Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 6 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 1
  • Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

HS đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu…

Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…

(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Biểu cảm

Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?

A. Con người thiếu oxy
B. Đại dương rộng lớn
C. Các chất khí CO2, metan, … từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển
D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng

Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:

A. Con người với thiên nhiên
B. Mẹ thiên nhiên
C. Cần bảo vệ cuộc sống của em
D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển

Tham khảo thêm:  

Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?

A. Giá trị của thời gian
B. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến trái đất
C. Giá trị của tri thức
D. Con người và thiên nhiên

Câu 5. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?

A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây
C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.
D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.

Câu 6. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?

A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Tất cả đều sai

Câu 7. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?

A. Không giúp ích gì cả
B. Cung cấp nước
C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
D. Giúp ta học hành, vui chơi

Câu 8. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?

A. Đúng.
B. Sai.

Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?

Câu 10. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 A 0.5
2 C 0.5
3 D 0.5
4 B 0.5
5 D 0.5
6 A 0.5
7 C 0.5
8 A 0.5

9

Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý:

Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao. Ảnh hưởng xấu đến con người.

– Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất

– Sinh vật biển hao hụt

– Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng

– Hao hụt lương thực, chỗ ở bị thu hẹp

– Sức khỏe suy giảm

1.0

10

HS trả lời những việc làm của bản thân để bảo vệ môi trường mình đang sống. Sau đây là định hướng:

– Tiết kiệm điện.

– Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao nylon.

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở.

– Giữ gìn cây xanh.

(HS trả lời đúng 2 ý được 0,5 đ, đúng từ 3 ý trở lên được 1,0 đ)

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0,25

c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.

HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau:

– Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng

– Trình bày được quan điểm, ý kiến của em

+ Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối

+ Đưa ra lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục mọi người về quan điểm của mình.

+ Nhắn gửi thông điệp về vấn đề trong đời sống

– Khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức của bản thân

3,0

0,5

2,0

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0.25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thương ông (trang 126) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 16

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 2

Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:

“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU

Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.

Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.

Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.

Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.

Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam.

Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Ở văn bản trên, tác giả cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lại lợi ích cho xã hội không? (Biết)

A. Có
B. Không

Câu 2: Câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam” có mấy phó từ? (Biết)

A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ

Câu 3: Câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” có trạng ngữ không? (Biết)

A. Có
B. Không

Câu 4: Đoạn văn “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào? (Biết)

A. Phép liên tưởng
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép nối

Câu 5: Câu “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc” có mấy số từ? (Biết)

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 6: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu? (Biết)

A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật…
B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát,…
C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.

Câu 7: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? (Hiểu)

A. Bàn về lòng nhân ái
B. Bàn về tính trung thực
C. Bàn về lòng khiêm tốn
D. Bàn về tính tham lam

Câu 8: Trong đoạn văn “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.”, tác giả đã dùng phép lập luận nào? (Hiểu)

Tham khảo thêm:  

A. Giải thích
B. Đối chiếu
C. So sánh
D. Phản đề

Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (Vận dụng)

Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao? (Vận dụng).

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 D 0,5
8 B 0,5
9 HS nêu được bài học phù hợp cho bản thân. 1,0
10 HS nêu được ý kiến của mình sao cho phù hợp. Lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức) 1,0
II VIẾT 4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một vấn đề mà em quan tâm. 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

2.5

a. Nêu vấn đề

b. Triển khai vấn đề

– Thực trạng của vấn đề

– Nguyên nhân của vấn đề

– Tác hại của vấn đề

– Một số giải pháp

c. Kết thúc vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

6

0

2

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

30

5

10

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

35%

25%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.

– Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

– Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

6TN

2TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

1TL*

Tổng

6TN

2TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

35

25

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi Văn 7 giữa kì 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *