 = 4 dư 2 → Phép chia có dư.

Các dạng bài tập toán lớp 3 học kỳ 2

Đối với chương trình Toán học lớp 3 kỳ 2 sẽ có những dạng bài tập sau:

Các dạng bài tập toán học kỳ 2 lớp 3 (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

– Đọc và so sánh các số trong phạm vi 100.000

Khi đọc các số trong phạm vi 100.000 thì điều cần chú ý nhất chính là số 0, số 1, số 4, số 5. Nếu số 0, số 1, số 4, số 5 kết thúc ở cuối chữ số thì lần lượt được đọc là “mươi”, “mốt”, “tư” và “lăm” còn xuất hiện ở những vị trí khác thì đọc là “không”, “một”, “bốn” và “năm”.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài tập và lý thuyết cần nhớ về toán lớp 4 mét vuông

Ví dụ: 

  • 2650 đọc là hai nghìn sáu trăm năm mươi
  • 4321 đọc là bốn nghìn ba trăm hai mươi mốt
  • 764 đọc là bảy trăm sáu mươi tư
  • 8765 đọc là tám nghìn bảy trăm sáu mươi lăm
  • 3098 đọc là ba nghìn không trăm chín tám.
  • 5189 đọc là năm nghìn một trăm tám chín
  • 745 đọc là bảy trăm bốn mươi lăm
  • 758 đọc là bảy trăm năm mươi tám.

Còn với các bài tập so sánh thì các bé sẽ so sánh từng hàng của 2 số từ hàng lớn nhất.

– Phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100.000

Đối với các dạng bài tập toán lớp 3 trong phạm vi 100.000 tương tự như việc phép cộng, trừ các số có 3 chữ số. Quy tắc tính vẫn là đặt hàng dọc thẳng hàng rồi thực hiện từ phải qua trái. Phép tính có nhớ cần cộng hoặc trừ số đã nhớ ở hàng tiếp theo.

Ví dụ: 76985 + 8957 = ?

→ Đáp án:

  76985

+  8957

————

   85942

– Nhân, chia số có 4 hoặc 5 chữ số với số có 1 chữ số

Và với phép chia số có 4 hoặc 5 chữ số với số có 1 chữ số cũng thực hiện tương tự như phép nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. Các con vẫn thực hiện theo quy tắc:

Đối với phép nhân thì đặt tính hàng dọc chữ số thứ 2 sẽ thẳng hàng với hàng đơn vị của chữ số thứ nhất. Tiếp theo các bé sẽ nhân lần lượt từ phải qua trái. Đối với phép nhân có nhớ thì cộng phần nhớ vào hàng kế tiếp. Còn với phép chia các con sẽ chia số thứ nhất cho số thứ hai và thực hiện từ trái qua phải và phải bắt đầu từ hàng lớn nhất.

Toán lớp 3 với phép nhân, chia 4 - 5 chữ số (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Ví dụ: 76890 x 7 = ?

 76890

x       7

————

538230

– Tìm x (phần chưa biết) trong phép tính

Ở bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính thì các con sẽ tìm x. Ở dạng bài tập môn toán lớp 3 này các con cần phải nhớ công thức sau:

  • Trong phép cộng thì số hạng + số hạng = tổng nên muốn tìm số hạng cần biết lấy tổng – số hạng đã biết.
  • Trong phép phép thì số bị trừ – số trừ = hiệu nên muốn tìm số bị trừ cần lấy hiệu + số trừ. Còn nếu muốn tìm số trừ thì lấy số bị trừ – hiệu.
  • Trong phép nhân thì thừa số x thừa số = tích nên muốn tìm thừa số thì lấy tích : thừa số đã biết.
  • Trong phép chia thì số bị chia : số chia = thương nên muốn tìm số chia thì lấy thương x số chia còn muốn tìm số chia thì lấy số bị chia : thương.

Ví dụ: Tìm x biết x + 4567 = 8765

→ Đáp án: x = 8765 – 4567 = 4198 

Xem thêm: Học toán lớp 2 cộng trừ có nhớ giúp bé tính toán nhanh chóng, chính xác nhất

Một số phương pháp học và làm bài tập môn toán lớp 3 hiệu quả

Khi tìm hiểu về các dạng bài tập toán lớp 3, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thêm các phương pháp giúp bé học và làm bài tập hiệu quả. Những thương pháp mà các bé cần trang bị trong quá trình học toán là:

Tham khảo thêm:   7 phần mềm học toán cho bé 5 tuổi được đánh giá cao bởi chuyên gia

Học đến đâu chắc đến đó các dạng bài tập toán lớp 3 cơ bản

Khi bé học toán lớp 3 hay bất cứ môn học gì các bậc phụ huynh cũng cần phải lưu ý không ép các con học quá nhiềuhọc đến đâu phải chắc đến đó.

Có như vậy thì các con mới từng bước tiếp thu được các kiến thức một cách hiệu quả. Chỉ khi các con nắm chắc kiến thức của phần trước thì mới có thể áp dụng và làm tốt bài tập của phần sau bởi toán học có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các phần.

Dạy bé học toán chắc từng phần (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Không đốt cháy giai đoạn khi học toán lớp 3

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường có thói quen muốn “ăn xổi” nên thường dạy con học nhảy cóc hoặc học song song các kiến thức. Vậy nhưng đây lại là sai lầm rất nghiêm trọng. Bởi Toán học cũng như nhiều bộ môn hiện nay, không thể làm trong 1 sớm một chiều. Vì vậy bố mẹ không nên nôn nóng ép các con học khiến bé quá tải.

Luyện tập một số bài tập toán lớp 3 thường xuyên

Để các con nhớ kiến thức lâu hơn, bố mẹ phải cho các con thực hành bài tập thường xuyên. Chỉ khi các bé làm bài tập nhiều, bé mới có thể nhớ được các công thức, bảng cửu chương nhân chia,…

Ứng dụng bài toán thực tế lớp 3

Khi dạy các bé học toán lớp 3, một phương pháp rất quan trọng mà bố mẹ không thể bỏ qua đó chính là ứng dụng vào thực tế để các con cảm thấy kiến thức gần gũi và sinh động hơn. Nếu chỉ cho bé học toán theo công thức, lý thuyết thì các con sẽ cảm thấy rất khô khan. Các bậc phụ huynh có thể lấy ví dụ hoặc đưa ra những câu đố gần gũi với cuộc sống thường ngày của con.

Ứng dụng toán học vào thực tế (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Rèn luyện cho bé các dạng toán lớp 3 tư duy trừu tượng và logic

Khi con còn nhỏ, bố mẹ có thể dạy con những kiến thức đơn giản nhưng càng học lên cao thì điều này không còn phù hợp. Bởi kiến thức trừu tượng sẽ ngày một gia tăng nên con cần có tư duy trừu tượng để tiếp thu kiến thức hiệu quả. Bố mẹ cần rèn luyện cho bé tư duy trừu tượng và logic. Các bậc phụ huynh có thể đưa ra những câu hỏi để bé cùng liên tưởng và so sánh.

Xác định trình độ của bé

Việc làm này rất quan trọng bởi bố mẹ cần phải nắm được xem trình độ của các bé đang ở mức độ nào thì mới có thể bổ sung, đào tạo thêm cho con mảng kiến thức còn yếu. Các bậc phụ huynh nên cho bé ôn tập các dạng toán lớp 3 để đánh giá chính xác năng lực, trình độ học của bé để từ đó đưa ra hướng dạy phù hợp. Tránh trường hợp để bé học kiến thức toán vượt quá khả năng của con.

Kiểm tra kiến thức thường xuyên

Muốn con học tốt các dạng bài toán lớp 3 thì bố mẹ cũng nên kiểm tra các kiến thức của con thường xuyên. Từ đây, các bậc phụ huynh vừa nhận ra được năng lực của con, vừa có thể đánh giá xem phương pháp mình áp dụng có phù hợp với con không.

Trên đây là một vài chia sẻ về các dạng bài tập toán lớp 3 mà các bậc phụ huynh nên tham khảo để giúp bé học tập hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ không còn vất vả khi dạy các con học Toán.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *