Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Công nghệ lớp 8 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 7 Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8, mời các bạn cùng tải tại đây.
1. Đề thi giữa kì 1 Công nghê 8 Chân trời sáng tạo
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Công nghệ 8
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bản vẽ kĩ thuật không trình bày thông tin nào của sản phẩm?
A. Hình dạng.
B. Kích thước.
C. Yêu cầu kĩ thuật.
D. Công dụng.
Câu 2. Quy tắc ghi kích thước đường kính khác gì quy tắc ghi kích thước bán kính?
A. Đường kính chỉ có con số kích thước, bán kính có kí hiệu trước con số kích thước.
B. Đường kính có kí hiệu trước con số kích thước, bán kính có kí hiệu R trước con số kích thước.
C. Đường kính có kí hiệu trước con số kích thước, bán kính chỉ có con số kích thước.
D. Đường kính có kí hiệu R trước con số kích thước, bán kính có kí hiệu trước con số kích thước.
Câu 3. Cho vật thể có kích thước: chiều dài 60 mm, chiều rộng 40 mm và chiều cao 50 mm. Hình biểu diễn vật thể có tỉ lệ là 1:2. Độ dài kích thước chiều cao đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
A. 30 mm
B. 25 mm
C. 20 mm
D. 15 mm
Câu 4. Khi tia nắng vuông góc với mặt sân thì hình chiếu của quả bóng đá lên mặt sân có dạng hình gì?
A. Hình tròn.
B. Hình elip.
C. Hình bầu dục.
D. Hình đa giác đều.
Câu 5. Việt Nam và một số quốc gia châu Á, châu Âu thường sử dụng phương pháp góc chiếu nào để biểu diễn hình chiếu vuông góc của vật thể?
A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
B. Phương pháp góc chiếu thứ hai.
C. Phương pháp góc chiếu thứ ba.
D. Phương pháp góc chiếu thứ tư.
Câu 6.Trên bản vẽ kĩ thuật, nét liền đậm được dùng để:
A. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.
B. Đường kích thước và đường gióng.
C. Cạnh khuất, đường bao khuất.
D. Đường tâm, đường trục đối xứng.
Câu 7. Tại sao trên bản vẽ lắp không ghi kích thước của tất cả các chi tiết?
A. Tiết kiệm diện tích vẽ.
B. Tiết kiệm mực in.
C. Tránh gây rối bản vẽ.
D. Tiết kiệm thời gian đọc bản vẽ.
Câu 8. Mặt cắt trong bản vẽ nhà có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu diễn các số liệu xác định hình dạng, kích thước và bố cục của ngôi nhà.
B. Thể hiện hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
C. Biểu diễn vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, các bố trí các phòng…
D. Biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 9. Hình trụ được tạo thành như thế nào?
A. Quay một hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông.
B. Quay một hình tam giác đều một vòng quanh một đường cao của tam giác đó.
C. Quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định.
D. Quay một nửa hình tròn một vòng quanh đường kính của nửa đường tròn đó.
Câu 10. Vì sao khi thiết kế ngôi nhà, người ta quan tâm hàng đầu tới mặt bằng của ngôi nhà?
A. Vì việc bố trí như cửa đi, các phòng ngủ, phòng khách, đồ dùng… trong ngôi nhà được thể hiện trên các mặt bằng.
B. Vì mặt bằng giúp hình dung ra hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.
C. Vì mặt bằng thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.
D. Vì mặt bằng thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 11. Khi nào cần lập bản vẽ chi tiết?
A. Khi chế tạo và kiểm tra các chi tiết.
B. Cần tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
C. Khi thiết kế và thi công xây dựng.
D. Khi người thợ cơ khí cần lắp ráp chi tiết máy.
Câu 12.Bản vẽ chi tiết dưới đây gồm có những nội dung chính nào?
A. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
B. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
C. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên.
D. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm)
Câu 1: (3 điểm) Đọc bản vẽ nhà một tầng theo quy trình đã học.
Câu 2: (1 điểm) Nêu đặc điểm hình chiếu của các khối hình học: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều, hình trụ, hình nón và hình cầu.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8
Câu 1 (3 điểm)
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung đọc |
Kết quả đọc bản vẽ nhà một tầng |
Bước 1. Khung tên |
– Tên của ngôi nhà – Tỉ lệ bản vẽ |
– Nhà một tầng – Tỉ lệ: 1: 50 |
Bước 2. Hình biểu diễn |
Tên gọi các hình biểu diễn |
– Mặt đứng A – A – Mặt cắt B – B – Mặt bằng |
Bước 3. Kích thước |
– Kích thước chung – Kích thước từng bộ phận |
– Dài 7700, rộng 7000, cao 4500 – Kích thước từng bộ phận: + Phòng khách: 4600 x 3100 + Phòng ngủ: 4600 x 3100 + Nhà vệ sinh: 3100 x 1500 + Bếp và phòng ăn: 5500 x 3100 |
Bước 4. Các bộ phận chính |
– Số phòng – Số của đi và cửa sổ – Các bộ phận khác |
– 3 phòng – 3 cửa đi đơn 1 cánh, 1 cửa đi đơn 2 cánh, 6 cửa sổ và 1 cửa chớp. |
Câu 2 (1 điểm)
– Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp đều: hình chiếu có dạng là hình dạng các mặt bao của nó.
– Hình trụ, hình nón, hình cầu: hình chiếu mặt đáy là hình tròn; các hình chiếu theo các hướng còn lại của hình trụ , hình nón là các đa giác; của hình cầu là các hình tròn giống nhau.
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Tiêu chuẩn trong trình bày bản vẽ kĩ thuật |
1 |
1 |
1 |
3 |
1,5 |
|||||||
Hình chiếu vuông góc |
2 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
6,0 |
|||||
Bản vẽ kĩ thuật |
2 |
3 |
5 |
2,5 |
||||||||
Tổng số câu TN/TL |
5 |
5 |
1 |
2 |
12 |
1 |
10 |
|||||
Điểm số |
2,5 |
2,5 |
4,0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10 |
|||||
Tổng số điểm |
2,5 điểm 25 % |
2,5 điểm 25 % |
4,0 điểm 40 % |
1,0 điểm 10 % |
10 điểm 100 % |
100% |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số câu) |
TN (số câu) |
TL |
TN |
|||
VẼ KĨ THUẬT |
1 |
12 |
||||
1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật |
Nhận biết |
– Chỉ ra thông tin bản vẽ kĩ thuật không trình bày. |
1 |
C1 |
||
Thông hiểu |
– So sánh quy tắc ghi kích thước đường kính với ghi kích thước bán kính. |
1 |
C2 |
|||
Vận dụng |
– Xác định kích thước khi biết tỉ lệ vẽ. |
1 |
C3 |
|||
2. Hình chiếu vuông góc |
Nhận biết |
– Nêu hình chiếu của một vật trong phép chiếu vuông góc. – Nhận biết vật thể khi biết hình chiếu vuông góc. |
2 |
C4 C6 |
||
Thông hiểu |
– Hiểu cách tạo hình trụ. |
1 |
C9 |
|||
Vận dụng |
– Liên hệ thực tế. – Vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. |
1 |
1 |
C1 |
C5 |
|
3. Bản vẽ kĩ thuật |
Nhận biết |
– Nêu tình huống cần phải lập bản vẽ chi tiết. – Chỉ ra nội dung chính của bản vẽ chi tiết. |
2 |
C11 C12 |
||
Thông hiểu |
– Giải thích vì sao trên bản vẽ lắp không ghi kích thước của tất cả các chi tiết. – Ý nghĩa của mặt cắt trong bản vẽ nhà. – Giải thích vì sao mặt bằng trong bản vẽ nhà được quan tâm hàng đầu. |
3 |
C7 C8 C10 |
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 Cánh diều
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Kí hiệu các khổ giấy dùng trong vẽ kĩ thuật theo Tiêu chuẩn Việt Nam là:
A. A0; A1; A2; A3; A4; A5
B. A1; A2; A3; A4; A5
C. A0; A1; A2; A3; A4
D. A1; A2; A3; A4
Câu 2: Diện tích khổ giấy A0 gấp mấy lần diện tích khổ giấy A3?
A. 2 lần
B. 4 lần.
C. 8 lần.
D. 16 lần.
Câu 3: Nét vẽ đường kích thước và đường gióng là:
A. Nét gạch dài – chấm – mảnh.
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét liền đậm
Câu 4: Tỉ lệ là:
A. Tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể.
B. Tỉ số giữa kích thước đo được trên vật thể với kích thước tương ứng đo trên hình biểu diễn.
C. Tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước chiều dài khổ giấy.
D. Tỉ số giữa kích thước đo được trên vật thể với kích thước chiều dài khổ giấy.
Câu 5: Phương pháp hình chiếu vuông góc sử dụng phép chiếu:
A. Phép chiếu xuyên tâm.
B. Phép chiếu song song.
C. Phép chiếu vuông góc.
D. Cả ba câu trên.
Câu 6: Hình chiếu vuông góc của một vật thể bao gồm:
A. Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
B. Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.
C. Hình chiếu cạnh và hình chiếu đứng.
D. Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
Câu 7: Trình tự vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện là:
A. Vẽ hình chiếu đứng, vẽ hình chiếu cạnh, vẽ hình chiếu bằng.
B. Vẽ hình chiếu đứng, vẽ hình chiếu bằng, vẽ hình chiếu cạnh.
C. Vẽ hình chiếu bằng, vẽ hình chiếu cạnh, vẽ hình chiếu đứng.
D. Vẽ hình chiếu bằng, vẽ hình chiếu đứng, vẽ hình chiếu cạnh.
Câu 8: Những khối đa diện và khối tròn xoay có 3 hình chiếu đều giống nhau là:
A. Khối cầu và khối trụ.
B. Khối trụ và khối lập phương.
C. Khối lập phương và khối cầu.
D. Cả ba câu trên.
Câu 9: Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kĩ thuật:
A. Trình bày các thông tin về hình dạng và kích thước của chi tiết.
B. Trình bày các thông tin về hình dạng và vật liệu của chi tiết.
C. Trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu của chi tiết.
D. Trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Câu 10: Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kĩ thuật dùng để:
A. Phục vụ cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.
B. Phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra và bảo quản chi tiết.
C. Phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra, bảo quản và sửa chữa chi tiết.
D. Phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra, bảo quản và vận chuyển chi tiết.
Câu 11: Khi đọc bản vẽ chi tiết cần tuân thủ trình tự đọc như sau:
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
B. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật. khung tên,
C. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật.
D. Khung tên, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, kích thước.
Câu 12: Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật:
A. Trình bày các thông tin về hình dạng, kết cấu chung của một sản phẩm.
B. Trình bày các thông tin về vị trí tương quan giữa các chi tiết.
C. Trình bày các thông tin về cách thức lắp ghép giữa các chi tiết.
D. Cả ba câu trên.
Câu 13: Nội dung của bản vẽ lắp bao gồm:
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
B. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước.
C. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật.
D. Bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
Câu 14: Khi đọc bản vẽ lắp cần tuân thủ trình tự đọc như sau:
A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
B. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, bảng kê, phân tích chi tiết, tổng hợp.
C. Bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp.
D. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, phân tích chi tiết, tổng hợp.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm):
Câu 1: Vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể (3 điểm)
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
ĐA | C | C | B | A | C | D | B |
Câu | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
ĐA | C | D | A | A | D | B | A |
Điểm các câu trắc nghiệm làm đúng được tính mỗi câu 0,5 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3 đ) |
Vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể. – Vẽ đúng hình chiếu đứng. – Vẽ đúng hình chiếu bằng. – Vẽ đúng hình chiếu cạnh. – Hoàn thiện bản vẽ + Vẽ đúng các đường gióng + Vẽ đúng các đường ghi kích thước + Ghi đúng các số kích thước |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ |
2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật |
1 |
1 |
1 |
3 |
1,5 |
||||||
2. Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
5,5 |
||||
3. Bản vẽ chi tiết |
1 |
1 |
2 |
1,0 |
|||||||
4. Bản vẽ lắp |
1 |
1 |
2 |
1,0 |
|||||||
5. Bản vẽ nhà |
1 |
1 |
2 |
1,0 |
|||||||
Tổng số câu TN/TL |
5 |
4 |
1 |
1 |
2 |
12 |
1 |
10 |
|||
Điểm số |
2,5 |
2,0 |
0,5 |
4,0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10 |
|||
Tổng số điểm |
2,5 điểm 25 % |
2,0 điểm 20 % |
4,5 điểm 45 % |
1,0 điểm 10 % |
10 điểm 100 % |
100% |
3. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức – Đề 1
3.1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Khổ giấy có kích cỡ lớn nhất để vẽ bản vẽ?
A. A4 .
B. A3
C. A1
D. A0
Câu 2. Có mấy loại tỉ lệ để vẽ bản vẽ ?.
A 1 .
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Phần khung tên được đặt ở vị trí nào của bản vẽ
A. Vị trí ở giữa khung bản vẽ
B. ở bên trên góc phải khung bản vẽ
C. Ở bên dưới góc phải khung bản vẽ
D. ở bên trên góc trái khung bản vẽ
Câu 4. Hình chiếu bằng của hình trụ và hình nón có hình dạng
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật
C. Hình tròn
D. Hình tam giác
Câu 5 Hình chiếu đứng, chiếu cạnh, của hình chóp đều có hình dạng
A. Hình tam giác vuông
B. Hình tròn
C. Hình chữ nhật
D. Tam giác cân
Câu 6: Khối tròn xoay gồm các hình nào
A. Hình trụ, Hình nón, Hình cầu
B. Hình chóp đều, Hình lăng trụ đều, Hình hộp
C. Hình trụ, Hình nón cụt, Hình hộp
D. Hình hộp, Hình cầu, Hình chỏm cầu
Câu 7: Trình tự đọc nào không có trong bản vẽ chi tiết
A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Kích thước
C. Bảng kê
D. Hình biểu diễn
Câu 8: Trình tự tổng hợp thuộc loại bản vẽ nào
A. Bản vẽ chi tiết
B. Bản vẽ lắp
C. Bản vẽ đầu côn
D. Bản vẽ gối đỡ
Câu 9: Bản vẽ lắp bản vẽ chi tiết có mấy nội dung
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10 Trong bản vẽ nhà hình biểu diễn nào là quan trọng nhất?
A. Mặt bằng.
B. Mặt đứng.
C. Mặt cắt.
D. Mặt đứng và mặt cắt.
Câu 11. Phòng thờ, phòng sinh hoạt chung của ngôi nhà thường nằm ở mặt nào
A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Mặt cắt
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Mặt nào cho biết kích thước ngôi nhà theo chiều cao?
A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Mặt cắt
D. Cả A, B, C.
Câu 13. Gang thuộc loại vật liệu nào
A. Kim loại đen.
B. Kim loại màu
C. Phi kim loại
D. Chất dẻo rắn
Câu 14. Nhóm vật liệu thuộc vật liệu phi kim loại
A. Cao su, Thuỷ tinh, gốm, Nhựa
B. Gỗ, chì, kẽm, bạc, nhôm
C. Giấy, nhựa, thiếc, vàng
D. Titan, kẽm, nhựa, chất dẻo nhiệt
Câu 15. Chất dẻo nhiệt ứng dụng làm gì?
A. Làm dép, can, cốc, rổ
B. Làm các chi tiết máy, ổ đỡ, vỏ bút máy
C. Làm săm, lốp, ống dẫn, day đai
D. Cả A, B, C
Câu 16:Lốp xe máy điện được làm bằng vật liệu gì?
A. Kim loại màu
B. Kim loại đen
C. Cao su
D. Gốm
Câu 17. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là
A. Fe, c
B. Cu, Al
C. Zn, O2
D. Ba, N
Câu 18: Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm thuộc loại tính chất gì
A. Tính chất hoá học
B. Tính chất cơ học
C. Tính chất công nghệ
D. Tính chất vật lý
Câu 19. Vật liệu cách điện
A. Vang
B. Bạc
C. Nhôm
D. Sứ
Câu 20. Vật liệu cách điện
A. Vật liệu kim loại đen
B. Vật liệu kim loại màu
C. Vật liệu phi kim loại.
D. Cả A, B, C
Câu 21. Bộ phận nào không thuộc bộ truyền động đai
A. Bánh dẫn
B. Bánh bị dẫn
C. Dây đai.
D. Xích
Câu 22 Tốc độ quay và đường kính của bộ truyền động đai là tỉ lệ
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ đều
C. Tỉ lệ nghịch
D. Tỉ lệ nhanh
Câu 23: Z1 cho biết điều gì ?
A. Tốc độ quay
B. Đường kính dây đai
C. Số răng bánh dẫn
D. Cả A, B, C
Câu 24: Bộ phận không phải truyền động ăn khớp
A. Dây đai
B. Xích
C. Đĩa bị dấn
D. Đĩa Dấn
Câu 25: Bộ phận không phải cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động của máy khâu đạp chân
A. Bàn đạp
B. Vô lăng dẫn
C. Thanh truyền
D. Pít tông
Câu 26: Chuyển động dây đai chéo dùng để làm gì
A. Tăng vận tốc
B. Tăng ma sát
C. Đảo chiều bán bị dẫn
D. Tiết kiệm dây đai
Câu 27: Cơ cấu tay quay con trượt biến chuyển động quay thành chuyển đông
A. Lắc
B. Tròn
C. Tịnh tiến
D. Cả A, B, C
Câu 28: Chuyển động bánh răng có mấy bộ phận
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
TỰ LUẬN (3 điểm):
Câu 29 (2 điểm) Vẽ hình chiếu theo các hướng chiếu trên hình vẽ và đặt đúng vị trí của nó trên bản vẽ kĩ thuật
Câu 30 (1 điểm) So sánh tính cứng và tính dẻo của thép, đồng, nhôm
3.2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) : Mỗi câu 0,25 điểm |
||||||||||||||
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
D |
C |
C |
C |
D |
A |
C |
B |
C |
A |
B |
C |
A |
A |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
A |
C |
A |
D |
D |
C |
D |
C |
C |
A |
D |
C |
C |
A |
Câu 29
Câu 30
Thép cứng hơn đồng. Đồng cứng hơn nhôm
– Tỉnh dẻo nhôm dẻo hơn đồng ,đồng dẻo hơn thép
3.3 Ma trận đề kểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số CH |
Thời gian (phút) |
|||||||||
Sô CH |
Thời gian (Phút) |
Số CH |
Thời gian (Phút) |
Số CH |
Thời gian (Phút) |
Số CH |
Thời gian (Phút) |
TN |
TL |
|||||
1 |
Vẽ kí thuật |
Một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ |
2 |
1, 5 |
1 |
1, 5 |
3 |
3 |
7, 5 |
|||||
Hình chiếu vuông góc |
2 |
1, 5 |
1 |
1, 5 |
1 |
10 |
3 |
1 |
13 |
27, 5 |
||||
Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp |
1 |
0, 75 |
2 |
3 |
3 |
3, 75 |
7, 5 |
|||||||
Bản vẽ nhà |
2 |
1, 5 |
1 |
1, 5 |
3 |
3 |
7, 5 |
|||||||
2 |
Cơ khí |
Vật liệu cơ khí |
4 |
3 |
3 |
4, 5 |
1 |
5 |
7 |
1 |
12, 5 |
27, 5 |
||
Truyền biến đổi cđ |
5 |
3, 75 |
4 |
6 |
9 |
9, 75 |
22, 5 |
Tổng |
16 |
12 |
12 |
18 |
1 |
10, 0 |
1 |
5, 0 |
28 |
2 |
45 |
|||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
20 |
10 |
70 |
30 |
100 |
100 |
||||||
Tỉ lệ chung (%) |
70 |
30 |
100 |
100 |
BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Mở đầu về trồng trọt |
1. Một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ |
Nhận biết: – Mô ta được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và kích thước Thông hiểu – Hiểu được bản vẽ được trình bày ra sao |
2 |
1 |
||
2. Hình chiếu vuông góc |
Nhận biết: – Được các hình chiếu, hướng chiếu Thông hiểu – Hiểu được các mặt của vật thể thuộc hình chiếu nào, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ |
2 |
1 |
1 |
|||
3. Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp |
Nhận biết: – Các nội dung của 2 loại bản vẽ Thông hiểu: – Hiểu đc nội dung cần đọc của 2 loại bản vẽ Vận dụng |
1 |
2 |
– biết được ứng dụng, bản vẽ vào thực tế tại gia đình. |
||||||
4. Bản vẽ nhà |
Nhận biết: – Được 3 mặt chính của ngôi nhà Thông hiểu: – Hiểu được vai trò của ba mặt của bản vẽ ngôi nhà |
2 |
1 |
|||
2 |
Quy trình trồng trọt |
Vật liệu cơ khí |
Nhận biết: – Kể tên được các loại vật liệu và phân biệt đc các loại vật liệu Thông hiểu – Biết được 1 số tính chất của vật liệu đã học – Vận dụng: – Các tính chất của vật liệu để áp dụng vào tế chế tạo các đồ dùng thiết bị |
4 |
3 |
1 |
Truyền biến đổi cđ |
Nhận biết: –Nhận biết được các dạng truyền và biến đổi chuyển động Thông hiểu –Hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động Vận dụng: – Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào gia đình, địa phương. |
5 |
4 |
Tổng: |
16 |
12 |
1 |
1 |
……….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 7 Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 8 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.