Bạn đang xem bài viết Sự tích chị Hằng và phong tục bái nguyệt tết Trung thu tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Từ lâu, hình ảnh chị Hằng và tục Bái Nguyệt đã gắn liền với tết Trung thu. Tuy nhiên nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa biết đến sự tích này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về sự tích chị Hằng cũng như phong tục Bái Nguyệt trong ngày tết Trung thu nhé.

Sự tích chị Hằng

Sự tích chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất, khiến cho mặt đất nóng đến bốc khói, mọi sông biển đều khô cạn, con người gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm anh hùng Hậu Nghệ bức xúc. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời và chỉ để lại một ông mặt trời duy nhất. Từ đó về sau, mặt đất không còn khô nóng như trước, người dân cũng đã sống được. Lập nên thần công cái thế, Hậu Nghệ nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Tham khảo thêm:   60 lời chúc tiễn bạn đi du học nước ngoài hay, ý nghĩa nhất

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ bị bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Tham khảo thêm:   Thử ngay 20 kiểu tóc two block sành điệu, thời thượng cho bạn nam

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Phong tục Bái Nguyệt

Thần Mặt Trăng trong đời sống tín ngưỡng của người phương Đông có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi người dân ở đây sống chủ yếu nhờ nghề làm nông – một nghề rất phụ thuộc vào thời tiết. Sự thay đổi chuyển dịch của Mặt Trăng dự báo về mưa gió, vì thế mà người phương Đông xem lịch Mặt Trăng (hay còn gọi là lịch âm), khác với lịch dương của người phương Tây. Họ thờ thần Mặt Trăng như là một trong những vị thần bảo trợ nông nghiệp.

Hơn nữa, trong quan niệm dân gian Nguyệt Thần là vị thần chủ quản về gia đình, tình duyên, hạnh phúc, đại diện cho người phụ nữ, người mẹ hiền, cho sự sinh sản và duy trì nòi giống. Phật giáo tôn Nguyệt Quang Bồ Tát là vị từ bi, phổ chiếu ánh sáng hiền hòa khắc chúng sinh để giải trừ ác nghiệp, soi đường tỏ lối, dẫn dắt muôn loài hướng thiện.

Phong tục Bái Nguyệt

Chính vì vậy, ngày rằm tháng 8 hàng năm – ngày mặt trăng sáng nhất và to nhất trong năm được chọn là ngày tết Trung thu để tổ chức lễ hội cũng như cúng bái Nguyệt thần nhằm cầu cho mùa màng bội thu. Lễ hội là dịp để những người làm nông vui chơi, nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả, đồng thời cũng là dịp tế trời cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, gia trạch bình an.

Tham khảo thêm:   Ý nghĩa và tác dụng của quả cầu đá phong thủy

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về sự tích Hằng Nga cũng như phong tục bái nguyệt vào rằm tháng tâm. Chúc các bạn sẽ có một ngày tết Trung thu đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự tích chị Hằng và phong tục bái nguyệt tết Trung thu tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *