Bạn đang xem bài viết Du lịch Dinh Độc Lập – Chứng nhân lịch sử trăm năm Sài Gòn tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Dinh Độc Lập tọa lạc tại quận 1 và được bao quanh bởi 4 trục đường gồm phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa, phía Đông Nam giáp Nguyễn Du, phía Tây Bắc giáp Nguyễn Thị Minh Khai, phía Đông Bắc giáp Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đồng thời cũng là nơi đặt cổng chính Dinh Độc Lập.

Đến 25/6/1976, Dinh Độc Lập chính thức được Bộ trưởng Bộ Văn hóa ký quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Việt Nam, và hôm nay, Wikihoc.com sẽ giúp các tín đồ du lịch hiểu rõ hơn về Dinh Độc Lập, nơi được mệnh danh là chứng nhân lịch sử trăm năm Sài Gòn nhé!

Đôi nét về lịch sử của Dinh Độc Lập

Dinh Norodom thời Pháp thuộc

Dinh Norodom thời Pháp thuộcDinh Norodom thời Pháp thuộc

Ngày 23/2/1868, sau khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công Việt Nam tại Đà Nẵng vào năm 1858, nhằm thay cho dinh thự cũ bằng gỗ được xây dựng năm 1863, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên và chính thức khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ.

Do chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870, công trình thi công bị kéo dài và được hoàn thiện năm 1871. Vì phía trước dinh lúc ấy là đại lộ Norodom – tên của Quốc vương Campuchia thời bấy giờ, nên dinh cũng được đặt tên là dinh Norodom và trong khoảng 1871 – 1887 thì được đổi tên thành dinh Thống đốc Nam kỳ.

Đồng thời, đây cũng chính là nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương trong khoảng 1887 – 1945, nên sau còn gọi là dinh Toàn quyền. Đến cuộc đảo chính của Nhật vào 9/3/1945, dinh trở thành nơi làm việc của Nhật nhưng bị Pháp chiếm lại vào 9/1945 trong cuộc Thế chiến II và trở thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương.

Dinh Độc Lập (1955 – 1975)

Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975

Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất quyền Quốc Trưởng của Bảo Đại và trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa rồi quyết định đổi tên dinh thành Dinh Độc Lập. Từ đó, dinh được xem như nơi ở, nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và là biểu tượng của chính quyền nên sau còn được gọi là dinh Tổng thống.

Tham khảo thêm:   Lông chân gây mất thẩm mỹ thì hãy áp dụng ngay 5 cách này để lông mọc thưa hơn

Ngày 27/2/1962, sau cuộc tấn công của phe đảo chính làm sập phần chính cánh trái của dinh, Ngô Đình Diệm quyết định san bằng và cho xây dựng tại đó một dinh thự mới. Đến ngày 31/10/1966, ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia bấy giờ là người chủ tọa buổi lễ khánh thành Dinh Độc lập mới.

Ngày 30/4/1975, sau khi đã húc đổ cổng chính và cổng phụ của dinh, đúng 11 giờ 30 phút ngày hôm ấy, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh bị hạ xuống và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên, chính thức kết thúc 20 năm chiến tranh của nước ta.

Hội trường Thống Nhất (sau 1975 đến nay)

Hội trường Thống Nhất ngày nayHội trường Thống Nhất ngày nay

Tháng 11/1975, hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất 2 miền Bắc – Nam thành 1 đất nước Việt Nam được diễn ra tại Dinh Độc Lập, chính vì thế nơi đây còn được gọi là Hội trường Thống Nhất. Đặc biệt ngày nay, cơ quan quản lý Di tích lịch sử Dinh Độc Lập cũng chính là Hội trường Thống Nhất.

Sau khi được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào 25/6/1976 và trở thành một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào 12/8/2009, Dinh Độc Lập trở thành điểm đến du lịch vô cùng nổi tiếng đối với cả trong và ngoài nước, khiến cho bất kỳ ai ghé đến Sài Thành đều không thể bỏ qua.

Điểm độc đáo phong thủy trong cách xây Dinh Độc Lập

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Mười, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người thiết kế Dinh Độc Lập đã rất khéo léo khi kết hợp phong cách phương Tây với nét đẹp phong thủy phương Đông trong bản thiết kế bao gồm các lam bê tông mặt tiền, biểu tượng của những lóng trúc và các chiết tự chữ Hán là Cát, Khẩu, Trung- Tam, Chủ và Hưng.

Mặt bằng Dinh Độc Lập có hình chữ CátMặt bằng Dinh Độc Lập có hình chữ Cát

Theo Huỳnh Văn Mười, mặt bằng dinh có bố cục theo hình chữ Cát và toàn bộ mặt tiền của dinh, gồm mặt trước dinh thự, bao lơn tầng 2, 3, mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ dưới mái hiên lại tạo thành chữ Hưng. Tiếp đó, lầu thượng của dinh, mang tên Tứ phương vô sự thể hiện chữ Khẩu, mang ý nghĩa đề cao giáo dục và sự tự do ngôn luận.

Tham khảo thêm:  

Đặc biệt, một trong những điểm độc đáo nhất về nét đẹp phong thủy của dinh đó là Tứ phương vô sự lâu của dinh khi hợp với cột cờ ở chính giữa lại tạo thành hình chữ Trung, còn các nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên của Tứ phương vô sự lâu, mái hiên vào tiền sảnh và bao lơn danh dự thì hợp thành chữ Tam đẹp mắt.

Các chiết tự chữ Hán được thể hiện qua kiến trúc của Dinh Độc LậpCác chiết tự chữ Hán được thể hiện qua kiến trúc của Dinh Độc Lập

Cuối cùng, chữ Tam khi được nét sổ dọc nối liền lại thì tạo thành chữ Vương và kỳ đài trên cùng của dinh lại tạo ra nét chấm phá để hợp thành chữ Chủ. Nói chung, Dinh Độc Lập không chỉ thể hiện được tài nghệ của người kiến trúc sư mà nơi đây còn được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc có giá trị ý nghĩa nhất.

Sơ đồ toàn cảnh Hội trường Thống Nhất

Toàn cảnh Hội trường Thống NhấtToàn cảnh Hội trường Thống Nhất

Theo như sơ đồ toàn cảnh của Hội trường Thống Nhất, bạn sẽ nhìn thấy quầy bán vé ngay bên trái của cổng chính trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Khi vào trong khuôn viên Hội trường, bạn có thể nhìn thấy các khu như: Khu trưng bày, xe tăng, máy bay F5E, nhà bát giác, sân tennis, nhà hàng cà phê 30/04, khách sạn 108 Nguyễn Du và căn tin.

Sơ đồ bên trong Dinh Độc Lập

Sơ đồ bên trong Dinh Độc LậpSơ đồ bên trong Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập có tất cả 6 tầng, trong đó tầng 1 bao gồm phòng Nội các, phòng Đại yến, cầu thang trung tâm và phòng Khánh tiết. Kế đó, tầng 2 của dinh gồm các phòng như phòng Hội đồng an ninh Quốc gia, phòng làm việc và phòng khách của Tổng thống, phòng khách của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư và khu gia đình Tổng thống.

Tầng 3 của Dinh Độc Lập bao gồm thư viện, phòng khách phu nhân Tổng thống, phòng chiếu phim và phòng giải trí. Tiếp theo, tầng trên cùng của Dinh thì có Tứ phương vô sự lâu và nơi trưng bày trực thăng UH1.

Ngoài ra, dinh còn có tầng hầm, bao gồm phòng ngủ của Tổng thống, phòng trực chiến của Tổng thống, tham mưu tác chiến, thông tin liên lạc và tầng trệt bao gồm phòng tập bắn, bếp, phòng chiếu phim tư liệu và nơi trưng bày xe Jeep, xe Mercedes.

Giá vé và thời gian tham quan

Giá vé tham quan Dinh Độc LậpGiá vé tham quan Dinh Độc Lập

Ở thời điểm hiện nay, giá vé tham quan Dinh Độc Lập được chia thành 2 khu vực chính:

  • Vé tham quan nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966” bao gồm: Khoảng 65.000 đồng/người đối với người lớn; 45.000 đồng/người đối với sinh viên; 15.000 đồng/người đối với trẻ từ 6 đến dưới 16 tuổi.
  • Vé tham quan tòa nhà chính bao gồm: Khoảng 40.000 đồng/người đối với người lớn; 20.000 đồng/người đối với sinh viên; 10.000 đồng/người đối với trẻ từ 6 đến dưới 16 tuổi.

Bên cạnh đó, Dinh Độc Lập sẽ mở cửa để phục vụ du khách đến tham quan mọi ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật và bao gồm cả ngày nghỉ lễ. Khung thời gian tham quan Dinh Độc Lập được quy định như sau:

Tham khảo thêm:  

  • Giờ bán vé: 8h00 – 12h00
  • Giờ tham quan: 8h00 – 13h00 đối với tham quan tòa nhà chính; 9h00 – 13h00 đối với tham quan nhà trưng bày.

Các tuyến xe buýt di chuyển đến dinh

Các tuyến xe buýt di chuyển đến dinhCác tuyến xe buýt di chuyển đến dinh

Do tọa lạc tại một vị trí rất đắc địa của thành phố và được bao quanh bởi 4 trục đường nên ngoài xe máy, ô tô, bạn có thể di chuyển đến đây bằng cách tra cứu tuyến xe bus, cụ thể là các tuyến sau đây:

  • Tuyến 01: Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn
  • Tuyến 02: Bến Thành – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 03: Bến Thành – Thạnh Lộc
  • Tuyến 04: Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương
  • Tuyến 05: Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa

Các cột mốc lịch sử liên quan đến Dinh Độc Lập

Bia khánh thành Dinh Độc Lập

Bia khánh thành Dinh Độc LậpBia khánh thành Dinh Độc Lập

Như đã ghi cụ thể trên bia khánh thành Dinh Độc Lập, dinh được khởi công từ năm 1962 và khánh thành vào 31/10/1966 do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ. Đồng thời, trên bia còn cho chúng ta biết kiến trúc sư của dinh chính là ông Ngô Văn Thụ và quản đốc công trường là trung tá Phan Văn Điển.

Ai là người cắm lá cờ đầu tiên lên nóc dinh?

Trung úy Bùi Quang Thận - người cắm lá cờ đầu tiên lên nóc dinhTrung úy Bùi Quang Thận – người cắm lá cờ đầu tiên lên nóc dinh

Ngày 30/4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã tiến vào Dinh Độc Lập và đúng 11 giờ 30 phút hôm ấy, ông đã cắm lá cờ đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên nóc dinh. Kể từ đó, 30/4 mang ý nghĩa như ngày chiến tranh tại Việt Nam được hoàn toàn được chấm dứt.

Tham khảo: Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2022 chi tiết dành cho người lao động, học sinh, sinh viên

Trên đây là đầy đủ các thông tin cần thiết về Dinh Độc Lập – chứng nhân lịch sử trăm năm Sài Gòn. Hy vọng với bài viết này của Wikihoc.com, bạn sẽ có thể bỏ túi thêm được một địa điểm du lịch Sài Gòn nổi tiếng, thú vị cũng như là nơi có thể học hỏi thêm nhiều điều nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Du lịch Dinh Độc Lập – Chứng nhân lịch sử trăm năm Sài Gòn tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *