Toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức toán cơ bản mà các bé sẽ được học theo đúng chương trình GDPT. Vì có nhiều đơn vị đo độ dài toán lớp 3 nên nhiều bé dễ bị nhầm lẫn, tính toán sai.

Vậy nên, để giúp các con chinh phục được các dạng toán đơn vị đo độ dài lớp 3 hiệu quả, hãy cùng Wikihoc khám phá bí quyết học được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3

Trong chương trình toán học lớp 3, các con sẽ được làm quen với bảng đơn vị đo độ dài.

Theo đó, đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm. Nó được sử dụng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác. Ví dụ, quãng đường từ nhà đến trường dài 5 km thì 5 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến trường.

Toán lớp 3 về đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đơn vị đo độ dài cụ thể gồm có km, hm, dam, m, dm, cm và mm. Thông tin quy đổi đơn vị độ dài cụ thể như sau:

  • Km (Ki-lô-mét) 1km = 10hm = 1000m
  • Hm (Héc-tô-mét) 1hm = 10dam = 100m
  • Dam (Đề-ca-mét) (1dam = 10m
  • M (Mét) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
  • Dm(Đề-xi-mét) 1dm = 10cm = 100mm
  • Cm(Xen-ti-mét) 1cm = 10mm
  • Mm (Mi-li-mét) (viết tắt là mm)

Mẹo giúp bé ghi nhớ toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài hiệu quả

Hiện nay, việc học thuộc bảng đơn vị đo độ dài không quá khó. Các bé chỉ cần ghi nhớ các đơn vị theo thứ tự sau để xác định độ lớn của độ dài: km > hm > dam > m > dm > cm > mm. 

Tham khảo thêm:   Toán tư duy Abacus là gì? Đâu là lợi ích mà trẻ sẽ nhận được khi học toán với phương pháp này?

Khi muốn đổi giữa các đơn vị đo độ dài, các bậc phụ huynh cũng nên xử lý khi tắc sau để hướng dẫn con. Đó là mỗi đơn vị đứng trước sẽ gấp 10 lần đơn vị đứng ngay sau nó hay mỗi đơn vị đứng sau sẽ bằng 1/10 đơn vị liền ngay trước nó.

Những mẹo giúp các bé có thể ghi nhớ toán lớp 3 về đơn vị đo độ dài hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Và khi đã nắm rõ nguyên tắc này, mọi người chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó một chữ số hoặc thêm một số 0 ứng với mỗi đơn vị đo là quy đổi thành công.

Riêng với trường hợp các bạn nhỏ chưa thạo cách đổi giữa các đơn vị thì có thể thực hiện đổi lần lượt về các đơn vị liền sau nó rồi cuối cùng mới đến đơn vị cần đổi theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ: 50 km = 500hm = 5.000dam = 50.000 m.

Các dạng toán đổi đơn vị lớp 3 phổ biến

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông tin về các dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài lớp 3 sau đây rồi cho bé thực hành.

Dạng toán rút về đơn vị lớp 3 nâng cao

Dạng toán đầu tiên mà các bé sẽ được tiếp cận đó chính là dạng toán rút về đơn vị. Theo đó, các con sẽ tìm giá trị của một trong các phần bằng nhau. Để giải bài tập toán rút về đơn vị lớp 3 nâng cao này, các bạn nhỏ sẽ thực hiện những bước sau:

Dạng toán rút về đơn vị các bạn học sinh lớp 3 cần làm quen (Nguồn ảnh: iToan)

  • Tìm một phần trong các phần bằng nhau từ dữ liệu đề bài cho trước
  • Tìm nhiều phần trong các phần bằng nhau theo yêu cầu của đề bài

Ví dụ:An di chuyển 4 km hết 240 phút. Hỏi An di chuyển 3 km hết bao nhiêu thời gian?

→ 1 km An di chuyển trong số phút là: 240 : 4 = 60 phút.

3 km An di chuyển trong số phút là: 60 x 3 = 180 phút.

Bài toán lớp 3 đổi đơn vị đo độ dài

Toán lớp 3 đơn vị đo độ dài theo mà các con cần phải tìm hiểu đó là cách đổi đơn vị đo độ dài. Dạng toán này sẽ yêu cầu các bạn nhỏ thực hiện 4 bước sau:

  • Bước 1: đọc đề và hiểu rõ những gì đề bài yêu cầu.
  • Bước 2: nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài
  • Bước 3: thực hiện phép tính để quy đổi
  • Bước 4: kiểm tra và viết kết quả.
Tham khảo thêm:   Giúp bé làm quen với số la mã 2002 cực đơn giản dựa vào quy tắc đọc và viết này

Ví dụ:toán lớp 3 đổi đơn vị sau ra mét:

a. 1km = ?

b. 5hm = ?

c. 2dam = ?

→ Đáp án: 

a.1.000 m

b. 500 m

c. 20 m

Dạng toán so sánh phép tính với đơn vị đo độ dài toán lớp 3

Đây là dạng toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài liên quan đến các phép tính và sự so sánh. Trong đó, đầu tiên các bạn nhỏ vẫn thực hiện phép tính giống như thông thường. Sau đó, các con tiến hành so sánh xem kết quả như thế nào.

Dạng toán so sánh với đơn vị độ dài học sinh cần biết (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: Trong 2 giờ đồng hồ, Hoàng di chuyển được 10 km. Cũng trong thời gian đó, Yến di chuyển được 5 km. Hỏi trong một giờ ai di chuyển được nhiều hơn?

→ Đáp án: 

Trong một giờ Hoàng di chuyển được số km là: 10 : 2 = 5 (km)

Trong một giờ Yến di chuyển được số km là: 5 : 2 = 2.5 (km)

Như vậy trong một giờ Hoàng di chuyển được nhiều hơn Yến.

Dạng toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài liên quan tới hình học

Đối với dạng bài tập toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài này, các bạn nhỏ thường sẽ vẽ tính chu vi hoặc diện tích của một hình học nào đó.

Ví dụ:hình chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 5 cm. Hỏi Chu vi của hình chữ nhật là bao nhiêu?

→ Đáp án: Chu vi của hình chữ nhật là: (20 + 5) x 2 = 50 (cm)

Bài toán phép tính toán lớp 3 về đơn vị đo độ dài

Trong các dạng toán đổi đơn vị lớp 3, chắc chắn không thể không kể đến dạng bài tính phép toán với đơn vị đo độ dài. Các bước để thực hiện bài tập này rất đơn giản.

Đầu tiên các bạn nhỏ cũng đọc kỹ đề bài để hiểu được yêu cầu của đề bài

Sau đó, con sẽ thực hiện phép tính để đưa ra kết quả mà đề bài yêu cầu. Trong quá trình thực hiện phép tính, các bạn nhỏ cần nhớ độ dài phải đổi về cùng đơn vị thì mới thực hiện phép tính. Khi thực hiện xong thì phải giữ lại đơn vị ở kết quả.

Tham khảo thêm:   Bí quyết giúp dạy số cho bé 3 tuổi tại nhà hiệu quả mà phụ huynh nào cũng cần biết

Ví dụ:Thực hiện các phép tính sau:

a. 16 km + 8 km = ?

b. 45 dam – 10m =?

c. 34 mm : 2 =?

→ Đáp án:

a. 24 km

b. 440 m 

c. 17 mm

Dạng bài tập về phép tính với toán đơn vị đo độ dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Cách học toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài hiệu quả

Để giúp các bạn nhỏ có thể học toán lớp 3 về đơn vị đo độ dài hiệu quả, sau đây sẽ là một vài bí quyết mà bậc phụ huynh không nên bỏ qua để dạy bé.

Hãy đảm bảo bé ghi nhớ được bảng đơn vị lớp 3

Các bậc phụ huynh muốn con học đơn vị đo độ dài toán lớp 3 hiệu quả nên giúp các con ghi nhớ bảng đơn vị. Chỉ khi các con nhớ được bảng đơn vị thì mới có thể thực hiện được các dạng bài tập một cách dễ dàng. Bởi khi giải mọi dạng bài tập liên quan đến đơn vị độ dài đều căn cứ vào bảng đơn vị độ dài.

Bố mẹ cùng con ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài khi làm toàn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Học toán đơn vị đo độ dài toán lớp 3 liên hệ với thực tiễn

Để học toán đơn vị đo độ dài toán hiệu quả, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên dạy các bé với những bài học có liên hệ thực tiễn. Chẳng hạn như bố mẹ có thể yêu cầu con tính quãng đường đi từ nhà đến trường, từ trường đến cửa hàng đồ ăn nhanh,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể yêu cầu bé tính quãng đường di chuyển được trong 1 khoảng thời gian nhất định,…

Cùng bé chơi trò chơi về việc đếm, so sánh độ dài

Một cách học về bảng đơn vị lớp 3 hiệu quả nhất hiện nay chính là bố mẹ nên cùng con tham gia vào các trò chơi để đếm và so sánh độ dài. Việc vừa học vừa chơi sẽ giúp các bạn nhỏ luôn hứng thú trong việc tiếp cận kiến thức về độ dài.

Cùng bé vừa chơi vừa học về đơn vị đo độ dài toán lớp 3 (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Khi học, các con sẽ không bao giờ cảm thấy áp lực vì sự thú vị mà những trò chơi mang đến. Bố mẹ có thể cùng con di chuyển 1 quãng đường trong khoảng nhất định. Sau đó, bố mẹ sẽ yêu cầu bé so sánh về quãng đường mình cùng con di chuyển. Ai di chuyển nhiều hơn sẽ giành chiến thắng, được quà,…

Những trò chơi như vậy sẽ giúp các con xả stress sau những giờ học, rèn luyện sức khỏe và có thể học tốt toán lớp 3 hơn.

Tìm hiểu thêm: Dạy bé học toán lớp 4 tại nhà, bố mẹ đã biết cách giúp bé học vui học tốt?

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kiến thức toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn thông tin bổ ích giúp cho các bạn nhỏ có thể học toán hiệu quả.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *