Môn Toán Mầm non và Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay vẫn còn nặng về cách tiếp thu kiến thức thụ động và máy móc, khiến trẻ không còn niềm đam mê hay yêu thích Toán.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông mới môn Toán đã có những thay đổi, tập trung vào yếu tố thực tế, giúp học sinh hiểu “Học Toán đề làm gì?” không chỉ là học để đi thi mà còn phải hiểu bản chất và ứng dụng Toán học vào giải quyết được vấn đề thực tiễn cuộc sống.
GS. TSKH Đỗ Đức Thái – Chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới – Trưởng khoa Toán – Tin Trường ĐHSP Hà Nội nhận định: “Vì quá nặng nên môn Toán trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều trẻ. Các em không nhìn thấy niềm vui của Toán nữa. Chương trình đã giết chết niềm vui Toán học từ trong trứng.”
Trong những năm qua, học sinh cấp Mầm Non, Tiểu học vẫn đang được học theo hướng khá thụ động, việc tiếp thu kiến thức mới chỉ dừng đến mức biết mà ít đi vào thực hành. Vì vậy, khi trẻ học Toán, những yếu tố như: nhu cầu, hứng thú của người học hay tạo được các cơ hội để học sinh thực hành vận dụng lý thuyết trong đời sống thực tiễn chưa được quan tâm.
Cùng với đó, các em đang học những kiến thức lý thuyết quá khó nhớ, nặng nề theo các dạng ghi nhớ công thức về cách tính số thập phân, hình học…. nhưng trên thực tế lại không hiểu được bản chất của phép tính.
Việc học tập môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung trong gần 30 năm qua tại Việt Nam, chỉ mới chỉ dừng lại ở phục vụ cho các kỳ thi, các em học sinh học ngày đêm, phấn đấu cho các kỳ thi rất vất vả nhưng để hỏi sẽ vận dụng vào đâu, vận dụng như thế nào ngoài bài tập thì các em lại hoàn toàn không rõ.
Nhìn nhận vấn đề cấp bách này, GS. TSKH Đỗ Đức Thái cùng các chuyên gia đã có những đổi mới về môn Toán trong chương trình GDPT mới với mục tiêu “Toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán nhưng mỗi người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân và đảm bảo theo tiêu chí “Tinh giản – thiết thực – hiện đại – khơi nguồn sáng tạo”.
Hai đổi mới chính của chương trình GDPT mới môn Toán cấp Mầm non và Tiểu học
Môn Toán theo chương trình GDPT mới sẽ không thay đổi nhiều về mặt kiến thức nhưng chú trọng nhất vào khả năng hiểu và tiếp cận Toán học cho trẻ, bao gồm:
– Hình thành năng lực tư duy Toán học cho học sinh thay vì ghi nhớ, đánh đố và chỉ phục vụ cho các kỳ thi.
– Chú trọng học sinh hiểu bản chất môn Toán và đặc biệt giải quyết được vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Chuyển từ hướng truyền tải nội dung sang hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh
Việc chuyển từ dạy theo hướng truyền tải nội dung sang dạy để hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh sẽ giải đáp cho câu hỏi “học Toán để làm gì?”.
Cụ thể, tập trung xây dựng năng lực Toán học cho học sinh ở đây chính là không đi theo lối mòn ghi – chép và ghi – nhớ mà từ bài học lý thuyết, trong mỗi tiết học, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động như: thảo luận nhóm, quan sát mô hình thực tế, ghép Toán với những hoạt động thường ngày… để hiểu bản chất một cách đơn giản nhất nhờ vào các ví dụ thực tiễn.
Ngoài ra, học sinh sẽ cần xây dựng 5 năng lực:
– Năng lực tư duy, lập luận Toán học
– Năng lực mô hình hóa Toán học
– Năng lực giải quyết vấn đề Toán học
– Năng lực giao tiếp Toán học
– Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học
Việc phát triển các năng lực trên sẽ giúp các em học sinh giảm tải bớt được áp lực thi cử và có nhiều hơn cơ hội thực sự áp dụng Toán học vào đời sống.
Học sinh biết ứng dụng được Toán học vào thực tiễn
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán suốt những năm qua, học theo hướng ứng dụng Toán học vào thực tiễn dường như còn rất hạn chế, thiếu chủ động. Chương trình GDPT mới đã hướng môn Toán đến việc gắn kết các Toán học với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội.
Ví dụ: Khi muốn làm một chiếc hộp từ mảnh bìa cát tông, các em sẽ biết cách đo đạc, tính toán làm sao để lắp ghép được thành hình. Sau này, các em có thể ứng dụng để thiết kế một vật dụng nào đó thiết thực trong đời sống hằng ngày theo cách khoa học nhất.
Ngoài ra, thông qua việc tổ chức trò chơi, câu lạc bộ Toán học, diễn đàn, cuộc thi về Toán… học sinh sẽ có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của bản thân vào thực tiễn.
Có thể thấy, môn Toán trong chương trình GDPT đang hướng tới giúp học sinh Mầm non, Tiểu học ngay từ những ngày đầu tiếp cận với Toán sẽ được học theo nhu cầu, năng lực nhận thức, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề theo cách thực tế nhất.
Tìm hiểu về Wikihoc Math – ứng dụng học Toán theo chương trình GDPT Mới
Wikihoc Math là ứng dụng hàng đầu cho các ba mẹ đang muốn giúp con trong độ tuổi Mầm non và Tiểu học học Toán theo chương trình GDPT mới của Bộ GD&ĐT.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học tạm đóng cửa, trẻ em trải qua kỳ nghỉ dài rất dễ rơi rụng kiến thức. Với mong muốn giúp các em nhỏ đang phải tạm nghỉ tránh dịch tại nhà có thể học tập, ôn luyện và củng cố kiến thức môn Toán, Wikihoc đã mở miễn phí toàn bộ chương trình Wikihoc Math cho học sinh bậc Mầm non và Tiểu học khắp cả nước.
Hướng tới việc xây dựng các bài học giúp trẻ phát triển năng lực tư duy Toán học theo định hướng của chương trình GDPT mới. Mỗi bài học của Wikihoc Math được thiết kế theo dạng:
– Các câu hỏi có tính tương tác cao
– Các bài tập nhận biết, thông hiểu, bài tập vận dụng và ôn tập giúp trẻ rèn luyện tư duy giải các dạng toán khác nhau, hiểu tận gốc vấn đề và đi vào giải quyết vấn đề.
Trẻ sẽ được tăng cường thực hành và trải nghiệm thông qua 10.000+ hoạt động tương tác được thiết kế sinh động, thân thiện, phù hợp với trình độ của trẻ giúp học môn Toán không còn nặng nề.
Wikihoc Math chính là lựa chọn nhất định ba mẹ nên tìm hiểu để đưa Toán học tiếp cận với trẻ nhỏ theo phương pháp nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi đồng thời vẫn đảm bảo bám sát chương trình GDPT mới của Bộ GD&ĐT.
Ba mẹ có thể tải Wikihoc Math miễn phí tại Wikihoc tận dụng thời gian học tập tại nhà trong mùa dịch Covid-19 cùng bé thật hiệu quả nhé!