Natri clorua (NaCl) là một trong những muối quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Bài viết tổng hợp dưới đây của Wikihoc sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết định nghĩa NaCl là muối gì? Cách gọi tên, tính chất cũng như ứng dụng cụ thể của chúng ra sao.

Định nghĩa NaCl là muối gì?

Có thể bạn chưa biết nhưng theo tính toán từ Cục Hải Dương và khí quyển Mỹ (NOAA), tỷ lệ muối NaCl (natri clorua) của nước biển ở các đại dương trên Trái đất chiếm tới 3.5%. Như vậy, chỉ cần loại bỏ muối khỏi nước chúng ta có thể thu về đến 50 triệu tỷ tấn muối.

Muối NaCl. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy định nghĩa cụ thể NaCl là muối gì? “Natri clorua là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là NaCl. Đây là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào. Đây cũng là thành phần chính trong muối ăn được sử dụng phổ biến làm gia vị hay chất bảo quản thực phẩm”. (Theo Wikipedia.org).

Nguồn gốc của NaCl:

Để hiểu rõ bản chất của NaCl là muối gì? Các bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc của chúng.

Thực tế, NaCl có nguồn gốc chủ yếu từ đất liền là nước ngọt từ các cơn mưa không ở dạng tinh khiết 100% hòa tan CO2 trong khí quyển rơi xuống đất. Khi nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận đường thoát nước trong khu vực, tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá sau đó mang chúng ra biển. Trong đó, 90% các ion này là natri hoặc clo, chúng kết hợp với nhau tạo thành muối. Một phần nhỏ khác muối có nguồn gốc từ miệng núi lửa hoặc đá ở trên đáy biển.

Cấu trúc tinh thể của muối NaCl:

Natri chloride tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương. Trong các tinh thể này, các anion clorua lớn được sắp xếp trong khối khép kín lập phương, trong khi các cation natri nhỏ hơn lấp vào các lỗ hổng bát diện giữa chúng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác loại. Cấu trúc cơ bản như thế này cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng chất khác và được biết đến như là cấu trúc halide (Theo Wikipedia.org).

Cách đọc tên muối NaCl

Muối có rất nhiều tên gọi khác nhau như natri clorua, muối, muối ăn, muối mỏ, hay halide. Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC – International Union of Pure and Applied Chemistry), tên gọi chính thức của NaCl là Natri Clorua.

Tính chất vật lý của Nacl là gì?

Tìm hiểu NaCl là muối gì không thể không nhắc đến tính chất vật lý của nó. NaCl là muối phổ biến với những tính chất vật lý đặc trưng sau:

Tham khảo thêm:   Học sao Việt 7 cách giảm cân cấp tốc, không cần dùng thuốc

Muối Nacl là chất rắn kết tinh màu trắng hoặc không màu. (Ảnh: Healthbenefitstimes.com)

  • Muối Nacl là chất rắn kết tinh màu trắng hoặc không màu.

  • Muối NaCl không có mùi.

  • Muối NaCl là chất hút ẩm trong tự nhiên. Nó hấp thụ độ ẩm từ khí quyển ẩm trên 75% độ ẩm tương đối và dưới mức này sẽ khô.

  • Nhiệt độ nóng chảy của muối NaCl rất cao, ở 801 độ C và bắt đầu bốc hơi ở nhiệt độ ngay trên điểm sôi 1413 độ C.

  • Độ hòa tan trong nước của muối là 35.9g.ml (25 độ C). Độ tan của muối NaCl ở trong nước giảm xuống khi có sự hiện diện của NaOH, CaCl2, HCl, MgCl2…

  • Tương tự như các muối ion khác, muối NaCl có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt ở trạng thái lỏng và dung dịch nhưng không thể khi tồn tại ở trạng thái rắn.

  • Muối NaCl cũng rất ít tan trong rượu, không hòa tan trong axit clohydric (HCl) đậm đặc. Đây vừa là tính chất vật lý, vừa là tính chất hóa học đáng chú ý của muối NaCl.

Bảng thống kê về độ tan của muối trong các dung môi (Theo Wikipedia.org):

Tính chất hóa học của muối NaCl

Tìm hiểu định nghĩa NaCl là muối gì, ngoài tính chất vật lý, chúng ta cần hiểu về tính chất hóa học của nó. 

Tìm hiểu tính chất hóa học của muối. (Ảnh: Shutterstock.com)

  • Loại muối: NaCl là muối trung hòa – muối mà anion gốc Axit không có khả năng phân li ra ion H+. NaCl có pH = 7 và nó không đổi màu quỳ tím.

  • Liên kết hóa học: NaCl là một liên kết hóa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu, ở đây là Na+ và Cl–. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.

  • Sự điện li: NaCl là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn trong nước, tạo ra các ion âm và dương, là ion Na+ và Cl–.

  • Sự kết tủa: Khi cho HCl đặc vào dung dịch bão hòa Natri Clorua sẽ tạo thành kết tủa trắng. Khi thêm nước vào hỗn hợp này, kết tủa sẽ hòa tan lại.

  • Các phản ứng tiêu biểu: NaCl không phản ứng với kim loại, axit, bazơ ở điều kiện thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối.

AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3

Ở trạng thái rắn, muối NaCl phản ứng với H2SO4 đậm đặc, chúng ta có phương trình phản ứng như sau:

NaCl + H2SO4  NaHSO4 + HCl

Phản ứng điện phân NaCl:

2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2

Sản xuất và điều chế muối NaCl như thế nào?

Sản xuất và điều chế muối NaCl có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất và đời sống.

Sản xuất muối. (Ảnh: Laodong.vn)

Trạng thái tự nhiên:

  • Cho nước biển bay hơi nước, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là natri clorua (trong 1m3 nước biển có hòa tan khoảng 27 kg muối natri clorua, 5kg muối magie clorua, 1kg muối canxi sunfat và một khối lượng nhỏ những muối khác).
  • Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một lượng lớn muối natri clorua kết tinh, được gọi là muối mỏ. Mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặt có trước đây hàng triệu năm. Nước hồ bị bay hơi, còn lại là muối natri clorua kết tinh thành những vỉa dầy trong lòng đất (Theo SGK Hóa học 9, NXB giáo dục Việt Nam).
Tham khảo thêm:   TOP game MMORPG miễn phí hay nhất trên mọi nền tảng

Cách khai thác muối:

  • Ở những nước có biển hoặc hồ nước mặn, người ta thường khai thác NaCl từ nước mặn ở trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

  • Ở những nơi có mỏ muối, người ta khai thác muối bằng cách đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối mỏ sau khi khai thác được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

Xem thêm: 

  • Muối là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z và bài tập thực hành
  • Muối kali nitrat: Định nghĩa, tính chất, cách điều chế và ứng dụng
  • Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp chất như thế nào?

Ứng dụng của NaCl muối là gì?

Như đã chia sẻ, muối NaCl có nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống. Cụ thể:

Trong sản xuất công nghiệp

Trong công nghiệp sản xuất, muối NaCl được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất cao su, dệt nhuộm, công nghiệp giấy…

Muối ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Ngành công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy: Muối ứng dụng để tẩy trắng bột gỗ.

  • Ngành sản xuất cao su: Muối NaCl được sử dụng như một chất ăn mòn với mục đích làm trắng cao su hay cao su tổng hợp.

  • Công nghiệp dệt nhuộm: Người ta sử dụng muối hoàn nguyên NaCl để làm mềm nước.

  • Công nghiệp xử lý nước: Muối tinh NaCl được sử dụng rất nhiều trong công đoạn hoàn nguyên hạt trao đổi cation Na+ khi xử lý nước.

Xử lý nước bể bơi

Sử dụng muối bể bơi (có thành phần chính là NaCl) thường được sử dụng với bộ điện phân muối, có tác dụng khử trùng, làm sạch bể bơi, loại bỏ các vi khuẩn trong đó. Xử lý nước bể bơi theo cách này giúp nước trong bể không có mùi khó chịu, không làm kích ứng da lại vừa đảm bảo chi phí xử lý thấp.

Ứng dụng trong thực phẩm

NaCl là thành phần chính trong muối ăn và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì có tính chất hút ẩm nên muối còn được sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ.

Muối bảo quản thực phẩm sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bảo quản thực phẩm bằng muối, bạn chỉ cần rửa sạch chúng, cắt thành những miếng nhỏ và trải đều muối lên trên. Cứ một lớp muối rồi đến thực phẩm sau đó đậy kín lại, bảo quản trong chum và đặt ở nơi thoáng mát là tốt nhất.

Ứng dụng trong y tế, sức khỏe

Ngoài sử dụng trong bếp ăn làm gia vị, muối còn có rất nhiều ứng dụng trong y tế, giúp thuyên giảm và làm nhẹ nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh về mũi họng như:

Súc miệng nước muối loãng giúp bảo vệ răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Giảm cơn đau do nhiệt miệng.

  • Giảm sưng chân do tình trạng móng mọc ngược.

  • Làm dịu vết mẩn đỏ trên da.

  • Giảm tình trạng đau, viêm họng.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, muối NaCl còn được ứng dụng trong sản xuất thuốc tiêu độc và một số loại thuốc chữa bệnh khác.

Nông nghiệp và chăn nuôi

Người ta trộn muối với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón. Ngoài ra, muối còn cân bằng sinh lý trong cơ thể gia súc, gia cầm, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ bệnh tật.

Ứng dụng của muối trong đời sống gia đình

Không chỉ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế… muối còn có rất nhiều ứng dụng hữu ích khác trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Giúp việc lau chùi nhà cửa dễ dàng hơn: Rửa bồn rửa chén, lau chùi tủ lạnh, bình pha cà phê…

  • Hỗ trợ bếp núc: Muối giữ cho trái cây không bị thâm, khử mùi hôi của tỏi, bảo vệ mặt đáy của bếp nướng…

  • Làm sạch vết bẩn trên quần áo: Có thể sử dụng muối để tẩy vết rượu vang, vết bẩn do mồ hôi, làm sạch bàn ủi quần áo…

Tham khảo thêm:   100g bánh chuối chiên bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Bài tập về muối NaCl sách giáo khoa kèm lời giải

Sách giáo khoa Hóa học 9 không có bài tập riêng về muối NaCl. Các bài tập liên quan đến loại muối này được gộp chung trong bài một số muối quan trọng.

Thực hành làm bài tập. (Ảnh: Shutterstock.com)

Bài 1 (Sách Giáo khoa Hóa học 9, trang 36)

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a/ Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b/ Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c/ Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d/ Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Gợi ý đáp án:

a/ Muối không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b/ Muối không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c/ Muối không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

CaCO3  t°CaO + CO2

d/ Muối rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

Bài tập số 2 (Sách Giáo khoa Hóa học 9, trang 36)

Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án:

Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch như sau:

  • Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch NaOH:

HCl + NaOH  NaCl + H2O

  • Phản ứng trao đổi giữa:

Muối và axit: Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O

Muối và muối: Na2SO3 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl

Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl

Muối và kiềm: CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaCl

Bài tập số 3 (Sách Giáo khoa Hóa học 9, trang 36)

a/ Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp).

b/ Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:

Khi clo dùng để: (1); (2); (3)

Khi hidro dùng để: (1); (2); (3)

Natri hiđroxit dùng để: (1); (2); (3)

Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp: Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohiđric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bóng thám không; sản xuất nhôm; sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.

Gợi ý đáp án:

a/ Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn:

2NaCl + 2H2O  2NaOH + H2 + Cl2 (Điện phân có màng ngăn)

b/ Điền chữ vào chỗ trống:

Khí clo dùng để: (1) tẩy trắng vải, giấy; (2) sản xuất axit HCl; (3) sản xuất chất dẻo PVC.

Khí hidro dùng để: (1) hàn cắt kim loại; (2) làm nhiên liệu động cơ tên lửa; (3) bơm khí cầu, bóng thám không.

Natri hiđroxit dùng để: (1) nấu xà phòng; (2) sản xuất nhôm; (3) chế biến dầu mỏ.

Trên đây là những tổng hợp của Wikihoc giải đáp NaCl là muối gì. Các bạn hãy đọc kỹ lý thuyết để áp dụng làm bài tập thực hành thật tốt nhé. Đừng quên ghé đọc website của Wikihoc thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức môn học thú vị khác!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *