Bạn đang xem bài viết Bọ xít: Cách diệt trừ bọ xít ngày mưa và sơ cứu khi bị cắn tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bọ xít là gì?

Bọ xít là loài côn trùng có kích thước nhỏ thuộc bộ cánh nửa có tên khoa học là Pentatomidae. Bọ xít là con trùng rất nguy hiểm và có tính phá hoại rất cao trong nông nghiệp cây trồng và chăn nuôi.

Bọ xít hút máu người, vật nuôi, nhựa cây phục vụ cho quá trình sinh sản của chúng. Bọ xít cắn gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi, làm giảm năng suất của cây trồng.

Bọ xít

Tác hại của bọ xít

Bên ngoài có khá nhiều loại bọ xít khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm có lợi (rất ít), nhóm gây hại cho cây trồng (dễ dàng bắt gặp trên nhãn, chôm chôm, lúa… khi vào mùa), nhóm gây hại sức khỏe (xuất hiện nhiều vào mùa mưa, tiết trời nóng ẩm).

Phá hoại mùa màng: Một số loại bọ xít bám vào nhánh, quả non, hút nhựa từ chúng. Khiến cho quả khi thu hoạch bị sần sùi, biến dạng không còn vị ngon ngọt.

Tham khảo thêm:   Cây sung bonsai: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Ngộ độc do bọ xít: Cơ thể bọ xít có dịch độc, chẳng may ăn phải dịch này dễ tụt huyết áp, tổn thương cơ quan, tệ hơn có thể dẫn đến tử vong.

Bọ xít có nhiều loại khác nhau, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng sức khỏe

Hút máu gây hại sức khỏe: Trong giai đoạn phát triển một số loại bọ xít có nhu cầu ký sinh, hút máu người và động vật. Vết cắt thường chỉ mẫn đỏ nhẹ như vết công trùng đốt, tạo thành mảng khoảng đầu ngón tay. Mảng đỏ này dần sẽ sưng phù, gây sốt, đặc biệt ở trẻ nhỏ có thể gây tê. Bạn cần đến bệnh viện gần nhất khi có dấu hiệu này.

Sơ cứu khi bị bọ xít cắn

Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu

Người bị bọ xít cắn, ngay tại vết cắn có cảm giác ngứa rát, đau buốt, các vết cắn nổi sần kéo dài từ 2 – 5 ngày.

Vết thương bị bọ xít cắn có hiện tượng sưng, thậm chí mưng mủ kèm sốt nhẹ, nặng hơn có thể gây buồn nôn, chóng mặt, choáng váng…

Nếu bị bọ xít cắn có những triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Sơ cứu khi bị bọ xít cắn

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sau đó dùng oxy già hoặc thuốc sát khuẩn.

Không được gãi, nhất là vị trí vết cắn vì có thể gây nhiễm trùng.

Nếu vết thương sưng, mưng mủ có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Tham khảo thêm:  

Cách đuổi bọ xít ra khỏi nhà

Nước tỏi

Nguyên liệu:

  • 500ml nước
  • 20ml bột tỏi

Cách dùng:

Bạn trộn đều nước và bột tỏi vào bình xịt. Phun nước lên lá cây, góc ẩm dễ xuất hiện bọ xít.

Mùi nồng của tỏi khiến bọ xít tránh xa khu vực nhà bạn, bạn cũng có thể sử dụng tỏi băm nhuyễn rắc trực tiếp lên chậu cây, góc nhà.

Xịt nước pha với bột tỏi, hoặc rắc tỏi băm nhuyễn quanh nhà

Tinh dầu bạc hà

Nguyên liệu:

  • 500ml nước
  • 10 giọt tinh dầu bạc hà (bạn cũng có thể sử dụng 10g bột bạc hà thay thế)
  • 1/2 chén gạo

Cách dùng:

Cách 1: Hòa tinh dầu bạc hà và vào nước, cho hỗn hợp vào bình xịt. Phun đều khu vực dễ xuất hiện bọ xít.

Cách 2: Trộn đều 10 giọt tinh dầu với gạo, chia thành nhiều phần trong khay nhỏ, đặt tại nơi có bọ xít.

Tinh dầu bạc hà tỏa hương nhanh đuổi bọ xít cùng các loại côn trùng gây hại. Tuy nhiên chúng lại dễ bay hơi, do đó bạn phải thường xuyên lặp lại thao tác ít nhất 1 lần/ tuần.

Tinh dầu bạc hà với hương dễ dịu giúp đuổi bọ xít và lưu hương

Nước rửa chén – dầu xả

Nguyên liệu:

Các dùng:

Hòa nước rửa chén hay dầu xả vào nước ấm, cho tất cả vào bình xịt. Phun nước quanh nhà, đặc biệt ở những vị trí dễ dàng có bọ xít.

Có tác dụng diệt khuẩn, phá hủy lớp biểu bì bên ngoài bảo vệ bọ xít, nước rửa chén và dầu xả khiến chúng dần mất nước và bị tiêu diệt.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Người đổi thay

Mức độ tẩy rửa của 2 sản phẩm này khá nhẹ, pha loãng chúng và sử dụng sẽ không làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình bạn.

Nước rửa chén và dầu xả Có tác dụng diệt khuẩn, phá hủy lớp biểu bì bên ngoài bảo vệ bọ xít

Lưu ý khi diệt bọ xít

Bọ xít khó có thể tiêu diệt hoàn toàn do đó tốt nhất bạn nên sử dụng bột lá bạc hà mèo rắc quanh nhà, phòng bọ xít xuất hiện. Đây là loại thảo mộc có thể trồng trong vườn nhà, không gây ảnh hưởng sức khỏe gia đình bạn.

Khi phát hiện bọ xít hãy giết một vài con ở bên ngoài mùi của chúng sẽ báo hiệu cho đồng loại tập trung thay vì tiến vào nhà bạn.

Vẫy mạnh quần áo trước khi mang vào nhà, đặc biệt với đồ còn ẩm.

Trồng cây bạc hà mèo, giết vài con ở bên ngoài, vẫy mạnh quần áo trước khi mang vào nhà là cách giúp bạn phòng bọ xít vào nhà tốt nhất.

Mong rằng với những thông tin trên bạn đã có thể phòng và diệt bọ xít đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

>> Cách ngăn ngừa rệp sinh sôi trên giường

>> Cách đuổi kiến ba khoang khỏi nhà vĩnh viễn chẳng dám quay lại

>> Mẹo diệt, đuổi gián ra khỏi nhà chỉ với nguyên liệu có sẵn trong bếp

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bọ xít: Cách diệt trừ bọ xít ngày mưa và sơ cứu khi bị cắn tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *