Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập phản ứng tạo phức của NH3 Bài tập Hóa học lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học lớp 11, Wikihoc.com xin giới thiệu tài liệu Bài tập phản ứng tạo phức của NH3.

Tài liệu bao gồm phương pháp, bài tập tự luận và trắc nghiệm phản ứng tạo phức của NH3 . Hy vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong học kì tới. Đồng thời giúp quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Bài tập phản ứng tạo phức của NH3

I. Phương pháp giải

– Nắm chắc kiến thức về phản ứng khử – tạo phức của NH3:

– Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

Ví dụ: 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 +3H2O

– Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất:

Tham khảo thêm:  

Với Cu(OH)2: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Bài tập tự luận

Bài 1: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M.

a. Viết ptpư.

b. Tính thể tích khí N2 (đkc) tạo thành sau phản ứng.

Trả lời

a. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑ + 3H2O

Chất rắn A: Cu và CuO dư

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b. nCuO = nHCl/2 = 0,02/2 = 0,01 mol

số mol CuO tham gia phản ứng khử là: 3,2/80 – 0,01 = 0,03 mol

→ VN2 = 0,01. 22,4 = 2,24 lít

Bài 2: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%

a. Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?

b. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?

Trả lời

nCuCl2 = 400.6,75/100.135 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng: CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl (1)

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (2)

a. Khi lượng kết tủa cực đại thì chỉ xảy ra phản ứng (1)

=> nNH3 = 0,2.2 = 0,4 mol => VNH3 = 0,4. 22,4 = 8,96 lít

b. Khi kết tủa tan hết xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2)

nNH3 = 0,2.2 + 0,2.4 = 1,2 mol => VNH3 = 1,2. 22,4 = 26,88 lít

III. Trắc nghiệm

Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?

A. 4NH3 + 5O2 → 4NO↑ + 6H2O

B. NH3 + HCl → NH4Cl

Tham khảo thêm:  

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑+ 3H2O

Câu 2: Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng

A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng.

B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.

C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.

D. Bột CuO không thay đổi màu.

Câu 3: Khi cho NH3 vào bình clo, lửa bùng cháy kèm theo “khói” trắng bay ra. “Khói” trắng đó là:

A. NH4Cl

B. HCl

C. N2

D. Cl2

Câu 4: Cho từ từ đến dư NH3 vào dd FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Cho CO dư đi qua X nung nóng thì chất rắn thu được chứa:

A. ZnO, Cu, Fe.

B. ZnO, Cu, Al2O3, Fe

C. Al2O3, ZnO, Fe

D. Al2O3, Fe.

Câu 5: Cho 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

A. Dd màu xanh thẫm tạo thành,

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 22 (Có đáp án) Vấn đề phát triển nông nghiệp

Câu 7: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16 gam CuO (to), phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:

A. 0,15 lít

B. 0,05 lít

C. 0,1 lít

D. 0,2 lít

Câu 8: Cho 200 gam dd FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 32,1 gam

B. 21,4 gam

C. 18 gam

D. 10,7 gam

Câu 9: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là:

A. 4,48 lít

B. 3,36 lít

C. 10,08 lít

D. 6,72 lít

Câu 10: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3 )2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,06.

B. 1,56.

C. 5,04.

D. 2,54

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B 2. B 3. A 4. D 5. A
6. D 7. B 8. B 9. C 10. B

Câu 7:

nCuO dư = 0,2-0,15 = 0,05 mol

=> nHCl = 0,05.2 = 0,1 mol

=> VHCl = 0,1/2 = 0,05 lít.

Câu 8:

nFeCl3 = 200.16,25/(100.162,5) = 0,2 mol

=> nFe(OH)3 = 0,2 mol => m = 0,2.107 = 21,4 gam

Câu 9:

nAgNO3 = 300.8,5/100.170 = 0,15 mol

AgNO3 + NH3 + H2O → Ag(OH) + NH4NO3

Ag(OH) + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)

=> nNH3 = 0,15 + 0,3 = 0,45

=> V = 0,45.22,4 = 10,08 lít

Câu 10:

mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,02. 78 = 1,56 gam

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập phản ứng tạo phức của NH3 Bài tập Hóa học lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *