Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy như thế nào? Đặc điểm của cây tùng trong phong thủy và trong phong thủy nội thất ra sao? Trồng và chăm sóc cây tùng như thế nào? Tất cả sẽ được Wikihoc.com đề cập trong bài viết hôm nay.

Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy

Cây tùng không chỉ có vẻ bề ngoài thanh lịch mà ẩn chứa sau nó là những ý nghĩa sâu xa đối với phong thủy. Cây tùng đại diện cho sự khí tiết và sự trường thọ bởi trong những điều kiện khắc nghiệt cây tùng vẫn có thể sống một cách khỏe mạnh.

Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủyÝ nghĩa của cây tùng trong phong thủy

Không những thế, cây tùng được cho là có thể xua đuổi tà ma, xua đuổi những thứ xui xẻo mang lại một cuộc sống bình yên, sung túc cho gia chủ của nó.

Khi trồng trong nhà, cây tùng còn có tác dụng đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ cũng như trong phòng làm việc sẽ giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ hơn.

Đặc điểm của cây tùng trong phong thủy

Cây tùng trong phong thủy là loại cây phù hợp với hầu hết các tuổi, tất cả các mệnh như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều thích hợp để trồng loại cây này.

Tham khảo thêm:  

Đặc điểm của cây tùng trong phong thủyĐặc điểm của cây tùng trong phong thủy

Xét về mạng, cây tùng hợp nhất với những người thuộc mệnh Kim bởi vì nó là loại cây lá kim (Kim trong kim loại). Ngoài ra các mệnh tương sinh như mệnh Thủy và Thổ cũng rất thích hợp trồng cây này. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân là thích hợp để trồng cây tùng nhất.

Đặc điểm cây tùng trong phong thủy nội thất

Cây tùng bách tán trong phong thủy nội thất

Cây tùng bách tán được trồng nhiều ở các sân vườn, biệt thự, rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Trong phong thủy, tùng bách tán dùng để trừ tà, xua đuổi ma quỷ, mang lại cuộc sống bình yên.

Cây tùng thơm trong phong thủy nội thất

Cây tùng thơm có nguồn gốc từ châu Mỹ, thường dùng làm vật trang trí trong các gia đình để xua đuổi côn trùng nhờ hương thơm mà nó phát ra. Đồ gỗ làm bằng gỗ tùng thơm mang lại vẻ sang trọng và thanh lịch.

Đặc điểm cây tùng trong phong thủy nội thấtĐặc điểm cây tùng trong phong thủy nội thất

Trong phong thủy nội thất nó có ý nghĩa giúp gia chủ xua tan những âu lo, căng thẳng trong cuộc sống.

Cây tùng bồng lai trong phong thủy nội thất

Đây là loại tùng vô cùng quý hiếm được được nhiều người săn đón, trong phong thủy, tùng bồng lai giúp xoa dịu mệt mỏi, mang đến vượng khí cho ngôi nhà. Đặc biệt những người tuổi Thân rất thích hợp trồng loại cây này, nó giúp hỗ trợ cho gia chủ trong công việc làm ăn cũng như mang lại nhiều tài vận.

Cách trồng và chăm sóc cây tùng

Cây tùng thường sống ở khí hậu lạnh ôn đới, việc chăm sóc cây tùng nhìn chung khá đơn giản, một số điểm cần lưu ý trong việc trồng và chăm sóc chúng như:

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy khen học sinh Phôi giấy khen học sinh

Nhiệt độ: Là một loại cây ưa khí hậu mát mẻ nên nhiệt độ thích hợp cho cây tùng sinh sống và phát triển là khoảng 27 – 28 độ C, nếu nhiệt độ quá cao cây sẽ bị thối.

Ánh sáng: Tùng là loại câu ưa bóng, tuy nhiên vẫn cần ánh sáng mặt trời để sinh trưởng, hằng ngày bạn nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khoảng 4 – 5 tiếng, tối thiểu là 2 tiếng.

Cách trồng và chăm sóc cây tùngCách trồng và chăm sóc cây tùng

Độ ẩm: Cây chịu được hạn tốt hơn chịu úng.

Thổ nhưỡng: Đất dùng để trồng cây phải có độ tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là có thể thoát nước tốt để tránh bị úng cây. Nếu trồng trong chậu thì nên bỏ vào đó sỏi hoặc xỉ than để tăng độ thông thoáng cho cây.

Nước tưới: Cây tùng được trồng trong nhà, vì thế chỉ nên tưới nước khi đất khô, tránh việc tưới quá nhiều nước làm cây bị úng, thối. Bạn có thể phun nước lên lá cây để tăng độ ẩm và giúp cây quang hợp tốt hơn nhé.

Phân bón: Trong tháng đầu tiên, có thể dùng phân NPK pha loãng tưới vào gốc, những tháng tiếp theo có thể bón phân dinh dưỡng vào đất.

Tạo dáng cho cây tùng

Cắt tỉa: Bạn cần cắt tỉa cho cây thông thoáng bằng cách: loại bỏ những đoạn lá nhỏ, lá già và những chi thứ hướng xuống đất.

Bấm ngọn: Khi thấy những đọt non mọc vượt thì bạn hãy bấm bỏ đến vùng biên của lá.

Tham khảo thêm:  

Tiến hành buộc dây tạo dáng: Bạn nên dùng cỡ dây khoảng 1,5 mm để buộc khắp các chi thứ của cành. Sau đó nắn chỉnh các chi thứ tỏa đều xung quanh thân cây và ngửa lá cây lên để hứng sương nhé.

Nhân giống cây

Gieo hạt: Bạn có thể thu thập hạt của bằng cách lấy hạt của những cây tùng già. Đem hạt gieo vào khoảng đất mịn, để ở nơi bóng râm đợi khoảng 1 – 2 tháng hạt sẽ phát triển thành cây con. Khi cây con đã cứng cáp thì bạn có thể đem trồng vào chậu.

Giâm cành: Chọn cành bánh tẻ khoảng 10cm, cắm vào khay đất mịn và râm mát, khoảng 3 tháng đảm bảo độ ẩm cho cành phát triển tốt. Bạn nên sử dụng thêm thuốc kích rễ để tỷ lệ cành sống có thể đạt tới 90%. Để thêm một thời gian ngắn nữa, khi mà rễ phát triển hơn, có thể đem trồng.

Phương pháp chiết cành: Chọn lựa những cành khỏe, trưởng thành, khi chiết, bạn cần chú ý để rễ thật già mới cắt và đem trồng nhé.

Vừa rồi là những thông tin về ý nghĩa của cây tùng đối với phong thủy,hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích.

Xem thêm:

>> Đá phong thủy là gì? Cách chọn đá phong thủy

>> Nhẫn phong thủy là gì? Cách đeo nhẫn phong thủy đem lại may mắn

>> Phong thủy trái cây là gì? Ý nghĩa của các loại trái cây phong thủy phổ biến

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *