Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bản cam kết phòng cháy chữa cháy Bản cam kết phòng chống cháy nổ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bản cam kết phòng cháy chữa cháy là biểu mẫu được các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp lập ra cam kết về việc an toàn phòng cháy chữa cháy.

Giấy cam kết phòng cháy chữa cháy là một loại giấy phép con”; một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư; chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động tiến hành xin phép xây dựng; kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện bắt buộc phải có. Vậy sau đây là 2 mẫu giấy cam kết phòng cháy chữa cháy mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Mẫu bản cam kết phòng cháy chữa cháy – Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
————-

BẢN CAM KẾT
(V/v Đảm bảo an toàn PCCC dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022)

Kính gửi: Công an quận …………. – Công an TP ………….

– Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

– Căn cứ Nghị định số 136/2014/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô tăng cường công tác PCCC&CNCH mùa hanh khô, Đại hội Đảng toàn quốc, Tết Nguyên đán Tân Sửu và các lễ hội, sự kiện đầu năm Tân Sửu 2021.

Tham khảo thêm:   Thor: Love and Thunder có gì hấp dẫn?

Đơn vị: ……………………………………………………..

……………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………..

Cam kết với Công an quận …………. – Công an TP ………….. Nội dung như sau:

1. Tăng cường chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC trong phạm vi quản lý để phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại liên quan đến an toàn PCCC.

2. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt trong phạm vi quản lý; sắp xếp vật dụng dễ cháy cách xa nguồn nhiệt (hoặc nơi có khả năng phát sinh nguồn nhiệt); kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện đang sử dụng, ngắt cầu dao (attomat) các khu vực không sử dụng khi hết giờ làm việc và trong thời gian nghỉ Tết.

3. Thường xuyên kiểm tra nguồn nước dự trữ phục vụ chữa cháy và đảm bảo chất lượng hoạt động của các trang thiết bị phương tiện PCCC; đồng thời sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời các thiết bị PCCC báo hỏng, báo lỗi không vận hành sử dụng được.

4. Duy trì đường, lối thoát nạn trong cơ sở thông thoáng; đảm bảo các thiết bị phục vụ cho người di chuyển thoát nạn hoạt động tốt; bố trí sắp xếp các phương tiện, vật dụng, hàng hóa không gây cản trở khả năng tiếp cận của xe chữa cháy.

5. Củng cố, tăng cường lực lượng PCCC tại chỗ, bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, mỗi ca trực có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nếu có cháy nổ xảy ra; tự diễn tập các phương án chữa cháy giả định để trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng phó trong thực tế khi có cháy.

Thời gian thực hiện: Từ …….. đến hết ngày …..

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu cơ sở.

…………., ngày … tháng … năm 2021

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ
(ký đóng dấu)

Mẫu bản cam kết phòng cháy chữa cháy – Mẫu 2

….… (1) …..…
……. (2) ..……

Số:….…/TB-…….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

Tham khảo thêm:  

THÔNG BÁO
Về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Kính gửi: ………………………………………………………………………………………

Tôi là: …………………………………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu: ………………..…, ngày cấp: ……… nơi cấp: ………………….

Đại diện cho: ……………………..……………………………………………..……….…

Địa chỉ: ………….……………….………………………………..………………..…………

Điện thoại:……………………………………………… Fax: ……………………………………..

Cam kết đã bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014

– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trìnhquy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Tham khảo thêm:   8 hàng xôi ngon nức tiếng ở Sài Gòn, sẽ làm bạn 'ứa nước miếng'

– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Đối với ……………………………, có các tài liệu kèm theo như sau:

– Văn bản thông báo cam kết đảm bảo an toàn PCCC do người đứng đầu cơ sở ký;

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PC&CC; văn bản nghiệm thu về PC&CC (nếu có);

– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người cơ sở đã trang bị

– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy

– Phương án chữa cháy

– Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở

– Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở

– Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

Kể từ ngày ….. tháng …. năm ………… chính thức đi vào hoạt động.

Tôi xin cam kết các nội dung nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm tổ chức duy trì liên tục các điều kiện trên, thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nơi nhận:

– Như trên;

– ………………….;

– Lưu:…………….;

……… ngày …. tháng …. năm……

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bản cam kết phòng cháy chữa cháy Bản cam kết phòng chống cháy nổ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *