Tại giai đoạn từ 3-4 tuổi, các bé dường như rất khó thích ứng với những phép tính hay các con số phức tạp, từ đó khiến cho bé có cảm giác chán ghét môn Toán. Cho nên, phương pháp toán tư duy 3-4 tuổi đã được cho ra đời nhằm giúp tối ưu việc học của bé.

Tổng quan về toán tư duy

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe rất nhiều về cụm từ “toán tư duy”, nhưng để biết và hiểu rõ nó là gì thì hầu như bạn vẫn còn mơ hồ về điều ấy. Vậy để giúp các bạn tiếp cận gần hơn với khái niệm này. Sau đây Wikihoc sẽ cung cấp một số thông tin về toán tư duy mà bạn không nên bỏ qua.

Toán tư duy là gì?

Toán tư duy được hiểu là cách để xem xét mọi thứ một cách toàn diện, là sự liên kết những vấn đề thông qua các con số, phép tính hay phương trình toán học. Loại toán này được nghiên cứu và ứng dụng sao cho giúp các bé có thể dễ dàng hiểu được bản chất của môn học. Lúc này bé sẽ hình thành được tư duy để xử lý những phép tình thay vì là áp dụng công thức một cách máy móc.

Lợi ích của toán tư duy mang lại cho trẻ

Vốn là một phương pháp giúp cho bé hiểu được bản chất của mọi bài toán. Vì vậy toán tư duy đem lại rất nhiều lợi ích cho bé phát triển trí thông minh, cụ thể như sau.

Lợi ích mà toán tư duy đem lại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sáng tạo

Những bài học trong loại toán này luôn xây dựng sự sáng tạo cho trẻ. Trong đó, những tình huống, thách thức sẽ được lồng ghép tự nhiên vào các bài toán. Từ đó bé có thể say mê tính toán mà không cảm thấy bản thân đang bị ép buộc.

Tham khảo thêm:   Làm sao để dạy toán tư duy cho trẻ 3 tuổi tại nhà nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao?

Phát triển não bộ toàn diện

Ngoài sáng tạo ra thì các vấn đề khác ở trong não bộ từ đó cũng sẽ được kích thích. Khi giải các bài tập bé sẽ phải vận động cả não phải và não trái, từ đó toàn bộ não sẽ được rèn luyện tư duy một cách tự nhiên.

Rèn luyện 5 kỹ năng cần thiết

Phương pháp dạy toán tư duy cho bé sẽ hướng tới được những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, bao gồm tư duy, sáng tạo, phản biện, ghi nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Xây dựng nền tảng toán học cho trẻ

Tất nhiên là việc học theo phương pháp này sẽ liên quan đến những phép tính cơ bản. Cho nên các bé sẽ được tiếp xúc sớm với những phép tính thông thường, điều này giúp cho các bé tiếp thu tốt trong quá trình học sau này.

Trẻ từ bao nhiêu tuổi có thể học toán tư duy?

Trong giáo dục cho trẻ, những phương pháp dạy phải đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé. Từ 1-3 tuổi là các bé đã có thể tư duy sáng tạo và được thể hiện một cách vô thức từ những gì bé thấy hay hình dung.

Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi là lúc bé tập đi, tập nói nên bé rất thích trải nghiệm những thứ gì mới mẻ trong cuộc sống. Vì vậy, các bậc phụ huynh dạy cho bé tư duy logic trong độ tuổi này được coi là phù hợp.

Rèn luyện tư duy cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý mà ba mẹ cần dạy trẻ 3-4 tuổi khi bắt đầu học toán tư duy

Để giúp các bé học được phương pháp này tốt nhất, những bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề này sau đây khi dạy bé toán tư duy 3-4 tuổi.

Các khái niệm

Các bé từ 3-4 tuổi khi học toán tư duy chắc hẳn vẫn còn bỡ ngỡ, chưa làm quen với các khái niệm ở trong môn học này. Vì vậy bạn nên hướng dẫn bé một cách kiên nhẫn thông qua nhiều các thử nghiệm để giúp bé hiểu rõ được bản chất vấn đề.

Thời gian

Các bé phải cần có nhiều thời gian để chơi những thứ có liên quan đến toán tư duy trước khi học tập.

Tham khảo thêm:   Lý thuyết và các dạng bài tập toán lớp 2 về đoạn thẳng từ cơ bản đến nâng cao

Khi chơi các trò liên quan đến toán tư duy hay các hoạt động liên quan đến toán, thì các bậc phụ huynh cần đồng thời xây dựng thêm cho trẻ vốn từ vựng liên quan đến môn này. Điều này giúp bé có thể diễn tả và hiểu được những thứ mà bố mẹ hướng dẫn.

Số đếm

Việc học toán tư duy thông qua số đếm sẽ giúp bé chú ý hơn về độ chính xác, tin cậy khi làm một công việc, học tập nào đó. Sau khi trẻ đã biết đếm, các bạn cần thường xuyên đố cho bé những câu hỏi về số lượng đồ vật trong nhà, số đồ chơi… để giúp tăng thêm hiệu quả trong việc học.

Đo lường

Khi bạn muốn bé nhà mình học cách đo độ dài, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng thước dây để đo những sản phẩm, đồ chơi mà bé muốn đo. Bạn nên hướng dẫn và giới thiệu các ý nghĩa của con số trên thước dây. Điều này giúp cho bé có cảm giác hứng thú và đạt được hiệu quả khi học tập.

Tư duy phản biện

Các bậc cha mẹ cần phải dành ra nhiều thời gian để rèn luyện cho bé về tư duy nhiều mặt, nhưng lưu ý là phải thật tinh tế để tránh gây áp lực cho con.

Rèn luyện tư duy phản biện cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ trả lời

Thường thì trẻ hay tò mò các điều xung quanh chúng ta, vì thế để khiến cho bé tập tư duy một cách tự nhiên, các bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi “Tại sao” cho bé. Các bạn nên đặt câu hỏi xoay quanh các hoạt động sống hằng ngày, điều này sẽ giúp bé thích thú và suy nghĩ trả lời một cách tự nhiên.

Bạn hãy giữ thói quen đặt câu hỏi này thường xuyên cho trẻ, vì điều này sẽ giúp cho bé rèn luyện khả năng tư duy cũng như tăng sự tự tin khi giao tiếp.

Đặt câu hỏi ngược cho những câu hỏi của trẻ

Có thể các bạn sẽ thấy phiền khi phải trả lời những câu hỏi của bé. Tuy nhiên nếu như bạn kiên nhẫn trả lời và giải đáp cho bé, thì sẽ giúp cho trẻ biết được nhiều kiến thức hơn nhiều.

Ngoài ra bạn còn có thể hỏi ngược lại những câu hỏi của bé. Ví dụ như các bé thắc mắc “Vì sao lại phải tưới nước cho cây” thay vì trả lời rằng để cho cây phát triển tốt thì bạn có thể trả lời “Vậy con hãy nghĩ xem, nếu như không tưới nước thì chậu cây đó sẽ như thế nào?”. Điều này giúp cho bé suy nghĩ được nhiều hơn và phát huy thêm khả năng tư duy.

Tham khảo thêm:   4 cuộc thi toán trên mạng dành cho học sinh lớp 1 uy tín, chất lượng

Xem thêm: Làm sao để dạy toán tư duy cho trẻ 3 tuổi tại nhà nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao?

Các dạng bài tập toán tư duy dành cho trẻ 3-4 tuổi hay nhất hiện nay

Để các bé học tại nhà hiệu quả hơn, bạn hãy cho bé làm một số bài tập tư duy cơ bản  nhé. Sau đây là một số bài toán tư duy 3-4 tuổi mà bạn có thể tham khảo cho các bé nhà mình.

Dạng 1: Các bài Toán nhận biết các chữ số từ 1 đến 10

Việc rèn luyện tư duy cho bé thông qua những bài tập đếm số cũng là một phương pháp hiệu quả. Điều này sẽ khiến cho các bé thích thú và chăm chỉ giải ra các bài toán một cách tự nhiên, không ràng buộc.

Đề bài: Các em hãy viết những con số từ 1 đến 10 nhé.

Bài tập toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 2: Các bài Toán nhận biết hình khối

Để giúp các bé phát triển trí tư duy, bạn hãy dạy cho trẻ nhận biết những hình khối như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn…

Đề bài: Em hãy tô màu vào các hình theo mẫu nhé.

Dạng bài tập toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 3: Xác định vị trí

Đề bài: Các em hãy tô màu vào những con vật đang có hướng mặt sang bên trái nhé.

Bài tập xác định vị trí toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 4: Tìm đường đi trong mê cung

Dạng toán này sẽ giúp cho bé tăng nhiều khả năng thông qua quá trình tìm được đường đi cho mê cung như khả năng phân tích, quan sát và rèn luyện tính kiên nhẫn..

Đề bài: Em hãy giúp cho chú ong đến được tổ mật nhé.

Dạng bài toán tìm đường đi trong mê cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 5: Bài toán tìm quy luật

Quy luật là một phần quan trọng trong toán học cũng như nó có nhiều ý nghĩa đến đời sống. Chính vì thế, các dạng bài tìm ra quy luật sẽ giúp cho bé hiểu được bản chất cũng như tăng khả năng tư duy.

Đề bài: Em hãy tô màu theo các hình giống nhau ở mỗi hàng.

Dạng tìm ra quy luật của toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 6: Ghép tranh – Dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4 tuổi phổ biến nhất

Bài toán này sẽ giúp cho bé rèn luyện khả năng tư duy và quan sát cực kỳ nhạy bén. Bé sẽ thích thú và tự giác tìm ghép các bức tranh trong sự yêu thích mà không có cảm giác bị ép buộc.

Đề bài: Bé hãy nối thành từng cặp bố con nhé.

Dạng bài ghép tranh của toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 7: Bài tập nối đồ vật ở hai cột có mối liên quan

Đề bài: Bé hãy nối các con vật với nơi ở của nó nhé.

Dạng bài nối đồ vật của toán tư duy 3-4 tuổi. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Dạng 8: Bài tập xác định vị trí trên dưới

Đề bài: Bé hãy tô màu vào những vật ở dưới phía nhé.

Dạng bài toán xác định vị trí của vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 9: Bài tập xác định vị trí trái phải

Dạng bài xác định vị trí trái phải. (Ảnh: Toploigiai.vn)

Những bài học này sẽ giúp cho cho bé thích thú và chăm chỉ giải quyết mà không có cảm giác bị bắt buộc, từ đó giúp bé phát triển khả năng tư duy cũng như các kỹ năng mềm khác.

Qua bài viết trên, hy vọng những thông tin về toán tư duy 3-4 tuổi đã cung cấp sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh có cái nhìn mới hơn về phương pháp học toán tư duy này. Để biết nhiều hơn về những mẹo hay dạy cho con trẻ, các bạn có thể theo dõi chuyên mục “Ba mẹ cần biết” thuộc website Wikihoc.edu.vn nhé.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *